Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhớ những mùa thị chín

Thạch Bích Ngọc - 15:22, 05/08/2021

Hằng năm, cứ đến tháng bảy âm lịch là những cây thị trong vườn nhà tôi lại bắt đầu bước vào mùa quả chín. Đầu tiên là những quả chín bói, khi phải tinh con mắt lắm mới quan sát thấy những quả thị chín nép mình lấp ló sau các tán lá xanh biêng biếc ở trên cao.

    

Mâm lễ quả cúng ngày rằm tháng bảy
Mâm lễ quả cúng ngày rằm tháng bảy

Miền quê yên ả của tôi hầu như nhà nào cũng trồng thị, nhà ít thì trồng một cây lấy quả để cúng bái, sau đó để ăn chơi. Còn nhà trồng nhiều thì có khi có cả vài, ba, bốn cây với mục đích bán quả.

Gia đình tôi cũng có tới 4 cây thị cổ thụ với đường kính thân cây lên tới cả hơn nửa mét, cao cả vài chục mét, là thành quả mà ông bà nội tôi đã vun trồng từ khi còn trẻ. Nội từng kể về xuất xứ của những cây thị trong vườn nhà, đó là thời thanh niên- lúc nội đi lính, đóng quân ở vùng Cao nguyên đá Hà Giang, thấy trong vườn của một gia đình người đồng bào Mông có cây thị cổ thụ, mùa nào cũng sai lúc lỉu quả. Điều đặc biệt là quả thị cây này to gấp đôi so với giống thị trồng ở đồng bằng. Ông chủ trồng cây thị ấy giải thích rằng, ông lấy giống quý đó từ một cây thị mọc hoang trong rừng sâu mang về chiết ghép với giống thị nhà để cho ra giống thị lai này. Và rồi do mê giống thị quả siêu to nên nội đã xin chủ nhà gần chục quả thị chín mang về lấy hạt nhân giống. Trong số những hạt thị được ươm trồng thì chỉ có 4 cây thị con mọc lên, và từ 4 hạt mầm nhú lên xanh tươi ấy đã cho ra kết quả là 4 cây thị hiện hữu sinh trưởng trong khu vườn nhà tôi cho tới tận ngày hôm nay.

Mùa thị chín (Ảnh minh họa)
Mùa thị chín (Ảnh minh họa)

Suốt quãng thời gian tuổi thơ, lũ trẻ con hàng xóm hay tụ tập dưới những gốc thị nhà tôi để chơi các trò chơi dân gian. Dưới tán lá thị luôn rợp bóng mát. Khi mùa quả chín thì cả không gian ngập tràn một mùi thơm ngào ngạt, khoan khoái, rất dễ chịu. Hương thị chín ùa vào cả những gian phòng ngủ của mỗi gia đình. Chẳng vậy mà mỗi đêm hè trước khi đi ngủ, mẹ luôn nhắc tôi mở toang cánh cửa sổ để cho căn phòng thoáng đãng, đồng thời “đón” hương thị bay vào.

Thích nhất là chị em chúng tôi được sở hữu những quả thị chín màu vàng ruộm, cầm để ngửi hít hà, để chơi khi đan bị bằng sợi rồi thả những quả thị vào đó treo lủng lẳng, xách đi khoe bạn bè… Rồi khi thị chín mềm, màu vàng óng chuyển qua màu xậm là lúc chúng tôi mang thị ra ăn. Thị chín cũng có vị ngọt riêng, rất hấp dẫn. Không chỉ trẻ con mà nhiều người già cũng thích ăn thị bởi theo như mẹ tôi giải thích, trong thành phần thịt của quả thị có chất kích thích tiêu hóa rất tốt, cộng với vài loại vitamin và khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe...

Hít hà hương thơm nồng nàn của quả thị chín
Hít hà hương thơm nồng nàn của quả thị chín (Ảnh minh họa)

Tôi nhớ ngày nội tôi còn khỏe mạnh, hễ thấy những quả thị chín bói đầu tiên là nội lại bắc thang rồi bảo con, cháu leo lên cây hái những quả chín ấy mang xuống, rửa rồi sắp vào đĩa, sau đó đặt ngay ngắn lên bàn thờ để thắp hương khấn ông bà tiên tổ. Nội tôi từng nói với mấy anh chị em chúng tôi rằng: "Quả chín đầu mùa bao giờ cũng phải dành cho ông bà tiên tổ trước, bởi làm như vậy thì mùa sau ông bà tiên tổ mới phù hộ độ trì cho những cây thị sai quả hơn, quả to hơn...".

Sau này, khi ông nội già yếu rồi qua đời thì cha tôi luôn là người kế tiếp công việc khi xưa nội vẫn làm. Cha cũng hái những quả thị chín bói đầu mùa dâng lên bàn thờ để cúng ông bà tiên tổ, cúng nội, sau đó mới hạ lễ xuống phân phát lộc cho mấy anh chị em chúng tôi.

Nhớ những mùa thị chín 3

Mấy anh chị em chúng tôi sau này đều trưởng thành, rời quê lên thành phố học tập rồi lập nghiệp ở phố. Mỗi khi về thăm quê, nhìn những cây thị trong vườn, tôi luôn thầm biết ơn những cây thị nội trồng, bởi mỗi mùa thị chín, mẹ có thêm chút ít tiền khi hái thị mang ra chợ bán. Những đồng tiền gom nhặt từ bán thị, mẹ luôn để dành cho mấy anh chị em chúng tôi mua sách bút, quần áo mới để bước vào năm học mới.

Tháng bảy âm lịch lại về mang theo hương thơm ngào ngạt của những quả thị chín vàng óng ả treo lúc lỉu trên vòm cao, tôi lại nôn nao nhớ quê, hoài niệm về một thời dấu yêu nhiều kỷ niệm bên những gốc thị già và những mùa thị chín.

Tin cùng chuyên mục
Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền… Đó là ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ngày 17/4.
Tin nổi bật trang chủ
Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền… Đó là ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ngày 17/4.
Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Kinh tế - Minh Thu - 16:10, 17/04/2024
Theo dự báo của ngành chức năng, năm 2024, xuất khẩu trái cây của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhiều thị trường khó tính đang mở cửa tiếp nhận. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD, đòi hỏi doanh nghiệp và người dân cần đẩy mạnh liên kết sản xuất để nâng chất lượng trái cây xuất khẩu.
Cúp C1 châu Âu: Ngược dòng đẳng cấp, PSG hạ gục Barcelona, giành vé vào Bán kết

Cúp C1 châu Âu: Ngược dòng đẳng cấp, PSG hạ gục Barcelona, giành vé vào Bán kết

Thể thao - Hoàng Minh - 14:50, 17/04/2024
Dù đã dành lợi thế cực lớn trong trận lượt đi, nhưng Barcelona vẫn để PSG lật ngược thế cờ trong trận lượt về. Thất bại 4-1 ngay trên sân nhà khiến Barcelona đánh mất tấm vé vào vòng Bán kết Cúp C1 châu Âu.
Cúp C1 châu Âu: Rượt đuổi kinh điển, Dortmund đại thắng Atletico Madrid

Cúp C1 châu Âu: Rượt đuổi kinh điển, Dortmund đại thắng Atletico Madrid

Thể thao - Hoàng Minh - 14:48, 17/04/2024
Trong trận lượt đi vòng Tứ kết Cúp C1 châu Âu, Dortmund và Atletico Madrid đã cống hiến cho khán giả một trận đấu hấp dẫn với màn rượt đuổi nghẹt thở cùng 6 bàn thắng được ghi.
Sóc Trăng: Thông qua Nghị quyết về mức hỗ trợ đồng bào vùng DTTS tham gia học xóa mù chữ theo Chương trình MTQG 1719

Sóc Trăng: Thông qua Nghị quyết về mức hỗ trợ đồng bào vùng DTTS tham gia học xóa mù chữ theo Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Như Tâm - 14:44, 17/04/2024
Ngày 17/4, tại kỳ họp thứ 19 ( Chuyên đề), HĐND tỉnh Sóc Trăng đã thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ khuyến khích người dân vùng đồng bào DTTS học tập, xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh cho 43.681 người từ 15 tuổi đến 60 tuổi tại 63 xã vùng đồng bào DTTS chưa biết chữ.
Quảng Nam: Triển khai nhiều sự kiện để kích cầu du lịch 2024

Quảng Nam: Triển khai nhiều sự kiện để kích cầu du lịch 2024

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 14:41, 17/04/2024
Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch năm 2024 với chủ đề “Quảng Nam – Miền xanh Di sản”, sẽ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11/2024. Chương trình gồm 02 giai đoạn: giai đoạn 1 “Quảng Nam – Cảm xúc mùa hè” từ tháng 5 đến tháng 8/2024 và giai đoạn 2 “Mùa vàng xứ Quảng” từ tháng 9 đến hết tháng 11/2024, với nhiều gói sản phẩm du lịch đặc sắc với chính sách giá ưu đãi và các dịch vụ chất lượng phục vụ khách du lịch đến với Quảng Nam.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Bình Định: Tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân - 14:38, 17/04/2024
Với mục đích lựa chọn một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng mỗi địa phương (OCOP) để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu, UBND Bình Định chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Để buôn làng ngày càng đẹp hơn (Bài 1)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Để buôn làng ngày càng đẹp hơn (Bài 1)

Kinh tế - Ngọc Thu - 11:05, 17/04/2024
Với các giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tế từng địa phương, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Gia Lai đã trở thành phong trào sôi nổi rộng khắp, được người dân đồng thuận hưởng ứng tham gia thực hiện để hoàn thành các tiêu chí. Nhờ đó, buôn làng vùng nông thôn đã có chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của người dân được nâng lên.
Bình Định đứng đầu trong 5 địa phương khu vực kinh tế miền Trung về tốc độ tăng trưởng GRDP quý I - 2024

Bình Định đứng đầu trong 5 địa phương khu vực kinh tế miền Trung về tốc độ tăng trưởng GRDP quý I - 2024

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:06, 17/04/2024
Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) của Bình Định quý I – 2024 tăng 6,3% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng xếp thứ 22/63 địa phương cả nước, thứ 7/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và xếp thứ nhất trong 5 địa phương khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bình Định: Phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc lần thứ 3 năm 2024

Bình Định: Phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc lần thứ 3 năm 2024

Giáo dục - T.Nhân - 08:59, 17/04/2024
Ngày 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Quảng Nam: Hiệu quả từ việc lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng NTM

Quảng Nam: Hiệu quả từ việc lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng NTM

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 07:57, 17/04/2024
Xác định nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh việc triển khai phân bổ vốn để thực hiện nhiều chương trình, dự án. Nhờ đó, nhiều địa phương đã đầu tư hỗ trợ sinh kế cho người dân, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo. Đăc biệt, việc lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn giúp các huyện miền núi đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM), làm thay đổi đáng kể diện mạo các thôn làng.