Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Có sự xung đột giữa du lịch và văn hóa đang phát sinh

Hồng Minh - 08:48, 01/07/2022

Sự thay đổi trong nhu cầu du lịch đang ngày trở nên rõ rệt. Mỗi du khách không chỉ đơn thuần là đi du lịch, mà họ còn mong muốn tìm hiểu thêm về văn hóa của địa phương thông qua các lễ hội, không gian văn hóa. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để khai thác những di sản này một cách bền vững? Làm sao để giữ được yếu tố thiêng liêng và những điều cấm kỵ trong văn hóa tâm linh của mỗi dân tộc không bị phá vỡ khi phát triển du lịch?

Hình ảnh khách du lịch tại tháp Chăm tỉnh Ninh Thuận (Ảnh tư liệu)
Hình ảnh khách du lịch tại tháp Chăm tỉnh Ninh Thuận (Ảnh tư liệu)

Xâm phạm điều cấm kỵ

Trong mỗi nghi lễ, không gian văn hóa của mỗi dân tộc đều mang trong mình giá trị tâm linh và yếu tố thiêng liêng. Tưởng chừng những điều đó là bất khả xâm phạm trong mọi hoàn cảnh, thế nhưng khi có tác động từ loại hình du lịch tín ngưỡng, sự cấm kỵ này ở nhiều nơi đã bị phá vỡ.

Đơn cử cho vấn đề trên chính là câu chuyện của anh Sohamin, dân tộc Chăm, thành viên nhóm Mạng lưới Tiên Phong Việt Nam.

Anh Sohamin cho biết, để phát triển du lịch, tỉnh Ninh Thuận đưa di tích tháp Chăm trở thành điểm du lịch trong địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, khi đưa vào khai thác, lại xảy ra mâu thuẫn với quan điểm của người Chăm. Đó là đưa vào làm du lịch, tháp sẽ được mở cửa để du khách vào thăm quan. Nhưng trong tín ngưỡng của người Chăm, cánh cửa trong đền chính chỉ được mở cửa vào ngày lễ và người mở cửa là chức sắc, sư. Điều này khiến cho cộng đồng người Chăm không đồng tình.

Trước vấn đề này, anh Sohamin cho rằng, “Đưa văn hóa vào du lịch trước hết cần phải tôn trọng cộng đồng chứ không phải theo nhu cầu của ai đó cũng như lợi ích của một nhóm ”.

Không chỉ người Chăm gặp phải, mà ở nhiều dân tộc khác, việc đưa các nghi lễ truyền thống vào hoạt động du lịch cũng khiến cộng đồng dân tộc đó băn khoăn. Trong một chuyến công tác đến với dân tộc Lô Lô tỉnh Hà Giang, nhiều cao niên trong vùng từng chia sẻ về tính thiêng của trống đồng trong đời sống của họ.

Được biết, trong văn hóa của người Lô Lô, trống đồng như bảo vật của họ. Họ coi trống đồng là vật linh thiêng. Khi tiếng trống đánh lên như tín hiệu giữa cõi sống và cõi chết, giữa cuộc sống đời thường và thế giới siêu nhiên. Bởi vậy, với người Lô Lô trống đồng là vật kết nối giữa thần linh và con người. Do đó, nó sẽ chỉ được vang lên trong những dịp đặc biệt quan trọng của dân làng: tang tế, lễ cúng thổ thần, lễ tế trời đất và các nghi lễ sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Thế nhưng, với xu hướng du lịch văn hóa phát triển, trống đồng của người Lô Lô đã không còn giới hạn trong bản làng mà trống đồng đã được đem đi để biểu diễn phục vụ du khách...

Trống đồng của dân tộc Lô Lô (Ảnh tư liệu)
Trống đồng của dân tộc Lô Lô (Ảnh tư liệu)

Tôn trọng cộng đồng để phát triển du lịch

Hai câu chuyện trên là ví dụ cụ thể cho bài toán làm sao để giữ được tính thiêng và hài hòa với hiện đại? Thiết nghĩ điều này là rất khó, nhưng không có nghĩa là không làm được.

Ông Dương Văn Thủ, thầy mo ở xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn cho biết, việc biểu diễn các lễ hội, nghi lễ trên sân khấu là điều rất khó với thầy cúng như chúng tôi. Bởi lẽ, lúc đó phải cân bằng giữa việc giữ tính thiêng của nghi lễ mà vẫn bảo đảm được yếu tố sân khấu. 

"Nguyên tắc bắt buộc khi sân khấu hóa các lễ hội, nghi lễ là trước khi biểu diễn phải làm lễ xin các thần linh tại địa phương, sau đó trong quá trình biểu diễn thầy mo không được phép đọc gia phả của thần linh, không được mời các vị thần linh trong lời cúng… Phải như thế mới không phạm húy, không mất đi tính thiêng của lễ hội”, ông Thủ cho biết thêm.

Lễ cưới của người Dao đỏ được tái hiện tại Sa Pa
Lễ cưới của người Dao đỏ được tái hiện tại Sa Pa

Bàn về vấn đề này, TS. Bàn Thị Quỳnh Giao, Viện Văn học, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, du lịch di sản vùng DTTS đã có bước phát triển mạnh mẽ, từ đó có không ít tác động tích cực đến đời sống văn hóa của cộng đồng DTTS. Ví dụ như hiện nay, người Dao ở Sa Pa đã tái hiện một số nghi lễ để thu hút khách du lịch. Việc tái hiện này không chứa yếu tố tâm linh.

“Việc tái hiện những nghi lễ cần phải đảm bảo yếu tố thiêng. Khi tái hiện nên giữ lại nghi lễ có tính thiêng. Chỉ những nghi lễ, không gian văn hóa nào không gắn yếu tố thiêng, thì mở ra để thu hút khách du lịch. Có như thế sẽ bảo đảm được ranh giới giữa phát triển du lịch và bảo tồn giá trị văn hóa”, TS. Bàn Thị Quỳnh Giao nêu quan điểm.

Như vậy, có thể nói, việc vận dụng các di sản văn hóa trong phát triển du lịch cần đảm bảo được giá trị của di sản. Điều này đặt lên vai những người làm du lịch trách nhiệm  quan trọng là làm sao để vừa tạo được những trải nghiệm đúng với mong muốn của khách du lịch trong bối cảnh hiện đại, vừa bảo tồn đúng bản chất những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng mà vẫn mang lại lợi ích về mọi mặt cho các bên liên quan.

Tin cùng chuyên mục
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 14 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 14 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 14 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 14 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 14 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 14 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 14 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 14 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 15 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 15 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.