Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dự án du lịch Cổng Trời Đông Giang: UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo giám sát chặt chẽ (Bài 2)

Minh Ngọc – Dương Nam - 14:37, 23/05/2022

Như Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh, trong quá trình đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang, chủ đầu tư đã xâm hại thô bạo danh thắng Hang Gợp bằng việc bê tông hoá dòng suối Bhơm Lom và thu hẹp dòng chảy tại đây gây phản cảm cho người đến tham quan vãn cảnh. Trước tình hình đó, UBND Quảng Nam đã chỉ đạo giám sát chặt việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai đối với Công ty CP Khu du lịch sinh thái Hang Gợp (thuộc tập đoàn FVG).

Vẻ đẹp tự nhiên của Cổng Trời Đông Giang.
Vẻ đẹp tự nhiên của Cổng Trời Đông Giang.

Địa danh Cổng Trời Đông Giang vốn được ví như tuyệt tác thiên nhiên giữa đại ngàn Trường Sơn với khung cảnh hoang sơ quyến rũ, nhưng với sự can thiệp của chủ đầu tư FVG, lại khiến du khách thất vọng. Trong quá trình đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang, chủ đầu tư đã xâm hại thô bạo danh thắng Hang Gợp bằng việc bê tông hoá dòng suối Bhơm Lom và thu hẹp dòng chảy của suối. Dự án bao gồm các hạng mục: Nơi đón tiếp, nhà điều hành, quảng trường cây xanh, địa điểm bán vé, nhà bia di tích lịch sử, chòi nghỉ chân, đài vọng cảnh, khu xử lý nước thải… Khu du lịch được xây dựng với tiêu chí trở thành tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí kết hợp với bảo tồn văn hóa truyền thống của người Cơ Tu.

Trong quá trình triển khai, dự án đã vấp phải nhiều vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ rừng khiến dư luận quan ngại và Thủ tướng Chính phủ đã từng có chỉ đạo, yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam kiểm tra, làm rõ. Trả lời báo giới, đại diện chủ đầu tư, bà Nguyễn Thị Hương - Giám đốc Khu du lịch Cổng Trời Đông Giang - cho biết thực tế luôn có độ vênh nhất định so với kế hoạch và quyết định xây dựng, kè hoá bê tông 2 bên bờ suối vì tác động của mưa lũ tại đây. “Khi làm dự án, đơn vị luôn để tâm đến tỉ lệ hợp lý của công trình sao cho phù hợp với tiêu chí của khu du lịch, cũng như đúng theo yêu cầu của luật pháp, chứ không thể muốn làm gì cũng được”, bà Hương khẳng định. 

Suối tự nhiên trước khi bị bê tông hóa. (ảnh Lê Trọng Khang).
Dòng suối Bhơm trước khi bị bê tông hóa. (ảnh Lê Trọng Khang).

Theo phía chủ đầu tư, khi xây dựng Khu du lịch này đơn vị cũng cân nhắc rất nhiều khi quyết định việc phải kè 2 bên bờ suối vì qua đợt thiên tai và trận lụt lịch sử năm 2020, gần như toàn bộ những công trình đã xây dựng trước đó đều bị cuốn trôi và hư hỏng nặng, do đó đơn vị đầu tư đã phải điều chỉnh phương án và xin phép để được thi công theo hướng bảo vệ an toàn cho công trình và du khách, tránh các tác động tiêu cực từ những biến động khôn lường của thiên tai. Tuy nhiên, các phương án đặt ra luôn phải đảm bảo yếu tố không xâm hại, làm ảnh hưởng và thay đổi nghiêm trọng tự nhiên vốn có.

Cổng trời Đông Giang mang vẻ đẹp tự nhiên trước khi bị can thiệp thô bạo (ảnh Lê Trọng Khang).
Cổng trời Đông Giang mang vẻ đẹp tự nhiên trước khi bị can thiệp thô bạo (ảnh Lê Trọng Khang).

Trả lời báo giới, ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, chủ trương của địa phương là tập trung phát triển du lịch ở vùng Tây Quảng Nam để kéo giãn du lịch phía Đông lên phía Tây; đồng thời tạo sinh kế cho đồng bào miền núi. Mặc dù vậy, địa phương không ưu tiên thu hút đầu tư bằng mọi giá, mà phải kiểm soát chặt mục đích chuyển đổi đất rừng, nhất là rừng tự nhiên; bảo vệ sự đa dạng, sự nguyên vẹn về văn hóa, lịch sử của đồng bào DTTS.

Trước thông tin phản ánh của báo chí về việc bê tông hóa điểm du lịch này, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiêm kết luận thanh tra về đất đai tại dự án Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang. Đặc biệt, danh thắng Hang Gợp (còn gọi là Cổng Trời) bị thay đổi hiện trạng nghiêm trọng bằng những công trình nhân tạo đục đẽo trên thân danh thắng cùng con đường bê tông xuyên thẳng vào cảnh quan. Không những vậy, dòng suối Bhơm Lom còn bị đổi tên và hàng loạt công trình kiến trúc ngoại lai chia cắt.

Theo đó, tỉnh Quảng Nam thống nhất Kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc chấp hành các quy định pháp luật về đất đai đối với Công ty Cổ phần Khu du lịch sinh thái Hang Gợp tại dự án Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang. Tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty Cổ phần Khu du lịch sinh thái Hang Gợp tập trung hoàn thành các thủ tục liên quan để triển khai thi công hoàn thiện các hạng mục còn lại của giai đoạn 1 và tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2 của dự án để đưa vào hoạt động theo đúng tiến độ đầu tư dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.

Những khối kiến trúc không ăn nhập với vẻ đẹp của tự nhiên vốn có của khu du lịch Công trời Đông Giang
Những khối kiến trúc không ăn nhập với vẻ đẹp tự nhiên vốn có của khu du lịch Cổng trời Đông Giang

Ngoài ra, chủ đầu tư phải phối hợp với UBND huyện Đông Giang thực hiện hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích 22,14 ha đất còn lại (không tính diện tích 17,13 ha đất rừng tự nhiên và 0,07 ha đất di tích trong phạm vi dự án) để đầu tư xây dựng hoàn thành dự án, đảm bảo tiến độ quy định. Đối với diện tích đất rừng tự nhiên trong phạm vi dự án, tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công ty chấp hành thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1026/UBND-KTN ngày 28/02/2019 về việc quản lý diện tích rừng tự nhiên trong khu vực dự án Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang.

Chính quyền tỉnh Quảng Nam cũng đã yêu cầu Sở Tài nguyên môi trường theo dõi, hướng dẫn, giải quyết các thủ tục về đất đai và giám sát việc quản lý, sử dụng đất của Công ty CP Khu du lịch sinh thái Hang Gợp theo đúng quy định; chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kịp thời giải quyết hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị, phản ánh của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng đất của công ty này.

Tin cùng chuyên mục
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 19:24, 23/04/2024
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cho thấy nắng nóng bao trùm cả nước.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 19:20, 23/04/2024
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 19:13, 23/04/2024
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 16:05, 23/04/2024
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Giáo dục - T.Hợp - 13:30, 23/04/2024
Nhằm giúp học sinh làm quen với quy trình đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, theo kế hoạch, từ ngày 24 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:15, 23/04/2024
Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đang thăm chính thức Việt Nam.
Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Thời sự - PV - 11:20, 23/04/2024
Nêu thực tế lái xe chạy đường dài, chạy liên tục mà không dừng dễ căng thẳng, gây ra tai nạn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần phải đầu tư một cách đồng bộ hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 08:01, 23/04/2024
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 07:53, 23/04/2024
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 07:48, 23/04/2024
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.