Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chữ và nghĩa: "Ra Tết" và "ra Giêng"

PV - 10:27, 09/02/2022

“Hôm nay, cúng xong ông Công ông Táo là nghỉ rồi. Hẹn mọi người ra Tết ta gặp nhau nhé”; “Mọi việc cuối năm đang quá nhiều thế này thì việc của em chắc ra Giêng người ta mới giải quyết”… Người ta vẫn hay nói với nhau những câu đại loại như thế mỗi khi năm hết Tết đến hay Tết đến Xuân về.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ta thấy cả hai tổ hợp (“ra Tết”, “ra Giêng”) có cấu trúc “ra + X” và cấu trúc này mang một nét nghĩa riêng biệt.

“Ra, vào, lên, xuống” là 4 động từ chuyển động có hướng phổ dụng trong tiếng Việt. Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) phân động từ “ra” thành 10 nét nghĩa, trong đó có nét nghĩa được dùng với cấu trúc “ra + X” này: Dùng chỉ người hay sự vật “qua khỏi một thời gian nào đó, bước sang một đơn vị thời gian mới”. “Thời gian mới” ở đây là “Giêng” (tháng Giêng) và “Tết” (Tết Nguyên đán).

“Khoảng thời gian nào đó” phải “bước qua” là cái mốc đánh dấu hết năm cũ để sang “một đơn vị thời gian mới” là cái Tết dân tộc cổ truyền, là tháng Giêng - tháng đầu năm (Âm lịch) trong tổng số 12 tháng. Khoảng thời gian này, với mỗi người Việt chúng ta là rất đáng nhớ.

Nhưng chiết đoạn thế nào để định vị chính xác thời gian “Tết” và “Giêng”?

Khi ai đó nói: “Ra Tết sẽ tính” thì “ra Tết” được hiểu là “ra ngoài phạm vi Tết”. Theo quan niệm dân gian thì thời gian này sẽ từ 23 tháng Chạp đến mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch). Trong khoảng thời gian này, người ta có thể thêm định ngữ “Tết” vào bất kỳ một ngày nào đó: 23 Tết, 30 Tết, mồng 1 Tết, mồng 10 Tết. Ngày 22, chưa tới ngày cũng ông Công ông Táo (23) dù có tất bật chuẩn bị cho Tết đến mấy nhưng nếu nói “22 Tết” là không ổn. Cũng không ai chấp nhận nếu ai đó nói “11, 12, 13, 14 Tết” hay “15 Tết” (ngày 15 -Rằm tháng Giêng, sang một cái Tết khác: Tết Nguyên tiêu).

Còn khi ai đó nói: “Ra Giêng sẽ tính” thì “ra Giêng” được hàm chỉ “trong phạm vi tháng Giêng”. Tháng này sẽ có 30 ngày (hoặc 29 ngày, nếu tháng thiếu). Như vậy, phải chăng thời gian của tổ hợp “ra Giêng” dài hơn “ra Tết”? Cũng chưa hẳn thế, thời gian “ngoài Tết” có thể rất rộng. Chẳng hạn, nếu ai nói: “Việc ấy cuối tháng Chạp này thế là không lo được rồi. Thôi ta đành phải lên kế hoạch ra ngoài Tết vậy” thì thời gian “ngoài Tết” có thể qua tháng Giêng, kéo tiếp sang tháng 2 và tháng 3 cũng nên.

Chắc nhiều người còn nhớ vở hài kịch “Ra Giêng anh cưới em” có những câu: “Em ơi anh vẫn chờ/ Hữu duyên mà thiên lý ngộ/ Như đôi chim sổ lồng/ Ruộng sạ anh gieo chín vàng bìm bịp nó kêu nước lên/ Ra Giêng anh cưới em”. “Ra giêng anh cưới em” đó là lời hứa, lời ước hẹn. Nếu người nào đó nói như vậy thì chuyện cưới xin kia phải thực hiện “trong phạm vi tháng Giêng” mới đúng lời hứa. Cũng như ai đó nói “Ra Giêng tôi trả nợ”, “Ra Giêng sẽ cất nhà” thì những sự tình này phải diễn ra trong tháng Giêng (chứ không thể “lân” sang tháng nào khác).

Tiếng Việt có cặp trái nghĩa “trong/ ngoài”.“Trong” là “phía sau, so với phía trước, theo một trục định vị được coi là trung tâm”. “Ngoài” là “phía trước, so với phía sau”. Các cặp “trong Tết/ ngoài Tết”, “trong năm/ ngoài năm” cũng được hình thành từ nét nghĩa đối lập “trong/ ngoài” đó. “Ra Tết” tức là “ngoài Tết” (đối lập với “trong Tết”). Nhưng “ra Giêng” (ngoài Giêng) lại không có “trong Giêng”. Cũng bởi khoảng thời gian của Tết bao trùm lên cả năm cũ và năm mới, trong khi tháng Giêng đứng “độc lập” không liên kết.

Ra Giêng và ra Tết

Cứ tưởng là giống nhau

Nhưng nhẩn nha đối chiếu

Ra Tết lại đi sau.

Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện về Dự án 8

Khánh Hòa: Tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện về Dự án 8

Ngày 24/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8), thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
Khánh Hòa: Tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện về Dự án 8

Khánh Hòa: Tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện về Dự án 8

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 7 phút trước
Ngày 24/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8), thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Giáo sư Tô Ngọc Thanh: Người cả đời gắn bó với văn hóa các DTTS vừa qua đời

Giáo sư Tô Ngọc Thanh: Người cả đời gắn bó với văn hóa các DTTS vừa qua đời

Tin tức - Minh Nhật - 9 phút trước
Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh, con trai trưởng của danh họa Tô Ngọc Vân, người cả đời gắn bó với văn hóa các DTTS, vừa qua đời sáng 24/4 tại Hà Nội.
Khánh thành công trình tu bổ khu Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô

Khánh thành công trình tu bổ khu Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô

Tin tức - Thanh Nguyên - 17 phút trước
Ngày 24/4, Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức khánh thành công trình tu bổ khu Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Quảng Nam: Triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo

Quảng Nam: Triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 21 phút trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án 2 - Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Bangladesh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Bangladesh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 23 phút trước
Ngày 24/4, tại Tp. Hạ Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh đã tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Chính phủ Cộng hòa dân chủ Bangladesh Md. Mahbub Hossain cùng Đoàn công tác đang có chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lý Sơn (Quảng Ngãi): Tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Lý Sơn (Quảng Ngãi): Tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 24 phút trước
Ngày 24/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để tri ân, tưởng nhớ những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Bộ Y tế yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa

Bộ Y tế yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa

Tin tức - Thúy Hồng - 29 phút trước
Để giảm thiểu sự cố y khoa và nguy cơ xảy ra sự cố y khoa, nâng cao sự an toàn và hài lòng người bệnh, ngày 24/4, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân lao động

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân lao động

Tin tức - Lê Hường - 30 phút trước
Chiều 24/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa Đại biểu quốc hội với công nhân lao động trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trước Kỳ hợp thứ VII, Quốc hội khóa XV.
Mưa đá trắng đất ở huyện vùng cao Vân Hồ gây thiệt hại lớn cho người dân

Mưa đá trắng đất ở huyện vùng cao Vân Hồ gây thiệt hại lớn cho người dân

Thời sự - PV - 37 phút trước
Vào khoảng 16h chiều 24/4, huyện vùng cao Vân Hồ (tỉnh Sơn La) xuất hiện mưa đá xối xả. Đá rơi phủ trắng cả nương rẫy, đường đi, gây nhiều thiệt hại cho người dân.
Quảng Bình đã chi trả gần 72 tỷ đồng từ trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng

Quảng Bình đã chi trả gần 72 tỷ đồng từ trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng

Kinh tế - Vân Khánh - 40 phút trước
Tính đến giữa tháng 3/2024, Quảng Bình đã chi trả gần 72 tỷ đồng tiền từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ cho các đối tượng hưởng lợi theo quy định tại Nghị định số 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ, đạt hơn 86% kế hoạch năm 2023 được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là chủ rừng được nhận hơn 20 tỉ đồng từ việc bán tín chỉ carbon. Đây là một con số lớn rất ấn tượng của Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.