Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Cảm nhận quanh đèo Sa Mù: Lạc vào chốn "bồng lai tiên cảnh" (Bài cuối)

Thanh Nguyễn - 15:03, 30/05/2022

Nơi đây có những con dốc dài miên man làm mê đắm những phượt thủ; vườn nhân giống cây lan hàng ngàn gốc; những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và đỉnh đèo sương giăng kín, phảng phất quấn quanh các sườn đồi cùng hệ thống hang động, thác nước tuyệt đẹp… khiến cho chúng tôi, và bao du khách lần đầu đến Sa Mù, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) có cảm giác, như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Thác Tà Puồng mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ
Thác Tà Puồng mang vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ

1. Hôm tôi cùng anh bạn vượt đèo, trời trong, nắng đẹp. Từng đám mây sà xuống như đang hôn lên đỉnh đèo. Gió lùa biển mây bồng bềnh trôi dạt xuống ngập ngang lưng đèo. Có lẽ thế nên dân gian đã diễn giải tên gọi Sa Mù, nghĩa là mây mù sa xuống.

Đúng như tên gọi, Sa Mù là xứ sở của mây. Nhưng, ai đã đặt chân đến con đèo này rồi là thấy ngay, sức hấp dẫn của Sa Mù không thuộc về những áng mây trắng quanh năm quần vũ trên đỉnh đèo, mà thuộc về khí hậu. 

Có lẽ, Sa Mù là một trong những vùng có khí hậu núi dễ chịu nhất của Quảng Trị gió Lào bỏng rát. Cũng dễ hiểu thôi, đèo nằm ở độ cao hơn 1.400m, lại là nơi tiếp giáp vùng thời tiết khác nhau của Đông và Tây Trường Sơn. Nền nhiệt dao động trung bình ban ngày từ 18 - 23 độ C, vào ban đêm từ 10 - 15 độ C nên khá lí tưởng cho du lịch.

Sương và mây là là trên cung đường đèo
Sương và mây là là trên cung đường đèo

Đấy là thông số khô khốc nhưng có một điều diễn tả cái khí hậu tuyệt vời ở đây, là những đám rêu màu xanh sẫm mọc dày hai bên lề đường của con đèo. Nếu dưới chân đèo đang nắng gay gắt, thì đến lưng đèo ánh nắng đã dịu hơn. Lên đỉnh đèo sương giăng kín, phảng phất quấn quanh các sườn đồi, lấp kín tầng cây thấp, thành thảm bồng bềnh trôi trên những con dốc.

Có những ngày thời tiết ở Sa Mù hội đủ bốn mùa. Vào sáng sớm, gió núi se lạnh như mùa xuân. Đến trưa, những tia nắng vàng rực rỡ sấy khô những giọt sương, vòm trời trong xanh thì Sa Mù tươi tắn như mùa hạ. Chiều xuống nhiệt độ giảm dần, trời trở gió lành lạnh như mùa thu. Khi đêm xuống, hơi sương dày đặc, khí trời buốt giá như cả một mùa đông vừa trùm xuống Sa Mù.

Khí hậu ở Sa Mù như là chút thơm thảo của một vùng đất khắc nghiệt, mà người ta gọi là “Ô châu ác địa”. Và với những ai lâu nay vẫn sống trong những cơn gió Lào ngùn ngụt nóng rát, có được một nguồn sinh thái mát mẻ xoa dịu, thì như thế đáng để hoan hỉ lắm.

Những con dốc dài miên man ở đèo Sa Mù
Những con dốc dài miên man ở đèo Sa Mù

2. Sa Mù còn khiến bao người “lạc lối” bởi vườn “kì hoa dị thảo” nức tiếng. Một trong những người tiên phong đánh thức tiềm năng của Sa Mù, là ông Trần Ngọc Lân,Giám đốc Sở KHCN tỉnh Quảng Trị. 

Năm 2016, ông Lân mở một cuộc lãm du dọc đường Hồ Chí Minh nhánh tây. Kết quả của chuyến du khảo ấy là Trạm nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ Bắc Hướng Hóa ra đời. Buổi đầu, Trạm phải mượn đất của Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa để ươm lên những củ giống hoa ly đầu tiên trên đỉnh đèo mờ sương. Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, khu vườn với các loài hoa cao cấp, có nguồn gốc nước ngoài, ngay trên mảnh đất gió Lào cát trắng Quảng Trị đã hiện hữu. Để du khách khắp nơi đánh đường tìm về chiêm ngưỡng "lạc lối" tự lúc nào.

Hoa trẩu bung nở trên đèo Sa Mù
Hoa trẩu bung nở trên đèo Sa Mù

Nói về khu nhà kính trồng hoa, nay đã rộng 3ha với 15.000 cây hoa lan hồ điệp, 3.000 chậu hoa cát tường, 2.000 chậu hoa hồng môn, 1.000 chậu hoa đồng tiền, 3.000 cây dâu tây, 2.000 cây cà chua bi quả ngọt, và sắp tới xuống giống 25.000 củ hoa ly, 10.000 củ hoa tuylip... Cứ tưởng thế đã là nhiều, song dưới tán rừng xung quanh Sa Mù, Trạm đã đưa các loại dược liệu quý hiếm như hoa lan kim tuyến, thất diệp nhất chi hoa... để nhân rộng.

Vườn lan công nghệ cao ở Sa Mù
Vườn lan công nghệ cao ở Sa Mù

Từ thành công của vườn hoa trên đỉnh đèo, Trạm đã xây dựng thêm một cơ sở mới ở thôn Hướng Phú xã Hướng Phùng với diện tích 2ha. Mô hình đã mở ra một hướng đi mới thay đổi cuộc sống của đồng bào DTTS ở đây; khi người dân các bản lân cận Sa Mù cũng bắt đầu học trồng hoa.

 Giờ, hoa ở Sa Mù đã thành thương phẩm, thành sản phẩm du lịch. Du khách từ đồng bằng lên, từ mọi miền đất nước đến Quảng Trị đều muốn tìm đến, chỉ vì nghe tiếng vườn hoa ôn đới giữa vùng đất khô cằn nắng nóng.

Trạm nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ Bắc Hướng Hóa trên đỉnh Sa Mù đang thử nghiệm nhiều loại cây mới
Trạm nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ Bắc Hướng Hóa trên đỉnh Sa Mù đang thử nghiệm nhiều loại cây mới

3. Dân phượt xếp đèo Sa Mù vào một trong những con đèo hùng vĩ, xứng đáng để chinh phục một lần trong đời. Lợi thế của đèo Sa Mù là con đường Hồ Chí Minh nhánh tây, chạy vắt qua với chiều dài gần hai chục cây số. Ngay từ đầu dốc, là rừng nguyên sinh và làng du lịch Chênh Vênh; cũng tại thôn này còn có thác Chênh Vênh tuyệt đẹp. 

Lên đến đỉnh đèo là vườn hoa của Trạm nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ Bắc Hướng Hóa. Xuôi đèo đến địa phận xã Hướng Việt, là dòng Sê Băng Hiêng cùng hệ thống hang động Tà Puồng, thác nước Tà Puồng, hang động Brai. Chưa kể, những thung lũng mây, sương mù và cảnh sắc nên thơ của núi rừng tây Quảng Trị cũng rất khó “cưỡng”.

Hoa dã quỳ vàng ruộm trên đường Hồ Chí Minh nhánh tây đoạn qua xã Hướng Linh và Hướng Phùng
Hoa dã quỳ vàng ruộm trên đường Hồ Chí Minh nhánh tây đoạn qua xã Hướng Linh và Hướng Phùng

Trước khi đặt chân đến những thắng cảnh kể trên, tôi đã đi qua con đường ngập đầy màu vàng của hoa dã quỳ ở Hướng Phùng. Những người yêu hoa, yêu du lịch nơi đây đang dần hiện thực giấc mơ 60 vạn bước đường hoa, tại một số điểm ở Hướng Phùng và khu vực chân đèo Sa Mù đến lối vào thác Chênh Vênh.

Ở đèo Sa Mù, khu nhà vườn nghỉ dưỡng Bungalow 5 Mùa, ở bản Xa Ry, xã Hướng Phùng, khiến bao người khát khao tìm đến. 

Nói một chút về Bungalow, đây là một loại hình nhà nghỉ lưu trú loại nhỏ dành cho du khách, đi kèm các tiện nghi sân vườn rộng rãi thoáng mát. Trên diện tích hơn 2ha đất đồi, chủ nhân người Huế đã quy hoạch thành vườn cà phê, vườn cây ăn trái, vườn hoa phong lan, hoa hồng… và xây dựng các ngôi nhà lưu trú nhỏ nhắn, nhưng đầy đủ tiện nghi dành cho khách du lịch. 

Đến Bungalow, cảm nhận rõ nhất là sự tôn trọng thiên nhiên của ông chủ. Người ta đã không bạt đồi san cây rừng để làm du lịch, mà chỉ giúp cải tạo để chúng trở nên đẹp mắt, ấn tượng hơn với những vật liệu thân thiện với môi trường như gỗ, tre nứa, màu sơn bằng nhựa thông rừng và được bao bọc bởi rẫy cây phê, những khu vườn thơm nồng nàn hoa trái.

Đỉnh Sa Mù được ví như Đà Lạt thứ hai
Đỉnh Sa Mù được ví như Đà Lạt thứ hai

Sa Mù như nàng công chúa ngủ quên trong rừng, đang dần được đánh thức bằng những dự án du lịch. Chính bàn tay con người đang khiến Sa Mù bớt hoang vu.

Rời Sa Mù vào buổi chiều muộn, khi ánh tà dương còn nấn ná bên những tảng mây ngũ sắc cuối trời, chúng tôi xuôi ra Hướng Lập. Cảm giác mát rượi của những đám mây trên đỉnh Sa Mù, rồi khu vườn “kì hoa dị thảo”, những thắng cảnh thiên nhiên… như còn đâu đây khiến anh bạn đi cùng chắc mẩm: phải trở lại để thêm một lần “lạc lối” ở vùng đất đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh này. 

Tin cùng chuyên mục
Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 14 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 14 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 14 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 14 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 14 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 14 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 14 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 14 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 15 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 15 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.