Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chùa Khmer - "đạo và đời": Nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước (Bài 2)

Hạnh Nguyên - 12:20, 16/08/2022

Không chỉ độc đáo bởi nghệ thuật kiến trúc, hội họa, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, nhiều ngôi chùa Khmer còn in đậm dấu ấn lịch sử cách mạng của phong trào chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cứu nước năm xưa và hôm nay các vị sư sãi, các chùa đang tiếp tục xây dựng, bảo vệ đạo pháp - dân tộc.

Chùa Rạch Giồng, cơ sở nuôi chứa cán bộ cách mạng vừa được công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh
Chùa Rạch Giồng, cơ sở nuôi chứa cán bộ cách mạng vừa được công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nuôi dưỡng lòng yêu nước

Chùa Bôrây Sarây Chum (chùa Ngã Cạy) ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ (Hậu Giang), được xây dựng cách đây hơn 300 năm, bằng tre, lá, là nơi để đồng bào Khmer trong vùng tới sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa. Đây là ngôi chùa duy nhất trong tỉnh Hậu Giang có tượng Phật thỉnh về từ Ấn Độ, nên được nhiều phật tử và đồng bào Khmer thăm viếng.

Ông Lâm Ngưm, lục a cha chùa Bôrây Sarây Chum, chia sẻ: Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, các sư sãi và đồng bào Khmer trong vùng đã cùng nhau đào hầm ngay giữa chánh điện của chùa Ngã Cạy để nuôi giấu, cung cấp lương thực cho cán bộ, nơi cán bộ họp để vận động người dân tham gia cách mạng, tiêu diệt địch. Hầm bí mật nay đã được lấp, nhưng trên các bức tường của khu sa la, khu chánh điện vẫn còn những vết đạn địch bắn.

Phát huy truyền thống cách mạng, hôm nay, mọi người lại cùng cố gắng làm việc, trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế. Hiện nhà chùa cũng dành một phần đất bên cạnh nhà tăng lữ để xây 4 phòng học cho điểm trường tiểu học Xà Phiên 2, phục vụ việc học tập cho con em trong khu vực, truyền đạt giáo lý nhà Phật, rèn luyện nhân cách cho con em đồng bào Khmer, tuyên truyền cho người dân các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Ông Lê Hoài Hận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Xà Phiên, cho biết: Chùa Ngã Cạy là một công trình tôn giáo văn hóa - di tích lịch sử của địa phương. Huyện Long Mỹ đã phối hợp với xã làm đường từ đường liên xã dẫn vào chùa dài hơn 1,5 km, rộng 3,5 m để phục vụ người dân Khmer vào chùa làm lễ. Hiện xã đang làm hồ sơ đề nghị huyện công nhận chùa là di tích lịch sử - một địa điểm văn hóa - cách mạng của địa phương.

Ngôi chùa Aranhứt tên Khmer là chùa Wat chô, tọa lạc tại ấp Long An A, thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang), được xây dựng năm 1632. Trải qua thời gian, chùa Aranhứt đã trở thành điểm tựa tinh thần của biết bao thế hệ người Khmer nơi đây. Trong những năm kháng chiến, chùa Aranhứt là nơi nuôi dấu cán bộ cách mạng hoạt động ở địa phương. Cũng vì vậy mà chùa nhiều lần bị giặc đánh phá, nặng nhất là vào năm 1968, khi đế quốc Mỹ ném bom trúng khu vực chính điện, khiến ngôi chùa gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Sau này, phật tử ở khắp nơi đã quyên góp tiền bạc để xây dựng lại chùa. Đến nay, chùa Aranhứt đã khang trang hơn trước rất nhiều với 1 chính điện, 3 tăng xá…, trên diện tích hơn 12.000m2. Cũng giống như nhiều ngôi chùa Khmer khác, chùa Aranhứt có kiểu kiến trúc độc đáo với những nét chạm trổ, điêu khắc đặc trưng của các ngôi chùa Khmer Nam Bộ.

Ngày nay, chùa Aranhứt tiếp tục trở thành nơi sinh hoạt, tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào phật tử Khmer. Ban quản trị chùa luôn cố gắng, lồng ghép tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước để phật tử hiểu rõ và thực hiện tốt.

Nơi che dấu, bảo vệ cán bộ cách mạng

Ấp Sóc là vùng căn cứ cách mạng của huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nơi đây có chùa Ấp Sóc (chùa Bodhiculàmani) được xây dựng cách nay trên 400 năm. Trong hai cuộc kháng chiến, chùa Ấp Sóc là cơ sở họat động bí mật, nơi nuôi chứa, bảo vệ nhiều cán bộ cách mạng và đi đầu trong phong trào đấu tranh chính trị, binh vận, đặc biệt là vai trò của các vị sư sãi giàu lòng yêu nước.

(CHUYÊN ĐỀ DTTG) Chùa Khmer “đạo và đời” gắn kết tình người: Nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước và phát huy truyền thống cách mạng (Bài 2) 1
Chùa Ấp Sóc - Cơ sở nuôi dấu nhiều cán bộ cách mạng

Minh chứng như, trong thời kỳ chống Pháp (những năm 1945 - 1946), bằng uy tín của mình đối với sư sãi, bà con phật tử...,vị sư cả Thạch Kim đã đưa nhiều cán bộ xã về chùa Ấp Sóc nuôi dấu để qua mắt giặc.

Tiếp đến những năm 1948 - 1954, do bọn mật thám lùng sục khắp nơi, nhiều đảng viên trong xã mất liên lạc, các tổ chức chính quyền cách mạng gặp rất nhiều khó khăn, vị sư cả Thạch Yên của chùa, âm thầm cho đào hầm bí mật dưới những bụi tre già khắp khuôn viên chùa để giấu cán bộ. Đặc biệt, sư cả Thạch Yên còn bí mật làm một căn gác trên nóc chính điện để cán bộ có thể lẩn tránh nhiều ngày nếu như giặc vào chùa truy xét. Đây là quyết định táo bạo, bởi chính điện là nơi thờ Phật cũng là chốn hành lễ tôn nghiêm, bất khả xâm phạm.

Được sự che chở của các nhà sư, cơ sở cách mạng tại chùa Ấp Sóc không chỉ an toàn về địa điểm mà còn an toàn về thế trận lòng dân. Đã có nhiều cán bộ cách mạng từ tỉnh đến cơ sở đựơc nuôi dấu tại chùa như đồng chí Nguyễn Đáng (Năm Trung) – nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa V, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cửu Long; đồng chí Hồ Nam (Năm Đạt), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cửu Long; Cụ Maha Sơn – Thông, nguyên Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội khóa VII…

Bên cạnh đó nhà chùa còn vận động quần chúng Nhân dân đóng góp nhiều lúa gạo, tiền bạc, của cải nuôi quân kháng chiến; hiến hàng chục cây dầu cổ thụ, cùng nhiều loại cây khác đóng cừ làm bờ kè, hàn sông đắp cản phục vụ kháng chiến cùng nhiều dụng cụ: mâm, thố, thùng… cho công trường chế tạo vũ khí.

Nhiều lần, địch dùng hỏa lực mạnh để hòng san phẳng ngôi chùa nhằm tiêu diệt cơ sở cách mạng. Nhưng với tinh thần xuất gia không xuất thế, trong lúc Tổ quốc lâm nguy các vị sư chùa Ấp Sóc đã cùng với Nhân dân dũng cảm đấu tranh trên nhiều mặt trận để đẩy lùi âm mưu của kẻ thù.

Xây dựng và bảo vệ đạo pháp - dân tộc

 Chùa Ấp Sóc đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào ngày 3/3/2009.
Chùa Ấp Sóc đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào ngày 3/3/2009.

Tiếp nối truyền thống yêu nước, cách mạng, nhiều năm qua các vị sư sãi trong chùa Ấp Sóc, rất để cao trách nhiệm trong việc tuyên truyền vận động bà con đồng bào phật tử sống "tốt đời, đẹp đạo"; tham gia thực hiện các phong trào do địa phương phát động. Nhà chùa luôn gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và đưa chủ trương, chính sách vào cuộc sống Nhân dân, giúp cho phum sóc được yên vui, người dân yên tâm lao động sản xuất, làm giàu ngay trên chính quê hương giàu truyền thống của mình.

Được biết, chùa Ấp Sóc được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia năm 2009. Đảng và Nhà nước đã ghi nhận những đóng góp quan trọng đó và đã truy tặng, phong tặng những danh hiệu cao quí cho nhiều vị sư sãi chùa Ấp Sóc qua hai cuộc kháng chiến. Riêng sư cả Thạch Yên được Chủ tịch nước tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhì và chùa Ấp Sóc được Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh tặng Giấy khen vì đã có thành tích qua hai thời kỳ kháng chiến và thực hiện tốt công tác xã hội.

Chùa Aranhứt là nơi nuôi dưỡng nhiều cán bộ cách mạng nên thường xuyên bị đánh phá. Năm 1968, khu chánh điện bị bom Mỹ phá hủy hoàn toàn, sau này được xây dựng lại. (Trong ảnh: Một góc khu chánh điện chùa Aranhứt được xây dựng lại)
Chùa Aranhứt là nơi nuôi dưỡng nhiều cán bộ cách mạng nên thường xuyên bị đánh phá. Năm 1968, khu chánh điện bị bom Mỹ phá hủy hoàn toàn, sau này được xây dựng lại. (Trong ảnh: Một góc khu chánh điện chùa Aranhứt được xây dựng lại)

Chùa Rạch Giồng (Chùa Serymengcol), ở xã Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, từng là căn cứ cách mạng, là hậu phương vững chắc hỗ trợ rất nhiều cho phong trào cách mạng tỉnh Cà Mau trong những giai đoạn khó khăn.

Ông Thạch Ngọc Đức ( 81 tuổi), Người có uy tín của ấp 7, xã Tân Lộc Bắc tự hào cho biết: “Qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa đã làm tròn nhiệm vụ giữa “đạo và đời”, còn bây giờ chùa vừa là điểm sinh hoạt tôn giáo vừa là nơi tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào Khmer và phật tử.

Nhiều năm qua, Ban Quản trị chùa đều mở lớp học tiếng Pali, giáo lý và chữ Khmer cho tăng sinh và con em đồng bào phật tử, nhiều học sinh đã được chùa giới thiệu học tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cà Mau. Hiện nay, chùa Rạch Giồng, là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất và lâu đời nhất ở Cà Mau.

Đại đức Hữu Nhiều, trụ trì chùa Rạch Giồng cho biết: "Với trách nhiệm và lòng tự hào ấy, tất cả chúng tôi cần thực hiện thật tốt, thật hiệu quả nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di tích, nhằm đưa tín ngưỡng Phật giáo được thực hiện, trao truyền đúng với ý nghĩa, bản sắc tốt đẹp, đặc sắc vốn có; không để bị làm sai lệch, biến tướng; bị làm tầm thường hóa, thương mại hóa".

Tin cùng chuyên mục
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 13 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Tin tức - Việt Cường - 13 giờ trước
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong thực thi công vụ (Bộ chỉ số KPI). Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT và một số nhà khoa học.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 13 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 13 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 13 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 13 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 13 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 13 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Pháp luật - Như Tâm - 13 giờ trước
Ngày 19/4, Công an Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) triển khai 3 Tổ công tác, đồng loạt tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam các bị can, gồm: Đặng Văn Lĩnh (SN năm 1985); Lê Minh Điệp (SN năm 1991), cùng có địa chỉ thường trú tại Ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) và Đặng Văn Hùng (SN 1981) thường trú Ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) cùng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Phú Quốc phê chuẩn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 14 giờ trước
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai. Để hiểu rõ hơn về cách làm và những kết quả đã đạt được trong triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.