Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nâng cao hiệu quả công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trong giai đoạn mới: Cần một hành lang pháp lý phù hợp

Thúy Hồng - 09:45, 21/04/2022

Trong những năm qua, hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến công tác dân tộc được ban hành nhiều, phủ kín các lĩnh vực, nhưng nhiều văn bản chồng chéo do nhiều chủ thể ban hành, chủ yếu là văn bản dưới luật, hiệu lực pháp lý thấp, kết quả thực hiện còn hạn chế… Do đó, trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng và hoàn thiện luật về lĩnh vực dân tộc nhằm điều chỉnh toàn diện, đầy đủ các chính sách dân tộc, tạo hành lang pháp lý là điều quan trọng, nhằm tiếp tục phát triển vùng DTTS và miền núi.

Hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến công tác dân tộc được ban hành nhiều, phủ kín các lĩnh vực, nhưng nhiều văn bản chồng chéo, hiệu lực pháp lý thấp, kết quả thực hiện còn hạn chế. (Trong ảnh: Khu tái định cư đồng bào dân tộc Cống ở bản Púng Pon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, Điện Biên).
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác dân tộc, cần một hành lang pháp lý phù hợp. (Trong ảnh: Khu tái định cư đồng bào dân tộc Cống ở bản Púng Pon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, Điện Biên).

Nhiều văn bản… nhưng hiệu lực pháp lý chưa cao

Theo rà soát của Ủy ban Dân tộc, hiện nay, tổng số văn bản pháp luật có quy định liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc là 324 văn bản, bao gồm: 6 điều khoản trong Hiến pháp 2013, 85 luật, bộ luật, 5 nghị quyết của Quốc hội, 1 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 52 nghị định của Chính phủ, 11 nghị quyết của Chính phủ, 1 nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 118 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 49 thông tư liên tịch, 2 quyết định của Bộ trưởng.

Tuy nhiên, qua rà soát, Ủy ban Dân tộc phát hiện 10 văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, 19 văn bản có nội dung không còn phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt có 19 chính sách chưa được ghi nhận, hoặc chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật, phần lớn trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, chính sách đặc thù với cán bộ người DTTS, văn hóa, thể thao…

Đơn cử như Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc - văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về lĩnh vực dân tộc cho đến nay, nhưng đã được ban hành từ ngày 14/1/2011 và hiện vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và các chính sách mới liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi được quy định trong các luật gần đây.

Hay đối với lĩnh vực văn hóa, qua rà soát, có 86 Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nội dung liên quan đến công tác dân tộc, trong đó có 39 văn bản có nội dung liên quan đến công tác dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Trong đó có 20 văn bản, dự án để triển khai thực hiện 5 nghị quyết của Quốc hội về chính sách dân tộc.

Cần có một khung hành lang pháp lý cao nhất điều chỉnh thống nhất các chính sách dân tộc, để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển thực sự bền vững
Điều chỉnh thống nhất các chính sách dân tộc, góp phần đưa vùng đồng bào DTTS và miền núi tiếp tục phát triển bền vững

Tuy nhiên, theo bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có liên quan đến công tác dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch vẫn còn có những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, khó khăn như: Lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc chưa có Luật, Pháp lệnh để điều chỉnh, gây khó khăn cho việc xây dựng khung pháp lý làm cơ sở thực hiện công tác dân tộc; các quy định liên quan đến công tác dân tộc trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch hiện nay được quy định tại 1 thông tư và lồng ghép trong các văn bản quy phạm pháp luật của Ngành, thiếu tính hệ thống, văn bản có hiệu lực pháp lý không cao.

Vừa qua (đầu tháng 3/2022), phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, một trong những nguyên nhân trọng yếu, là chúng ta còn thiếu văn bản quy phạm pháp luật ở tầm một đạo luật, điều chỉnh thống nhất các chính sách dân tộc, làm công cụ pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc, chính sách dân tộc.

“Dù hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến công tác dân tộc được ban hành nhiều, phủ kín các lĩnh vực, nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế. Điều này do nhiều chủ thể ban hành, chủ yếu là văn bản dưới luật, hiệu lực pháp lý thấp… dẫn đến hệ thống chính sách dân tộc nằm rải rác ở nhiều văn bản, chưa thể hiện rõ tính chiến lược và chưa có tầm nhìn dài hạn; tính ổn định; tính dự báo và tính khả thi của một số chính sách dân tộc chưa cao. Việc bố trí kinh phí, nguồn lực thực hiện nhiều chính sách chưa đạt được mục tiêu đề ra”, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết.

Cần hoàn thiện khung pháp lý cao nhất

Thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội khóa XIV phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ủy ban Dân tộc đang tích cực rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, gửi Bộ Tư pháp xây dựng báo cáo định hướng Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV những nội dung liên quan đến vùng DTTS và miền núi.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, để bảo đảm công tác dân tộc được thực hiện nhất quán, từ trên xuống, cần phải có khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị cho đến từng cộng đồng, người dân; thống nhất quan điểm, nhận thức về tầm quan trọng của công tác dân tộc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...; từ nhận thức đó phải đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật, đảm bảo thiết thực và phù hợp với địa bàn, đặc điểm sinh hoạt, tập quán của đồng bào DTTS.…

Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang tập trung nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc, làm rõ nội hàm, tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng nhằm điều chỉnh toàn diện, đầy đủ các chính sách dân tộc, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và các quy định của Hiến pháp năm 2013 về dân tộc và chính sách dân tộc. 

Bên cạnh đó, phối hợp tốt với các bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy định.

Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 15 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 15 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 15 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 15 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 15 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 15 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 15 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 15 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 16 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 16 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.