Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông ở Pả Vi - Một điểm đến nhiều ấn tượng

Văn Hoa - 11:30, 28/06/2022

Làng văn hóa (LVH) du lịch cộng đồng dân tộc Mông, xã Pả Vi (Mèo Vạc, Hà Giang) - một không gian mang đậm bản sắc văn hóa Mông hiện đang là điểm du lịch nổi tiếng mà mỗi du khách khi đến Mèo Vạc đều muốn trải nghiệm.

Toàn cảnh Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi (Ảnh Homstay A Sên)
Toàn cảnh Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi (Ảnh Homstay A Sên)

Làm giàu từ du lịch

Những năm gần đây, Mèo Vạc nổi lên là một điểm đến hấp dẫn, bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa các dân tộc đa dạng, các dịch vụ du lịch dần hoàn thiện hơn. Đặc biệt Mèo Vạc có một điểm lưu trú mới tạo được ấn tượng cho du khách khi đến với miền cao nguyên đá, đó chính là LVH du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi.

Xuôi đèo Mã Pí Lèng hùng vĩ, đến địa phận xã Pả Vi, nhìn từ xa, tôi bị choáng ngợp bởi kiến trúc độc đáo từ những ngôi nhà truyền thống dân tộc Mông tại LVH. Sự độc đáo ngay từ cổng với hai chiếc khèn lớn, một biểu tượng cho văn hóa Mông. Từ con đường sạch sẽ được lát bằng đá, hai bên đường trồng cây đào làm cảnh quan, nếu đi vào dịp cuối năm, chắn chắn sẽ là góc chụp ảnh rất đẹp. Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, không gian văn hóa Mông hấp dẫn, kết hợp thêm tiếng nhạc vùng cao khiến cho mỗi người đến đây đều có tâm trạng phấn chấn, vui tươi.

Cổng LVH là hai chiếc khèn lớn, biểu tượng cho văn hóa dân tộc Mông
Cổng LVH là hai chiếc khèn lớn, biểu tượng cho văn hóa dân tộc Mông

Chị Nguyễn Ngân, du khách đến từ Hà Nội bày tỏ, đây là lần đầu tiên chị đến với Mèo Vạc, và chị thực sự ấn tượng với không gian của LVH. Ngôi làng quy hoạch rất bài bản, có nhà văn hóa thôn, nhà trưng bày, có khu sân chơi được dùng làm nơi biểu diễn văn hóa, văn nghệ và tất cả đều theo mẫu truyền thống của người Mông… Đặc biệt là ở đây, góc nào cũng đẹp, giúp cho chị và gia đình có nhiều bức ảnh đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao.

Tại LVH, rất đông khách du lịch tập trung và chụp ảnh ông Già Dóng Lình, 73 tuổi, dân tộc Mông đang mải miết đan những chiếc quẩy tấu, một dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày đặc trưng của người Mông. Ông Lình cho biết, khoảng 2 ngày là ông hoàn thành được 1 chiếc quẩy tấu, bán được khoảng 150 nghìn đồng. Theo ông Lình, giờ tuổi đã cao, đan quẩy tấu ngoài giúp ông có thêm thu nhập còn phục vụ khách du lịch, bởi du khách rất thích các sản phẩm ông làm ra, do đó, ông cảm thấy thêm yêu và tự hào về văn hóa truyền thống dân tộc mình.

Theo ông Già Dóng Lình, đan quẩy tấu không chỉ giúp ông có thu nhập mà còn phục vụ khách du lịch
Theo ông Già Dóng Lình, đan quẩy tấu không chỉ giúp ông có thu nhập mà còn phục vụ khách du lịch

Ngoài ông Lình đan quẩy tấu, còn có nhiều chị em phụ nữ se sợi, dệt vải, đan các sản phẩm thủ công truyền thống. Ấn tượng khác là, trong khuôn viên LVH được bố trí nhiều trò chơi truyền thống, đu dây, bập bênh…; các gian hàng trưng bày các sản vật địa phương và đặc biệt, tất cả nhân viên bán hàng, phục vụ đều mặc bộ trang phục Mông đẹp mắt.

Nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn tại LVH
Nhiều trò chơi dân gian cũng được đưa vào trong các hoạt động của LVH

Đặc biệt, trong làng hiện có 28 gia đình làm homstay kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Các hộ rất chú trọng bày biện, trang trí tạo điểm nhấn đẹp mắt, đậm bản sắc văn hóa Mông ở vùng cao núi đá cho ngôi nhà của mình.

 Để tạo dấu ấn thêm sức hấp dẫn thu hút khách lưu lại địa phương lâu hơn,  thứ 7 hàng tuần, đội văn nghệ của LVH sẽ biểu diễn miễn phí tại nhà cộng đồng thôn. Đặc biệt, LVH còn tổ chức nhiều chương trình, chợ phiên vào các ngày nghỉ lễ của đất nước, lễ hội của huyện, của tỉnh; bày bán nhiều loại sản vật đặc trưng như bánh ngô, mèn mén, thắng cố, thịt nướng, trải ngiệm nấu rượu tại làng, tổ chức gian trưng bày thổ cẩm…

Anh Hoàng Văn Sên, dân tộc Giáy, chủ Homstay A Sên chia sẻ: Homstay của anh được làm từ nguyên liệu chủ yếu là gỗ, mái ngói âm dương, tường rào trước cửa bằng đá xếp, trong nhà có trang trí thêm các vật dụng, dụng cụ lao động, váy hoa người Mông, treo ngô bắp, trồng hoa ngoài sân… Nhờ đó, mà ngày càng nhiều khách du lịch biết đến Homstay của gia đình. 

"Với giá thuê khoảng 400 - 600 nghìn/phòng, tháng cao điểm vào mùa đông, doanh thu khoảng 60 triệu đồng, trừ chi phí lãi được khoảng 25-30 triệu. Nếu khách có nhu cầu xem biểu diễn văn nghệ dân tộc, anh đều nhiệt tình liên hệ đáp ứng yêu cầu cho khách", anh Sên cho biết

Khách du lịch trải nghiệm nghề dệt vải truyền thống người Mông tại LVH (Ảnh Mỹ Yên)
Khách du lịch trải nghiệm nghề dệt vải truyền thống người Mông tại LVH (Ảnh Mỹ Yên)

Sự hỗ trợ đặc biệt

Ông Lương Đình Cảnh, Phó giám đốc Trung tâm văn hoá, thông tin và Du lịch huyện Mèo Vạc, cũng là cơ quan quản lý LVH cho biết, LVH khởi công vào cuối năm 2016 và đi vào hoạt động từ năm 4/2019. 

Nhằm tạo điều kiện, động viên các hộ tham gia kinh doanh du lịch, địa phương đã thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ như: Hỗ trợ mặt bằng 50 năm không lấy phí đối với các hộ dân; hỗ trợ 80 triệu đồng/hộ kinh doanh; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội có cơ chế giảm lãi suất đối với các hộ tham gia kinh doanh dịch vụ tại Làng.

Đồng thời, địa phương thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về nghiệp vụ đón khách du lịch cho các chủ hộ, phục vụ buồng phòng, lễ tân, đầu bếp; Yêu cầu, nhắc nhở hướng dẫn các hộ kinh doanh chú trọng đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kỳ đối với đầu bếp tại các hộ; niêm yết giá các mặt hàng…

Mái ngói âm dương tạo nên nét cổ kính cho LVH.
Mái ngói âm dương tạo nên vẻ đẹp cổ kính cho những ngôi nhà sàn trong LVH.

Ông Nguyễn Văn Lưu, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Mèo Vạc chia sẻ: Những năm gần đây, LVH du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi, được đánh giá là mô hình điển hình trong phát triển du lịch cộng đồng tại huyện biên giới Mèo Vạc, thu hút rất đông khách du lịch tìm đến Mèo Vạc tham quan, nghỉ dưỡng. Hoạt động của LVH đang góp phần quan trọng bảo tồn bản sắc văn hóa; thúc đẩy du lịch địa phương phát triển, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. 

"Kể từ khi LVH hoạt động, doanh thu từ hoạt động, dịch vụ du lịch của huyện tăng đáng kể, từ chỗ đạt vài chục tỷ đồng, đến nay, riêng doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống của huyện đã ước đạt khoảng 130 tỷ đồng/năm", ông Lưu thông tin. 

Tin cùng chuyên mục
Tour du lịch độc đáo thăm làng "cá gỗ"

Tour du lịch độc đáo thăm làng "cá gỗ"

Dù ra mắt vào cuối năm 2023, song tính đến thời điểm hiện tại, sức hút của tour du lịch "Làng cá gỗ - sau ánh hào quang" vẫn chưa hề suy giảm. Về làng Quỳnh Đôi, du khách không chỉ có dịp ghé thăm vùng đất khoa bảng nức tiếng của xứ Nghệ mà còn được lắng nghe giai thoại về con cá gỗ, thấm thía câu chuyện của những người khai ấp lập làng, gian nan đưa thầy về dạy học để duy trì nghiệp đèn sách nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Kinh tế - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Xã hội - PV - 8 giờ trước
Không chỉ đáp ứng nhu cầu về không gian rộng lớn, cảnh quan ấn tượng, Vinhomes Royal Island với những tiện ích sang trọng hàng đầu, còn mang tới những lễ cưới đẳng cấp, tinh tế theo phong cách hoàng gia chưa từng có tại Việt Nam.
Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 8 giờ trước
Tại Tp. Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu cho 82 đại biểu là Trưởng nhóm Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Xã hội - Nguyễn Đình Hưng - 8 giờ trước
Vừa qua, tại UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đã diễn Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Mái đá Ngườm lần thứ 5. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai, đại diện Công an tỉnh, lãnh đạo Viện Khảo cổ học Việt Nam, đại biểu Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Địa chất Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa.
Kon Tum: Đề xuất xử lý 15 cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng chết do Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước

Kon Tum: Đề xuất xử lý 15 cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng chết do Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước

Pháp luật - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kon Tum đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc đề xuất hướng xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước khiến hơn 25 ha rừng bị chết.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Tin tức - Hoàng Thùy - 8 giờ trước
Ngày 17/4, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp và Đầu tư giữa Ấn Độ và Tây Nguyên. Ông Nguyễn Thiên Văn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk; ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đồng chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Công tác Dân tộc - Lê Hường - Ngọc Lân - 8 giờ trước
Ngày 17/4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024 cho đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thường xuyên tiếp xúc, làm việc với đồng bào DTTS.
Trao 16 giải sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trao 16 giải sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 8 giờ trước
Ngày 17/4, Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải cuộc thi sáng tác Tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024) - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn.
Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Kinh tế - Minh Thu - 16:10, 17/04/2024
Theo dự báo của ngành chức năng, năm 2024, xuất khẩu trái cây của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhiều thị trường khó tính đang mở cửa tiếp nhận. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD, đòi hỏi doanh nghiệp và người dân cần đẩy mạnh liên kết sản xuất để nâng chất lượng trái cây xuất khẩu.
Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Thời sự - Hương Trà - 16:09, 17/04/2024
Cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền… Đó là ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ngày 17/4.