Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Nhiều vướng mắc cần được giải quyết (Bài 2)

Thanh Hải - 02:20, 19/06/2024

Trong quá trình triển khai các hạng mục đầu tư dành cho người Đan Lai theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã xuất hiện nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ, đặc biệt là tình trạng đến nay nhiều hộ dân được thụ hưởng chính sách chưa được cấp đất ở, đất sản xuất, làm ảnh hưởng đến rất nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển khác.

Một nếp nhà tạm bợ của người Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát - Trong ảnh: các cấp chính quyền huyện Con Cuông, xã Môn Sơn thăm và tặng quà cho người Đan Lai
Còn có rất nhiều hộ dân người Đan Lai đang phải sống trong những căn nhà tạm bợ ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát. (Trong ảnh: Các cấp chính quyền huyện Con Cuông, xã Môn Sơn thăm và tặng quà cho người Đan Lai)

Vướng mắc chính sách, khó thoát nghèo

Trên thực tế đồng bào Đan Lai đã sinh sống từ lâu đời ngay trong vùng lõi Vườn quốc gia (VQG) Pù Mát. Theo báo cáo số 64 ngày 30/5/2023 của UBND xã Môn Sơn về nguồn gốc các hộ tại bản Búng và bản Cò Phạt, đã khẳng định: Vùng đất này người dân đã sử dụng từ năm 1995. Các hộ dân cũng đã sinh sống tập trung thành làng, bản. Trong khi đó, VQG Pù Mát được thành lập ngày 21/5/1997, theo Quyết định số 2150/QĐ/UBND của UBND tỉnh Nghệ An. Đồng thời, UBND tỉnh Nghệ An quyết định thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát  thuộc sự quản lý của Chi cục kiểm lâm tỉnh Nghệ An, thì đã bao trùm luôn diện tích, khoảng không gian mà người Đan Lai đã sinh sống trước đó. Tuy nhiên, đất của các hộ sử dụng làm nhà ở dù đều nằm trong diện tích tổng thể đất của VQG, nhưng đều tách biệt với phần diện tích có rừng của VQG đang quản lý.

Do vướng quy hoạch của VQG nên người Đan Lai không được chia đất ở, đất sản xuất. Trong rất nhiều nội dung hỗ trợ phát triển bền vững người Đan Lai, thì việc chưa được giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… đã “cản trở”, dẫn tới nhiều hạng mục không thể đầu tư, triển khai theo Chương trình MTQG 1719. Điển hình như, hạng mục xây dựng nhà ở, sửa chữa nhà ở, cấp đất sản xuất, cải tạo ruộng nước… không thể thực hiện được.

Số liệu từ UBND xã Môn Sơn cũng cho thấy, trong số 237 hộ dân ở hai bản Búng và Cò Phạt, thì có khoảng hơn 70 hộ có nhu cầu về nhà ở, chiếm 1/3 số hộ sinh sống ở vùng lõi VQG. Những hộ dân này, đang trông ngóng trông từng ngày vào dự án hỗ trợ nhà ở theo Chương trình MTQG 1719.

Ông La Văn Linh - Bí thư Chi bộ bản Cò Phạt tâm tư: "Trong hàng trăm hộ dân này, có rất nhiều hộ cuộc sống vô cùng khó khăn, nhà ở thì tạm bợ, đồ dùng trong nhà không có, làm thì không đủ ăn… Dân chúng tôi mong cấp trên tháo gỡ vướng mắc, cấp đất để yên tâm sinh sống".

Chưa được giao đất và cấp Giấy chứng nhận, đã dẫn đến tâm lý bất an, lo lắng của những cư dân vùng lõi VQG Pù Mát. Để mưu sinh qua ngày, ngoài một phần là diện tích lúa nước, diện tích trồng ngô khai hoang và chăn nuôi trâu, bò; đồng bào Đan Lai đã phát sẻ rừng làm rẫy, thu hái lâm sản phụ, đánh bắt thủy sản trên dòng khe Khặng… 

Cuộc sống vì thế ngày tiếp ngày, tháng tiếp tháng đầy khó khăn, vất vả và bấp bênh. Điều này đúng với thống kê từ UBND xã Môn Sơn, rằng: Gần 100% người dân Đan Lai ở hai bản Môn Sơn và Cò Phạt vẫn đang là hộ nghèo.

Để mưu sinh qua ngày, ngoài một phần là diện tích lúa nước, diện tích trồng ngô khai hoang và chăn nuôi trâu, bò; đồng bào Đan Lai đã phát sẻ rừng làm rẫy, thu hái lâm sản phụ, đánh bắt thủy sản trên dòng khe Khặng…
Để mưu sinh qua ngày, ngoài một phần là diện tích lúa nước, diện tích trồng ngô khai hoang và chăn nuôi trâu, bò, đồng bào Đan Lai đã phát sẻ rừng làm rẫy, thu hái lâm sản phụ, đánh bắt thủy sản trên dòng khe Khặng…

Tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện các chủ trương, chính sách cho đồng bào dân tộc Đan Lai tại vùng lõi VQG, các cấp, ngành ở tỉnh Nghệ An, huyện Con Cuông, VQG đã vào cuộc nghiêm túc, trách nhiệm trong việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp. Tuy nhiên, như lời Chủ tịch UBND huyện Con Cuông Lô Văn Thao thì, do phải đảm bảo thủ tục pháp lý nên việc giao đất, cấp GCNQSD đất cho người dân vẫn chưa xong, kéo theo các chính sách hỗ trợ cho đồng báo chưa thể thực hiện như đã nêu ở trên.

Gỡ khó vì người Đan Lai

Hiện tại, VQG Pù Mát, huyện Con Cuông được UBND tỉnh giao quản lý, sử dụng trên 940.830m2 rừng đặc dụng thuộc các huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương. Diện tích được giao quản lý, bao trùm cả diện tích đất ở và đất sản xuất của đồng bào Đan Lai sinh sống tại 2 bản Búng và Cò Phạt thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.

Trên cơ sở phương án quản lý rừng bền vững VQG giai đoạn 2022 - 2030 được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định 2288/QĐ-UBND ngày 04/8/2022, VQG có 401,32ha đất quy hoạch ngoài lâm nghiệp nằm trên địa bàn huyện Con Cuông. Trong đó, có 360,6ha đất sản xuất và đất ở của đồng bào Đan Lai tại 2 bản Búng và Cò Phạt, xã Môn Sơn và 40,72ha đất tại khu du lịch thác khe Kèm, xã Lục Dạ.

Căn cứ theo phương án quản lý rừng bền vững mà tỉnh Nghệ An phê duyệt; để người dân có đất ở, đất sản xuất ổn định cuộc sống, VQG đã có văn bản số 417/VQG-KL ngày 13/10/2022 về việc tự nguyện trả lại một phần diện tích đất được giao quan lý.

Cụ thể, VQG xin trả một phần diện tích gồm đất ở và đất sản xuất nông nghiệp, hiện đang thuộc quyền quản lý của VQG tại địa bàn xã Môn Sơn, là 360,6ha để UBND tỉnh Nghệ An giao lại cho UBND huyện Con Cuông lập phương án sử dụng đất, giao đất cho các hộ dân Đan Lai tại 2 bản Búng và Cò Phạt thuộc xã Môn Sơn sử dụng.

Sửa chữa nhà ở cho người dân ở vùng lòi VQG Pù Mát
Sửa chữa nhà ở cho người dân ở vùng lõi VQG Pù Mát

Một nỗ lực giải quyết vướng mắc tiếp theo là, ngày 06/3/2024, tại văn bản số 161/TB-UBND, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Văn Đệ, đã kết luận tại cuộc làm việc với VQG Pù Mát rằng, rà soát để đưa 306,6ha đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp và 918,376ha rừng đã được quy hoạch rừng sản xuất do VQG Pù Mát quản lý tại xã Môn Sơn ra khỏi diện tích của VQG quản lý, để bàn giao cho địa phương quản lý, làm cơ sở thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội cho người dân Đan Lai trong thời gian tới.

Để có cơ sở thực hiện các chương trình, dự án, cũng như điều kiện để người dân ổn định cuộc sống, UBND tỉnh Nghệ An đã giao UBND huyện Con Cuông khẩn trương cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan cho Sở TN&MT, Sở NN&PTNT với nhiều nội dung. Đó là, cung cấp hồ sơ trích lục đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính khu đất VQG tự nguyện trả lại một phần diện tích 360,6ha được cấp có thẩm quyền xác lập và phê duyệt.

Ngoài ra, UBND huyện Con Cuông phải phối hợp chặt chẽ Sở TN&MT có phương án sắp xếp, xử lý nhà đất của VQG được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các hồ sơ liên quan khác. Đồng thời, xây dựng phương án quy hoạch đất sản xuất nông, lâm nghiệp và bố trí việc làm để tạo thu nhập ổn định cho người dân, nhằm tránh tác động tiêu cực đến diện tích rừng của VQG.

Những ý kiến chỉ đạo trên, được xem là tương đối quyết liệt, nhưng công tác thu hồi đất, rồi giao cho dân vẫn đang là câu chuyện cần nhiều thời gian và không phải một sớm một chiều...

Tin cùng chuyên mục
"Ốc đảo" Hữu Khuông - một cái nhìn lạc quan về tương lai

"Ốc đảo" Hữu Khuông - một cái nhìn lạc quan về tương lai

Trong chuyến công tác mới đây vào “ốc đảo” Hữu Khuông, một xã thuộc vùng lòng hồ thủy điện bản Vẽ của huyện Tương Dương (Nghệ An), chúng tôi sửng sốt trước những trụ cầu bê tông sừng sững như mọc lên giữa mặt hồ xanh biếc. Hỏi chuyện, mới hay, còn nhiều công trình được Nhà nước quan tâm, đầu tư xây dựng như thế ở vùng đất xa xôi, cách trở này; và hầu hết việc vận chuyển vật tư, thiết bị thi công… qua nhiều chặng đường; bằng thuyền, phà dập dềnh theo sóng nước.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Tin tức - Minh Thu - 16:08, 05/09/2024
Tp. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa phối hợp Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và phường Thảo Điền, An Khánh tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại công viên đường Võ Nguyên Giáp, Tp. Thủ Đức.
Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Giáo dục - Ngọc Thu - 16:06, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội khai trường, thầy và trò phố núi Pleiku (Gia Lai) đã nô nức đón chào năm học mới 2024 - 2025.
Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Pháp luật - Ngọc Thu - 16:02, 05/09/2024
Ngày 5/9, UBND phường Ia Kring (Tp. Pleiku, Gia Lai) có báo cáo nhanh vụ việc một em nhỏ chết chưa rõ nguyên nhân tại số 57 Trần Nhật Duật (phường Ia Kring). Đây là địa điểm được cá nhân mở ra trông coi trẻ khuyết tật có hộ khẩu ở Tp. Pleiku và các huyện.
Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 15:55, 05/09/2024
UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024.
VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 15:53, 05/09/2024
Đô cử Lê Văn Công vừa xuất sắc đem về tấm Huy chương Đồng ở môn cử tạ Paralympic Paris 2024. Đây cũng là chiếc huy chương đầu tiên của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội lần này.
Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3. Hội ngộ trải nghiệm du lịch đất Võ. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Thể thao - Hoàng Minh - 15:50, 05/09/2024
Tạp chí France Football (Pháp) đã chính thức công bố danh sách 30 ứng viên cho cuộc đua Quả bóng Vàng (Ballon D'Or) 2024. Ngoài hai siêu sao Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, danh sách này cũng vắng bóng nhiều hảo thủ tạo ra không ít ý kiến trái chiều.
Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 15:49, 05/09/2024
Trà hoa vàng hay còn có tên gọi khác là chè hoa vàng, kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… có vị ngọt, tính bình, hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Trà hoa vàng có nhiều tác dụng với sức khỏe như thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm căng thẳng và Stress, giảm Cholesterol xấu trong máu, duy trì vẻ đẹp trẻ trung, hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân… Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng mời các bạn tham khảo.
Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Trang địa phương - Xuân Hải - 15:47, 05/09/2024
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, cho biết, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, lượng khách du lịch đến Bắc Ninh ước đạt 60.000 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch ước đạt 42 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Canh tác nông nghiệp thuận lợi với

Canh tác nông nghiệp thuận lợi với "túi khôn" 4.0

Kinh tế - Vĩnh Sơn - 15:45, 05/09/2024
Tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big DATA)... nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Giáo dục - Minh Thu - 15:42, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, các thầy, cô giáo, các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng rất hân hoan chào đón năm học mới với những niềm tin mới.