Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giảm nghèo về dinh dưỡng bắt đầu từ nhận thức

Vân Khánh - 09:00, 02/12/2022

Xóa bỏ tất cả các dạng đói và suy dinh dưỡng đến năm 2030, bảo đảm cho mọi người, đặc biệt là trẻ em có đủ thực phẩm và dinh dưỡng (mọi lúc, mọi nơi) là một trong những mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) mà Việt Nam cam kết thực hiện. Mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng thuộc Chương trình hành động quốc gia “không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025 đã và dang tác động làm thay đổi nhận thức về dinh dưỡng của người dân để hướng tới mục tiêu này.

Mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng góp phần thay đổi nhận thức của người dân về dinh dưỡng. (Trong ảnh: "Cán bộ Hội Phụ nữ Yên Bái hướng dẫn chị em đa dạng dinh dưỡng cho gia đình bằng các cây, con tự nuôi, trồng - Ảnh: TL)
Mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng góp phần thay đổi nhận thức của người dân về dinh dưỡng. (Trong ảnh: "Cán bộ Hội Phụ nữ Yên Bái hướng dẫn chị em đa dạng dinh dưỡng cho gia đình bằng các cây, con tự nuôi, trồng - Ảnh: TL)

Cam kết xóa bỏ nạn đói dinh dưỡng

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tại thời điểm năm 2020, Việt Nam là 1/34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em; đáng chú ý là tình trạng SDD thấp còi ở trẻ em. Hiện, tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam vẫn trên 22%, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 27,1% và Tây Nguyên là 29,8%. Bên cạnh đó, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD ở nhóm DTTS rất ít người còn ở mức cao. Trong đó dân tộc Chứt là 40%, Si La: 21,7%; Bố Y: 35%; La Ha: 20%, Brâu, Rơ Măm: 29,87%; Ơ đu: 12%; Lô Lô: 16,91%.

Để góp phần cải thiện tình trạng SDD ở trẻ em, ngày 12/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình). Chương trình đặt mục tiêu bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam; đồng thời thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 2 (SDG2) do Chính phủ Việt Nam cam kết với Liên Hợp Quốc. Chương trình có 5 nhiệm vụ chính và được thiết kế thành 2 giai đoạn (2018 - 2021 và 2022 - 2025) nhằm tích hợp, gắn kết hài hòa giữa các nội dung để các bộ, ngành, địa phương lồng ghép và triển khai.

Tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Chương trình được tổ chức ở Tp. Thái Nguyên ngày 24/11/2022, ông Vũ Ngọc Huyên - Phó Giám đốc Học viện Nông Nghiệp Việt Nam khẳng định, Chương trình phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững về xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và phát triển bền vững của Việt Nam.

“Sự phù hợp trước hết là địa bàn thực hiện Chương trình là các tỉnh có huyện nghèo, xã khu vực II, III vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đây là nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao cũng như có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao so với bình quân cả nước", ông Huyên cho biết.

Theo báo cáo của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), qua hơn 3 năm thực hiện (2018 - 2021), Chương trình đem lại hiệu quả rõ ràng cho sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân các vùng khó khăn. Đặc biệt, Bộ NN&PTNT cùng các địa phương đã xây dựng được 24 mô hình điểm về tổ chức sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tại 18 tỉnh (16 dự án từ nguồn vốn của Bộ và 8 dự án từ nguồn vốn của địa phương).

Đồng thời, từ 2019 đến hết 2021, Bộ NN&PTNT đã giao cho các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với các địa phương đào tạo được 51 lớp tại 29 tỉnh với số lượng gần 2.000 người người cho lực lượng cán bộ và người dân tham gia thực hiện Chương trình (29 lớp tập huấn cho cán bộ với gần 1.000 học viên và 22 lớp tập huấn cho người dân với 845 học viên).

“Sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình đã góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ và người dân về nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng. Người dân đã nhận thức được việc cần sản xuất để bù đắp việc thiếu hụt dinh dưỡng cho hộ gia đình, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi”, ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn đánh giá.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn, chia sẻ tại Hội nghị sơ kết ngày 24/11/2022.
Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn, chia sẻ tại Hội nghị sơ kết ngày 24/11/2022.

Thay đổi từ nhận thức

Việc thực hiện Chương trình hành động quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025, với nòng cốt là triển khai mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng, đã góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng trên phạm vi cả nước. Theo báo cáo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ được cải thiện, hiện giảm xuống còn 19,6%, chuyển từ mức cao sang mức trung bình theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Theo ông Ma Quang Trung, chuyên gia tư vấn của Chương trình, từ những kết quả của giai đoạn 2018 - 2021, thời gian tới cần tiếp tục nhân rộng mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng.

“Giai đoạn 2022 - 2025, nên tiếp tục xây dựng một số dự án nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng từ nguồn Bộ NN&PTNT ở các tỉnh chưa có dự án điểm của giai đoạn trước. Ngoài ra, ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng cần triển khai 3 - 5 dự án nông nghiệp bào đảm dinh dưỡng, làm cơ sở để mở rộng ra các năm tiếp theo”, ông Trung khuyến nghị.

Theo chuyên gia Ma Quang Trung, Chương trình không có nguồn kinh phí riêng mà phần lớn được thực hiện qua huy động, phân vốn, lồng ghép với các hoạt động của các chương trình, dự án có liên quan khác, như: Nguồn giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, xây dựng nông thôn mới… Do đó, hiệu quả phụ thuộc vào nhận thức và mức độ ưu tiên chính sách của từng Bộ, ngành và địa phương.

“Mục tiêu của Chương trình “Không còn nạn đói” là cam kết chung của quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững SDG2. Vì vậy, cần có quá trình xem xét, chỉ đạo hướng dẫn cụ thể về cơ chế lồng ghép để tối đa hóa các nguồn lực cho Chương trình, đặc biệt là các Chường trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình mang tính cam kết toàn cầu”, ông Trung đề nghị.

Ông Ma Quang Trung, chuyên gia tư vấn của Chương trình chia sẻ tại Hội nghị sơ kết ngày 24/11/2022.
Ông Ma Quang Trung, chuyên gia tư vấn của Chương trình chia sẻ tại Hội nghị sơ kết ngày 24/11/2022.

Đồng quan điểm, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ông Vũ Ngọc Huyên cho rằng, do không có kinh phí độc lập nên nhiều địa phương chưa chú trọng bố trí nguồn lực và con người để tổ chức thực hiện Chương trình. Hơn nữa, hiện vẫn còn thiếu cơ chế lồng ghép các nhiệm vụ của Chương trình “không nạn đói” với các chương trình khác, nhất là 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

“Một khó khăn nữa là hiện nhận thức của cấp ủy và chính quyền cơ sở về nạn đói về dinh dưỡng và Chương trình “Không nạn đói” vẫn chưa đầy đủ. Hiểu biết về vấn đề dinh dưỡng của nông dân còn hạn chế nên ngoài trồng lúa, nhiều người không biết tận dụng đất sản xuất để trồng thêm hoa màu, trái cây... để cải thiện vi chất dinh dưỡng”, ông Huyên cho biết.

Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam khuyến nghị, để tiếp tục giảm nghèo về dinh dưỡng, trong thời gian tới cần phát huy những điểm mạnh, năng lực vốn có và thành công của cộng đồng để xây dựng, nhân rộng mô hình nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng phù hợp với các nguồn lực sẵn có. Đồng thời phát triển nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng theo hướng vận động từ bên trong ra, dựa vào nội lực trước khi tìm kiếm các hỗ trợ từ bên ngoài, liên kết nguồn lực bên trong với môi trường bên ngoài.

Theo báo cáo của Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn, sau khi thực hiện dự án nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng, trẻ dưới 24 tháng tham gia trong các câu lạc bộ dinh dưỡng đều tăng cân với mức tăng trung bình là 0,64 kg, tăng chiều cao trung bình 1,6 cm; trong số đó trẻ ở Lào Cai có mức cải thiện tốt nhất. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cả 3 thể đã có xu hướng giảm ở tất cả các mô hình: Thể nhẹ cân giảm trung bình 1,7%, thấp còi giảm 3,3%, gầy còm giảm 8,1%...

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Khám, chữa bệnh và tư vấn miễn phí cho 40 trẻ bại não

Đắk Lắk: Khám, chữa bệnh và tư vấn miễn phí cho 40 trẻ bại não

Ngày 19/4, Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam tổ chức chương trình nhân đạo “Khám, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não năm 2024”.
Tin nổi bật trang chủ
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 7 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những

Người có uy tín ở Ngọc Lặc- Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Ngọc Lặc là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Do trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS không đồng đều nên việc tổ chức đưa các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào phát động ở cơ sở, xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là rất quan trọng...Và Người có uy tín trên địa bàn là một trong những lực lượng quan trọng góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành "sứ mệnh" này...
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 7 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 7 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 7 giờ trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 8 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 8 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 8 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 8 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.