Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

77 năm ­­một chặng đường vẻ vang!

Hà Anh - 08:06, 03/05/2023

Ngày 3/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ Nội vụ, bao gồm nhiều cơ quan, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số (tiền thân của Ủy ban Dân tộc ngày nay) với nhiệm vụ: “Xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các DTTS trong nước và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam”. Trải qua chặng đường 77 năm phát triển đầy gian nan, vất vả nhưng rất đỗi vẻ vang, chúng ta càng tự hào hơn về những thành tựu, đóng góp của Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc với trọng trách mà Đảng, Bác Hồ đã giao phó.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thăm mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.­­
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thăm mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

Trọng trách vẻ vang

Sau khi Bộ Nội vụ được thành lập, ngày 9/9/1946, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ đã ký Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Nha Dân tộc thiểu số nhằm “nghiên cứu và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến các DTTS trên toàn cõi Việt Nam, để củng cố trên nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam”. Như vậy, chỉ 1 năm sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, cơ quan chuyên trách làm công tác dân tộc đã được thành lập để chăm lo cho đồng bào các DTTS.

Tại thời điểm đó, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Nha Dân tộc thiểu số là mở Trường Đào tạo cán bộ dân tộc mang tên “Nùng Chí Cao”, khóa học đầu tiên tại Hà Nội được Bác Hồ tới thăm. Lớp cán bộ dân tộc do trường đào tạo sau đó tỏa đi khắp cả nước tham gia công tác trên các lĩnh vực, phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Nha Dân tộc thiểu số đã tổ chức thực hiện công tác vận động đồng bào các dân tộc nhận rõ âm mưu chia rẽ của kẻ thù, tập hợp Nhân dân tham gia các tổ chức, đoàn thể, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, bảo vệ cơ sở cách mạng, làm cho vùng dân tộc thực sự là chỗ dựa vững chắc của Đảng và Chính phủ.

Trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các DTTS miền Nam tại Pleiku (năm 1946) có đoạn: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xơ Đăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu giây liên lạc, hai là vì có kẻ xúi giục để chia rẽ chúng ta. Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu các dân tộc. Chính phủ thì có “Nha Dân tộc thiểu số” để săn sóc cho tất cả các đồng bào”...

Trải qua quá trình 77 năm xây dựng và phát triển với mục tiêu chăm lo cho đồng bào các DTTS, Nha Dân tộc thiểu số ngày nào giờ đây đã trở thành Ủy ban Dân tộc - Cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc và miền núi trong phạm vi cả nước. Đồng thời, là cơ quan tham mưu cho Trung ương Đảng, Chính phủ về chủ trương, chính sách đối với vùng DTTS và miền núi.

Kế thừa và phát huy

Kế tục sự nghiệp vẻ vang của Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, các thế hệ cán bộ lãnh đạo, chuyên viên… của Ủy ban Dân tộc đã vượt mọi khó khăn, vất vả, tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm lo cho mọi quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hoá… của đồng bào các DTTS mà Đảng, Bác Hồ đã giao phó.

Theo đó, với chức năng tham mưu cho Chính phủ quyết định các chính sách dân tộc, những năm qua, Ủy ban Dân tộc không chỉ tham gia xây dựng chính sách mà đã chủ trì, phối hợp cùng nhiều bộ, ngành trực tiếp thực hiện chính sách và giúp Chính phủ kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện chính sách dân tộc một cách sát thực, hiệu quả.

Và, một trong những dấu mốc quan trọng của Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc chính là việc đã tham mưu, xây dựng giúp Chính phủ ban hành Nghị định 05/2011/NĐ-CP về lĩnh vực công tác dân tộc. Đây chính là văn bản pháp quy cao nhất, quan trọng nhất được Chính phủ ban hành từ trước tới thời điểm này về công tác dân tộc, với 13 nhóm chính sách và công tác quản lý Nhà nước về dân tộc. Nghị định ra đời đã tạo khuôn khổ pháp lý để thống nhất nhận thức và hành động trong công tác dân tộc.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và ban hành Chương trình hành động để thực hiện.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu cho Chính phủ xây dựng Ðề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trình Quốc hội và đã được Quốc hội phê duyệt thông qua. Ðây là giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm tập trung nguồn lực phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi.

Chuyển biến mạnh mẽ vùng DTTS và miền núi

Từ các chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực không mệt mỏi của ngành Công tác dân tộc suốt nhiều năm qua, đến nay cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng DTTS và miền núi được đầu tư rất cơ bản, khang trang. Từ đó, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và cải thiện đời sống dân sinh của đồng bào các dân tộc...

Nhờ vậy, đến nay, đã có hàng nghìn xã, thôn bản đồng bào DTTS đã ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn 135; hàng trăm xã, thôn bản đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới… Tỷ lệ giảm nghèo trong vùng DTTS qua mỗi năm là rất ấn tượng. Theo đó, tăng trưởng kinh tế tại các địa phương vùng dân tộc và miền núi luôn đạt tỷ lệ 8 - 10%. Công tác xóa đói giảm nghèo đã có nhiều chuyển biến tích cực, không còn hộ đói kinh niên, số hộ nghèo giảm một cách rõ rệt, số hộ khá, giàu ngày một tăng.

Cùng với đó, văn hóa các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn, phát huy; đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào được cải thiện. Việc xây dựng, củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị và chăm lo công tác cán bộ vùng DTTS luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở vùng dân tộc và miền núi ngày càng trưởng thành, gắn bó với Nhân dân, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ… Tình hình an ninh chính trị trong vùng DTTS ngày càng ổn định, các dân tộc đoàn kết gắn bó, cùng nhau giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội...

Với những thành tựu đã đạt được đối với lĩnh vực công tác dân tộc, nhìn lại chặng đường 77 năm đã qua, dẫu lắm gian nan, vất vả nhưng mỗi cán bộ làm công tác dân tộc đều có quyền tự hào vì những đóng góp nhỏ bé của mình đã góp phần không nhỏ làm nên đổi thay tích cực đời sống của đồng bào DTTS và miền núi hôm nay.

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thời sự - Ngọc Ánh - 09:26, 18/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là biểu trưng của lòng thành kính, sự tri ân của Nhân dân ta với công đức các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Hiện nay, cả nước có hơn 1.400 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Trong những ngày này, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 với nhiều nghi thức hoạt động trang nghiêm và phong phú.
Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Xã hội - PV - 09:22, 18/04/2024
Không chỉ đáp ứng nhu cầu về không gian rộng lớn, cảnh quan ấn tượng, Vinhomes Royal Island với những tiện ích sang trọng hàng đầu, còn mang tới những lễ cưới đẳng cấp, tinh tế theo phong cách hoàng gia chưa từng có tại Việt Nam.
Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 09:21, 18/04/2024
Tại Tp. Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu cho 82 đại biểu là Trưởng nhóm Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Xã hội - Nguyễn Đình Hưng - 09:19, 18/04/2024
Vừa qua, tại UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đã diễn Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Mái đá Ngườm lần thứ 5. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai, đại diện Công an tỉnh, lãnh đạo Viện Khảo cổ học Việt Nam, đại biểu Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Địa chất Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa.
Kon Tum: Đề xuất xử lý 15 cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng chết do Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước

Kon Tum: Đề xuất xử lý 15 cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng chết do Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước

Pháp luật - Ngọc Chí - 09:16, 18/04/2024
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kon Tum đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc đề xuất hướng xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước khiến hơn 25 ha rừng bị chết.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Tin tức - Hoàng Thùy - 09:15, 18/04/2024
Ngày 17/4, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp và Đầu tư giữa Ấn Độ và Tây Nguyên. Ông Nguyễn Thiên Văn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk; ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đồng chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Công tác Dân tộc - Lê Hường - Ngọc Lân - 09:12, 18/04/2024
Ngày 17/4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024 cho đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thường xuyên tiếp xúc, làm việc với đồng bào DTTS.
Đăk Tô (Kon Tum): Đốt rẫy cháy lan làm thiệt hại gần 9 ha rừng sản xuất

Đăk Tô (Kon Tum): Đốt rẫy cháy lan làm thiệt hại gần 9 ha rừng sản xuất

Tin tức - Ngọc Chí - 09:11, 18/04/2024
Ngày 17/4, lực lượng chức năng của huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối với chính quyền địa xã Ngọc Tụ tiến hành kiểm tra hiện trường, đánh giá thiệt hại vụ cháy rừng xảy ra ngày 16/4 tại Tiểu khu 286, xã Ngọc Tụ.
Trao 16 giải sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trao 16 giải sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:09, 18/04/2024
Ngày 17/4, Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải cuộc thi sáng tác Tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024) - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khởi công công trình tôn tạo Di tích Khu Trung tâm đề kháng Him Lam, lễ gắn biển đường Phạm Văn Đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khởi công công trình tôn tạo Di tích Khu Trung tâm đề kháng Him Lam, lễ gắn biển đường Phạm Văn Đồng

Thời sự - PV - 19:00, 17/04/2024
Chiều 17/4, tiếp tục chương trình công tác tại Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công công trình bảo tồn, tôn tạo Di tích Khu Trung tâm đề kháng Him Lam, thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Điện Biên Phủ; Lễ gắn biển tuyến đường mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và tuyến đường mang tên Anh hùng Nguyễn Ngọc Bảo tại Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.