Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ thuật Rô băm Khmer trở lại phục vụ cộng đồng

PV - 10:15, 11/12/2021

Nghệ thuật sân khấu Rô băm của dân tộc Khmer vốn là thể loại kịch múa cung đình của người Khmer xưa, từng phát triển rực rỡ và chi phối đến đời sống tinh thần, tín ngưỡng của họ. Mới đây, trong Tuần lễ “Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” tháng 11-2021, các nghệ nhân Rô băm người Khmer đã có dịp biểu diễn và giao lưu với công chúng về loại hình nghệ thuật còn ít người biết đến này.

Nghệ nhân Lâm Thị Hương và gia đình biểu diễn kịch múa Rô băm đánh chằn tinh tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (tháng 11-2021). Ảnh: TTH
Nghệ nhân Lâm Thị Hương và gia đình biểu diễn kịch múa Rô băm đánh chằn tinh tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (tháng 11-2021). Ảnh: TTH

Nghệ nhân Lâm Thị Hương rạng rỡ trong vai diễn múa đánh chằn - một điệu múa Rô băm truyền thống đã trở thành di sản phi vật thể quốc gia. Trang phục của nhân vật sặc sỡ và chau chuốt tỉ mỉ với chi tiết hình khối và hoa văn đặc trưng của dân tộc Khmer. Bản thân nghệ nhân Lâm Thị Hương là một nghệ sĩ Rô băm xuất thân ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Bà cũng là trưởng đoàn nghệ thuật Rô băm của Bưng Chông, một đoàn nghệ thuật hết sức đặc biệt ở chỗ phát triển theo kết cấu dòng tộc, gia đình. Cũng chính đoàn nghệ thuật này đại diện tiêu biểu trình diễn thuyết phục để nghệ thuật Rô - băm trở thành di sản phi vật thể quốc gia.

Nghệ nhân Lâm Thị Hương cho biết, bà đã hơn 60 tuổi đời và suốt cuộc đời bà say mê với nghệ thuật Rô băm đến mức điệu múa sân khấu này ăn sâu vào tiềm thức của bà. Bà chỉ muốn nhiều người biết đến nó, sức lan tỏa rộng hơn, để Rô băm chiếm lĩnh sân khấu, chiếm lĩnh tâm hồn và đời sống đồng bào Khmer như khi xưa mỗi kỳ lễ hội, tết đón năm mới, tết truyền thống, tết dâng y, dâng hoa, Tết Sen - đôn - ta đều không thể thiếu điệu múa Rô băm tưng bừng. 

Điều đặc biệt là nghệ nhân Lâm Thị Hương cùng cả gia đình mình đã duy trì được đoàn nghệ thuật quy mô dòng tộc của mình gần như cả đời người. Bà là nghệ nhân thứ sáu trong gia tộc có truyền thống múa cung đình sân khấu, nắm giữ tinh túy của nghệ thuật kịch hát Rô băm được truyền lại hết đời này qua đời khác trong vòng hơn 100 năm qua.

Thể loại kịch múa sân khấu có đeo mặt nạ, có dàn nhạc đệm dân ca cổ điển phát triển rực rỡ vào thập niên từ 60 đến 80 của thế kỷ XX. Đã có thời Rô băm nổi bật đến độ cứ nhắc đến dân tộc Khmer là gắn liền với hình ảnh kịch múa sân khấu cổ điển với hình ảnh của Khỉ hanuman, chằn tinh, chim thần, phượng hoàng, rắn... Sân khấu Rô băm dùng ngôn ngữ hình thể của diễn viên trong các điệu múa để diễn lại các điển tích, là tổ hợp nghệ thuật của trang phục, múa, hát, dàn nhạc cụ, kịch bản cổ, dàn dựng sân khấu, mặt nạ... Các điển tích này lại xuất phát từ chuyện thần thoại, truyền thuyết, dã sử của người Khmer theo đạo Phật, đạo Bà-la-môn của người Khmer xưa.

Nghệ thuật Rô băm dùng chính sân khấu để duy trì và truyền lại những triết lý về tôn giáo, giáo dục và đạo lý của đồng bào Khmer. Loại hình nghệ thuật này cũng chính là sản phẩm của trí tuệ, là mảng văn hóa đặc sắc, rực rỡ và riêng có của người Khmer. Kịch múa Rô băm phân chia rõ thiện - ác, trắng - đen, nhân vật đeo mặt nạ là vai ác, vai phản diện, nhân vật không đeo mặt nạ là vai thiện lành mang sứ mệnh chống lại cái ác. Lời thoại cổ trên sân khấu Rô băm thường khó hiểu vì kịch bản diễn cổ dành cho tầng lớp quý tộc.

Trên sâu khấu, các diễn viên không chỉ múa, hát, thoại mà còn biểu diễn hình khối, động tác tay chân đẹp mắt, mỹ thuật và tạo hình đi liền nhau. Ngoài mặt nạ có quy ước riêng, trang phục trên sân khấu của các nhân vật cũng được quy định riêng cho yếm, khăn cổ, yếm trước bụng và sau lưng, bao chân, bao tay có thêu thùa chỉ ngũ sắc, đắp vải trang trí độc đáo. Ngay cả việc chọn thần thái nghệ nhân cho nhân vật phù hợp cũng là nghệ thuật bí truyền của đoàn nghệ thuật. Chỉ cần sai lệch đi thì người xem sẽ nhận ra ngay trật tự có xô lệch, mất hồn cốt và tinh thần của vở kịch múa.

Mặc dù khó và không phải là một bộ môn nghệ thuật phổ thông, dễ học và dễ truyền dạy nhưng nghệ nhân Lâm Thị Hương cùng gia đình đã duy trì biểu diễn nhiều thập kỷ qua. Bà cởi mở và sẵn sàng giao lưu với khán giả để giải đáp các câu hỏi tìm hiểu về loại hình nghệ thuật này. Trên thực tế, các ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ đều bảo trợ cho các đoàn nghệ thuật hoạt động riêng trong chùa. Khi nào có lễ hội và tết dâng y và dâng hoa thì biểu diễn để bà con cùng xem. Tại các vùng có nhiều đồng bào Khmer sinh sống thì các dòng họ lớn đều có riêng đoàn nghệ thuật. Thành viên của đoàn là con em trong dòng họ, gia đình. Những năm gần đây, đời sống bà con dần phát triển, Rô băm trở lại phục vụ cộng đồng. Các dòng họ thuê mướn thầy dạy tốt, các nghệ nhân về để truyền dạy lại cho thế hệ trẻ. Các đoàn kịch múa Rô băm đều được trẻ hóa gồm toàn các thanh thiếu niên. Vào ngày hội lớn, các dòng tộc nổi trống hội và biểu diễn phục vụ bà con chòm xóm, ngay trong phum sóc của mình.

Rô băm rất dễ trở thành một loại kịch múa đường phố để tạo nên không khí lễ hội. Và sự thật thì tại các ngôi chùa, Rô băm đã từ cung đình bước ra sân khấu ngoài trời. Sự dân gian hóa, biến chuyển của loại hình nghệ thuật này xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng một cách tự nhiên. Hơn nữa loại hình nghệ thuật này còn trở thành đặc sản văn hóa độc đáo của một dân tộc có đặc tính cư trú vùng đồng bằng như đồng bào Khmer.

Nghệ thuật Rô băm đã có sự trở lại mạnh mẽ để phục vụ cộng đồng, lan rộng ra trong đời sống của các khu dân cư, vỗ về tinh thần và niềm tin tôn giáo của người Khmer. Đạo lý thiện thắng ác, ánh sáng luôn đẩy lùi bóng tối và thế lực hắc ám luôn sẽ bị tiêu diệt thấm sâu vào đời sống cộng đồng những người Khmer theo đạo Phật. Đó là sự kì diệu của nghệ thuật Rô băm, không chỉ là điệu múa đơn thuần./.

Tin nổi bật trang chủ
U23 châu Á: Việt Nam thua Uzbekistan trong lượt trận cuối bảng D, hẹn gặp Iraq tại Tứ kết

U23 châu Á: Việt Nam thua Uzbekistan trong lượt trận cuối bảng D, hẹn gặp Iraq tại Tứ kết

Thể thao - Hoàng Quý - 21:53, 24/04/2024
Trong lượt trận thứ 3 bảng D giải U23 châu Á, U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan gặp nhau để cạnh tranh vị trí nhất bảng. Với đẳng cấp hơn hẳn, U23 Uzbekistan đã dễ dàng đánh bại U23 Việt Nam với tỷ số 3-0.
U23 châu Á: Kuwait hạ gục Malaysia trong trận đấu có tới 2 tấm thẻ đỏ

U23 châu Á: Kuwait hạ gục Malaysia trong trận đấu có tới 2 tấm thẻ đỏ

Thể thao - Hoàng Minh - 21:51, 24/04/2024
Mặc dù chỉ là trận đấu thủ tục khi hai đội đã chính thức bị loại, nhưng những diến biến trên sân lại kịch tính bất ngờ. Chung cuộc, U23 Malaysia đã thất bại trước U23 Kuwait với tỷ số 1-2 và rời giải U23 châu Á với 0 điểm.
Ngoại hạng Anh: Arsenal hủy diệt Chelsea trong trận Derby thành London

Ngoại hạng Anh: Arsenal hủy diệt Chelsea trong trận Derby thành London

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:50, 24/04/2024
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Arsenal đã tiếp đón Chelsea trên sân nhà. Trong trận derby thành London, đội chủ nhà đã đè bẹp đội khách với tỷ số 5-0.
Bình Định: Truy điệu và an táng các liệt sĩ hy sinh tại Cao điểm 174

Bình Định: Truy điệu và an táng các liệt sĩ hy sinh tại Cao điểm 174

Xã hội - T.Nhân - 21:48, 24/04/2024
Ngày 24/4, tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân (Bình Định) đã diễn ra Lễ truy điệu và an táng các Liệt sĩ Sư đoàn 3 Sao Vàng đã anh dũng hy sinh tại Cao điểm 174.
Khánh Hòa: Tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện về Dự án 8

Khánh Hòa: Tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện về Dự án 8

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 21:39, 24/04/2024
Ngày 24/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tập huấn giảng viên nguồn cấp huyện Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8), thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giáo sư Tô Ngọc Thanh: Người cả đời gắn bó với văn hóa các DTTS vừa qua đời

Giáo sư Tô Ngọc Thanh: Người cả đời gắn bó với văn hóa các DTTS vừa qua đời

Tin tức - Minh Nhật - 21:37, 24/04/2024
Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh, con trai trưởng của danh họa Tô Ngọc Vân, người cả đời gắn bó với văn hóa các DTTS, vừa qua đời sáng 24/4 tại Hà Nội.
Khánh thành công trình tu bổ khu Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô

Khánh thành công trình tu bổ khu Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô

Tin tức - Thanh Nguyên - 21:29, 24/04/2024
Ngày 24/4, Tỉnh đoàn Yên Bái tổ chức khánh thành công trình tu bổ khu Di tích lịch sử Quốc gia đèo Lũng Lô tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn. Đây là một trong những hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Quảng Nam: Triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo

Quảng Nam: Triển khai dự án đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 21:25, 24/04/2024
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án 2 - Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Bangladesh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Bangladesh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 21:23, 24/04/2024
Ngày 24/4, tại Tp. Hạ Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh đã tiếp xã giao Bộ trưởng Nội các Chính phủ Cộng hòa dân chủ Bangladesh Md. Mahbub Hossain cùng Đoàn công tác đang có chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh.
Lý Sơn (Quảng Ngãi): Tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Lý Sơn (Quảng Ngãi): Tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 21:22, 24/04/2024
Ngày 24/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, Lý Sơn (Quảng Ngãi) tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa để tri ân, tưởng nhớ những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.