Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làng giáo viên

Thanh Hải - Nguyễn Hùng - 06:06, 23/11/2022

Những thế hệ đầu tiên của làng, là những công dân tứ xứ lên làm công nhân mỏ than Khe Bố (xã Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) từ những năm 70 của thế kỷ trước, lập nên. Dẫu cuộc sống khốn khó, nhưng chẳng ai nỡ để thế hệ tương lai phải theo kiếp “cha truyền con nối”. Bởi người làng - những công nhân, vẫn ngày ngày nuôi chí lớn, định hướng cháu con, rẽ ngoặt cuộc để trở thành... những người thầy dạy chữ.

Làng Mỏ bên bờ sông Lam
Làng Mỏ bên bờ sông Lam

Niềm tự hào của làng

Làng Mỏ là tên "cúng cơm", nhưng, lâu nay người dân quen gọi làng Mỏ Than, hay “làng giáo viên” hoặc “làng hưu” vì có nhiều người được hưởng lương hưu. Dẫu có rất nhiều tên gọi, nhưng người dân trong làng vẫn thích được dùng cái tên “làng giáo viên”, bởi đó là niềm tự hào.

Trưởng làng, ông Lê Văn Vỹ hồ hởi: Làng tui có 181 hộ, nhưng có những 108 người làm nghề dạy học. Trong đó, có gần 20 người đang là quản lý, hiệu trưởng hoặc hiệu phó các trường trên địa bàn. Có những ngôi trường như Trường tiểu học Tam Quang 1, cả hiệu trưởng lẫn 2 hiệu phó đều là con em làng Mỏ.

108 giáo viên? Tôi hỏi lại và ông Vỹ chắc nịch: Đấy mới là tính những người hiện có hộ khẩu trong làng, chưa kể nhiều trường hợp con em trong làng đi dạy rồi lấy chồng nơi khác hoặc những người ra trường được phân đi dạy xa quê, hiện đã chuyển khẩu. Nếu tính cả thì đông lắm, không xuể đâu. Hầu như nhà nào cũng có ít nhất 1 người làm nghề giáo.

Lâu nay, người ta biết đến huyện Tương Dương là địa bàn heo hút, xa xôi và rất khó khăn ở miền tây xứ Nghệ. Việc đi học đủ đầy đã là rất khó, nói chi đến chuyện theo nghề, theo nghiệp. Thành ra, so với những ngôi làng dưới xuôi thì con số đó là “hàng hiếm”, còn đối với bản làng vùng cao như Tương Dương quả là đáng nể.

Nhớ lại những tháng ngày lập làng, ông Vỹ kể: Làng Mỏ nằm ở tả ngạn sông Lam, dựa lưng vào dãy núi đá sừng sững. Gọi là làng Mỏ bởi, những năm 70 của thế kỷ trước, xí nghiệp khai thác than Khe Bố được đầu tư bài bản, thu hút hàng trăm công nhân trong tỉnh. Do đường sá xa xôi, những công nhân ấy đã đưa cả vợ, con từ quê lên rồi dựng nhà ở doi đất ven sông sinh sống. Nhiều công nhân sau khi về hưu, vì đã quen với cuộc sống rừng núi, cũng quyết định ở lại. Cứ như thế, làng Mỏ dần được hình thành.

Trưởng làng Mỏ cho biết: Ở đây, dường như thế hệ đầu tiên đều là cán bộ, công nhân mỏ than. Còn thế hệ thứ 2 hầu hết đều được bố mẹ định hướng đi làm nghề giáo. Chúng tôi hay gọi vui nhau là “đời công nhân nuôi những ông Đồ” là vì thế.

Ông Đạt là thế hệ đầu tiên của làng Mỏ, có 5 người con gái thì cả 5 đều đi làm giáo viên
Ông Đạt là thế hệ đầu tiên của làng Mỏ, có 5 người con gái thì cả 5 đều đi làm giáo viên

Đến năm 1985, làng Mỏ chính thức được thành lập, với khoảng 50 hộ dân. Ông Phan Văn Đạt, nay đã 74 tuổi, là 1 trong 50 hộ dân đầu tiên của làng. Vợ chồng ông Đạt từ Đô Lương lên định cư ở đây từ năm 1983. Họ có với nhau 5 người con gái thì tất cả hiện là giáo viên. Tính cả con rể, ông Đạt có đến 6 người chọn đi theo nghiệp cầm phấn. Ở làng Mỏ, những gia đình có đến 6 người con làm giáo viên như ông Đạt không hiếm, thậm chí có nhà đến 8 người.

Ông Phan Văn Đạt nhớ lại thời khốn khó, như là một động lực: Là công nhân nhưng lương thấp lắm, không đủ nuôi sống gia đình. Suốt ngày lầm lũi, nhem nhuốc trong hầm than mà không đủ ăn nên ai cũng muốn con cái mình thoát cái cảnh đó. Vì thế mà dù rất cực khổ, nhưng gia đình nào cũng đầu tư, động viên con em cố gắng học hành và định hướng cho các con theo nghề giáo vì nghĩ nó không vất vả như làm mỏ than, lại được trân trọng.

Nhấp ngụm chè xanh nóng hổi, ông Đạt trầm ngâm: Nhiều gia đình phải chạy ăn từng bữa, có thời điểm rau rừng đắp đổi qua ngày nhưng không ai bảo con nghỉ học. Như nhà tôi, có lúc đến 3 cô con gái cùng theo học đại học dưới thành phố Vinh. Con về thăm nhà, hay điện thoại về là giật mình, vì chúng sẽ báo hết tiền. Nhớ lại, vẫn không thể hiểu nổi vì sao chúng tôi lại có thể bám trụ được.

Làng mỏ có 181 hộ nhưng có 108 người làm nghề dạy học
Làng mỏ có 181 hộ nhưng có 108 người làm nghề dạy học

Những ông giáo trường làng

Đầu tư cho con cái đi theo nghề giáo, với hy vọng chính thoát khỏi cảnh làm công nhân mỏ vất vả của bố mẹ, nhưng người làng Mỏ lại không thể ngờ rằng, khi con cái ra trường, nghề giáo viên đi gieo con chữ ở huyện vùng cao Tương Dương lại còn gian nan, vất vả hơn cả làm công nhân mỏ. Cách nay chừng vài chục năm, có nhiều nơi ở huyện Tương Dương còn là vùng đất “lam sơn chướng khí”, đường sá đi lại khổ không nói hết.

Ông Đạt bộc bạch gia cảnh: Con gái đầu nhà tôi, sau khi ra trường được phân về dạy trong huyện, nhưng cách nhà gần 100 km. Khó khăn về phương tiện và đường sá khiến nó mỗi lần đến trường đều phải cuốc bộ. Trong khi đó, đồng lương giáo viên còn thấp hơn cả lương công nhân mỏ nên cũng có chút thất vọng. Nhưng, mấy đứa sau, tôi vẫn định hướng chúng đi theo nghề giáo, vì dù sao đó cũng là một nghề cao quý, được xã hội coi trọng.

Thầy Hoàn hiện là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Quang 1 và cả gia đình có đến 8 chị em đi theo nghề giáo
Thầy Nguyễn Hồng Hoàn hiện là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Quang 1. Gia đình thầy Hoàn có 8 anh chị em theo nghề giáo

Cách nhà ông Đạt một quãng là nhà của thầy Nguyễn Hồng Hoàn. Thầy Hoàn hiện là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Quang 1, còn vợ là Hiệu phó Trường Tiểu học Tam Quang 2 trong xã. Gia đình thầy Hoàn cũng có đến 5 chị em ruột đi theo nghề giáo, tính cả dâu và rể nữa là 8 người. Ngoài ra, thế hệ con cháu cũng đang có 5 người làm giáo viên. Chưa kể, con trai thầy Hoàn cũng đang theo học một trường sư phạm ở Hà Nội.

Tam Quang là xã có hơn 8.000 nhân khẩu, trong đó có 78% là người Thái. Địa phương đã về đích nông thôn mới năm 2017. Toàn xã hiện có 311 người làm nghề giáo vẫn đang làm việc, chưa kể số lượng lớn đã về hưu hoặc chuyển đi nơi khác. Trong đó, làng Mỏ chiếm số lượng đông đảo.

Thầy Hoàn tâm sự: Chị em chúng tôi là những thế hệ thứ 2 ở làng Mỏ đi làm nhà giáo. Bố mẹ tôi chỉ mong con làm nghề giáo viên để bớt vất vả hơn. Nhưng không ngờ nghề này ở vùng cao lại còn khó khăn gấp bội. Có năm, tôi phải mất 4 ngày mới đi được từ nhà đến trường, dù trường nằm trong huyện. Đã hơn 30 năm ra trường, “quăng quật” ở nhiều trường vùng xa, đây mới là năm đầu tiên tôi được về công tác trong xã.

Bà Kha Thị Hiền - Chủ tịch UBND xã Tam Quang, chia sẻ: Đồng lương ít ỏi khiến cuộc sống của những người giáo viên vùng cao này vẫn rất chật vật. Nhưng, điều mà họ luôn cảm thấy hạnh phúc là đã chấp nhận và vượt qua gian khó để gieo chữ và mang được tri thức đến với học sinh vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn.

Con đường đến làng Mỏ đã thuận tiện hơn nhờ có cây cầu vững chãi bắc qua sông Lam từ 10 năm trước. Con em làng Mỏ dù đi đâu thì vẫn nhớ mãi về ngôi làng “nhập cư” nghèo mà hiếu học, khốn khó mà chí lớn. Ở đó, luôn có những ông bố, bà mẹ, cả một đời công nhân lam lũ nhưng chưa bao giờ nguôi khát vọng vì một ngày mai tươi sáng cho con.

Tin cùng chuyên mục
Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Chiều 19/4, Đồn Biên phòng Hương Nguyên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, phối hợp với UBND xã A Roàng và Trường Tiểu học - THCS A Roàng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Đây là đơn vị được chọn làm đơn vị điểm tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Khai mạc Hội thao chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc lần thứ XI, năm 2024

Khai mạc Hội thao chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc lần thứ XI, năm 2024

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 20/4, tại Tp.Quy Nhơn, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đăng cai tổ chức Hội thao lần thứ XI, năm 2024 chào mừng Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Đây cũng là hoạt động thiết thực, thi đua lập thành tích chào mừng Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5); 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 8 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 8 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 8 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 8 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 8 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Pháp luật - Như Tâm - 8 giờ trước
Ngày 19/4, Công an Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) triển khai 3 Tổ công tác, đồng loạt tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam các bị can, gồm: Đặng Văn Lĩnh (SN năm 1985); Lê Minh Điệp (SN năm 1991), cùng có địa chỉ thường trú tại Ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) và Đặng Văn Hùng (SN 1981) thường trú Ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) cùng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Phú Quốc phê chuẩn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai. Để hiểu rõ hơn về cách làm và những kết quả đã đạt được trong triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.