Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Bất cập trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp được giao theo Nghị định 02 và Nghị định 163: Đất rừng lại “rơi” vào tay doanh nghiệp (Bài 3)

Khánh Ngân - 14:56, 03/05/2022

Việc giao đất, giao rừng với mục đích chấm dứt nghịch lý “người sống ở rừng nhưng không có đất rừng để sản xuất”, thế nhưng sau khi giao đất, giao rừng theo Nghị định 02 và Nghị định 163, bằng nhiều cách lách luật, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tư nhân..., đã có trong tay hàng trăm, thậm chí hàng ngàn ha đất, còn nhiều hộ đồng bào DTTS, Nhân dân sống ở miền núi lại tiếp tục mất “cần câu cơm” đã được trao!

Có đất rừng sản xuất để trồng keo đã giúp cho nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững
Có đất rừng sản xuất để trồng keo đã giúp cho nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững

Lách luật để “tích tụ” đất

Dùng nhiều mỹ từ như hợp tác, thuê Giấy chứng nhận đất rừng 50 năm, chuyển nhượng… để lách việc cấm mua bán đất rừng. Có những doanh nghiệp đã “tích tụ” cho mình được hàng trăm, thậm chí hàng ngàn ha đất rừng sản xuất.

Theo số liệu tại Báo cáo về tình hình mua, bán, chuyển nhượng đất rừng trái quy định trên địa bàn huyện Quỳ Châu, riêng Công ty cổ phần xanh Nghệ An, đã sở hữu 465 ha tại xã Châu Hạnh.

Cũng theo báo cáo này, Công ty cổ phần xanh Nghệ An còn tiếp tục đến xã Châu Bình (Quỳ Châu) để “thuê, mua, chuyển nhượng đất rừng”, với giá từ 380.000 đồng/ha- 6.000.000 đồng/ha.

Do việc mua bán, chuyển nhượng được thực hiện chui, nên số liệu thống kê không thể đầy đủ. Trên thực tế, số diện tích này có thể cao hơn rất nhiều, bởi những hộ dân đã bán đất không hợp tác, không phối hợp, không kê khai cho đoàn kiểm tra.

Trong khi nhiều hộ đồng bào thiếu đất sản xuất, có những doanh nghiệp, hợp tác xã lại có đến hàng trăm ha đất rừng hiện đang trồng keo, nuôi bò
Trong khi nhiều hộ đồng bào thiếu đất sản xuất, có những doanh nghiệp, hợp tác xã lại có đến hàng trăm ha đất rừng hiện đang trồng keo, nuôi bò

Không chỉ là Công ty cổ phần xanh Nghệ An, hiện Hợp tác xã Nông nghiệp Tâm Phúc cũng đang sở hữu rất nhiều diện tích đất rừng sản xuất. Theo đánh giá của nhiều người dân địa phương, hiện nay hợp tác xã này đang có gần 1 ngàn ha đất rừng trồng keo. Với “chiêu bài” hợp tác, mua bán ngầm, liên kết và hợp tác trồng rừng… với đồng bào DTTS ở xã Châu Phong, hợp tác xã này đã có trong tay nhiều diện tích đất trồng rừng. Ngoài ra, còn có cả diện tích lớn để mở trang trại chăn nuôi bò.

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, một trưởng phòng ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) chia sẻ: Hợp tác trồng trọt, nhưng thực chất đã có sự mua bán ngầm đất rừng giữa hợp tác xã và đồng bào DTTS ở xã Châu Phong.

Không chỉ là doanh nghiệp và hợp tác xã đã nhận mua bán ngầm với đồng bào DTTS. Nhiều hộ gia đình khá giả, có “tầm nhìn” xa hơn cũng đã mua chui, thuê đất, hợp tác… Điều này càng làm cho quỹ đất được cấp cho đồng bào DTTS và bà con sống ở miền núi theo Nghị định 163 bị giảm mạnh.

Xã Châu Bình (Quỳ Châu, Nghệ An) hiện còn 42, 25% số hộ là hộ nghèo, nguyên nhân chính là do đồng bào thiếu đất sản xuất
Xã Châu Bình (Quỳ Châu, Nghệ An) hiện còn 42, 25% số hộ là hộ nghèo, nguyên nhân chính là do đồng bào thiếu đất sản xuất

Tái diễn điệp khúc “ở rừng mà không có đất rừng”

Theo thống kê, Nghệ An có trên 10.038 ha đất lâm nghiệp chuyển nhượng, mua bán trái quy định. Tình trạng này trải rộng trên nhiều huyện miền núi, với tính chất phức tạp. Nếu tính bình quân, mỗi hộ gia đình được cấp 1ha rừng để sản xuất, trồng cây nguyên liệu, thì đã có hơn 10 nghìn hộ gia đình mất đất. Đồng nghĩa, với việc họ đã mất luôn “cần câu cơm” để cứu đói chứ chưa nói đến việc thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Xã Châu Bình (Quỳ Châu, Nghệ An), có 2.300 hộ dân, trong đó 54% dân số là người DTTS. Nghị định 163 đã giao đất với diện tích khoảng 700 ha. Trong đó có 2.500 ha là đất rừng sản xuất. Được giao đất, giao rừng là động lực để đồng bào DTTS có tư liệu sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Thế nhưng, thật đáng buồn là sau khi giao đất đã có nhiều hộ gia đình bán chui đất được cấp. Hiện toàn xã có khoảng 15-20% số hộ không có đất rừng sản xuất để trồng cây lâm nghiệp. Điệp khúc “ở rừng mà không có đất rừng” một lần nữa lại tái diễn.

Ông Lê Văn Toan, Chủ tịch UBND xã Châu Bình chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển: “Hiện Châu Bình đang có 42,25% số hộ là hộ nghèo. Đất lâm nghiệp có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đối với người dân địa phương. Việc không có đất sản xuất, đất lâm nghiệp để trồng rừng, khiến cho nhiều hộ gia đình không thể vươn lên làm kinh tế để thoát nghèo”.

Châu Hạnh (Quỳ Châu), là xã có 90% đồng bào DTTS. Sống ở miền núi, thế nhưng hiện cũng có nhiều hộ không còn đất lâm nghiệp để trồng trọt. Trước đây, khi mới được giao đất giao rừng theo Nghị định 163 và Nghị định 02, Châu Hạnh cũng là địa phương được xác định, là điểm nóng của tình trạng mua bán đất rừng trái phép. Hậu quả là hiện nay, nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS không còn đất rừng sản xuất để trồng cây nguyên liệu, phát triển kinh tế rừng.

Từng là chủ rừng, chủ đất được giao theo Nghị định 02 và Nghị định 163, thế nhưng nhiều lao động là người DTTS, giờ trở thành người vác keo, bóc vỏ keo, trồng keo… thuê cho các công ty, hợp tác xã có đất rừng trồng keo. Câu chuyện “sống ở rừng nhưng không có đất rừng để sản xuất” một lần nữa lại tái diễn.

Đau lòng hơn, do không còn đất rừng sản xuất, nhiều người đã liều mình vào đốt rừng, phá rừng để lấy đất sản xuất. Vô tình trở thành tội phạm phá rừng, đã có những vụ án bị khởi tố hình sự, người vi phạm về Luật bảo vệ rừng đã bị khởi tố.

 Bài toán khó “thiếu đất sản xuất cho người dân miền núi, đồng bào DTTS” một lần nữa buộc chính quyền nhiều địa phương phải tìm cách giải! 

Bài 4: Tháo gỡ bất cập và nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Tin nổi bật trang chủ
U23 châu Á: Việt Nam thua Uzbekistan trong lượt trận cuối bảng D, hẹn gặp Iraq tại Tứ kết

U23 châu Á: Việt Nam thua Uzbekistan trong lượt trận cuối bảng D, hẹn gặp Iraq tại Tứ kết

Thể thao - Hoàng Quý - 10 giây trước
Trong lượt trận thứ 3 bảng D giải U23 châu Á, U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan gặp nhau để cạnh tranh vị trí nhất bảng. Với đẳng cấp hơn hẳn, U23 Uzbekistan đã dễ dàng đánh bại U23 Việt Nam với tỷ số 3-0.
U23 châu Á: Kuwait hạ gục Malaysia trong trận đấu có tới 2 tấm thẻ đỏ

U23 châu Á: Kuwait hạ gục Malaysia trong trận đấu có tới 2 tấm thẻ đỏ

Thể thao - Hoàng Minh - 2 phút trước
Mặc dù chỉ là trận đấu thủ tục khi hai đội đã chính thức bị loại, nhưng những diến biến trên sân lại kịch tính bất ngờ. Chung cuộc, U23 Malaysia đã thất bại trước U23 Kuwait với tỷ số 1-2 và rời giải U23 châu Á với 0 điểm.
Ngoại hạng Anh: Arsenal hủy diệt Chelsea trong trận Derby thành London

Ngoại hạng Anh: Arsenal hủy diệt Chelsea trong trận Derby thành London

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 3 phút trước
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Arsenal đã tiếp đón Chelsea trên sân nhà. Trong trận derby thành London, đội chủ nhà đã đè bẹp đội khách với tỷ số 5-0.
Bình Định: Truy điệu và an táng các liệt sĩ hy sinh tại Cao điểm 174

Bình Định: Truy điệu và an táng các liệt sĩ hy sinh tại Cao điểm 174

Xã hội - T.Nhân - 5 phút trước
Ngày 24/4, tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân (Bình Định) đã diễn ra Lễ truy điệu và an táng các Liệt sĩ Sư đoàn 3 Sao Vàng đã anh dũng hy sinh tại Cao điểm 174.
Khánh Hòa: Tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện về Dự án 8

Khánh Hòa: Tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện về Dự án 8

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 14 phút trước
Ngày 24/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8), thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giáo sư Tô Ngọc Thanh: Người cả đời gắn bó với văn hóa các DTTS vừa qua đời

Giáo sư Tô Ngọc Thanh: Người cả đời gắn bó với văn hóa các DTTS vừa qua đời

Tin tức - Minh Nhật - 16 phút trước
Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh, con trai trưởng của danh họa Tô Ngọc Vân, người cả đời gắn bó với văn hóa các DTTS, vừa qua đời sáng 24/4 tại Hà Nội.
Khánh thành công trình tu bổ khu Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô

Khánh thành công trình tu bổ khu Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô

Tin tức - Thanh Nguyên - 24 phút trước
Ngày 24/4, Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức khánh thành công trình tu bổ khu Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Quảng Nam: Triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo

Quảng Nam: Triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 28 phút trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án 2 - Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Bangladesh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Bangladesh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 30 phút trước
Ngày 24/4, tại Tp. Hạ Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh đã tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Chính phủ Cộng hòa dân chủ Bangladesh Md. Mahbub Hossain cùng Đoàn công tác đang có chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh.
Lý Sơn (Quảng Ngãi): Tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Lý Sơn (Quảng Ngãi): Tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 31 phút trước
Ngày 24/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để tri ân, tưởng nhớ những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.