Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những chuyến đi…

Phương Hạ - 19:40, 24/10/2022

Trong khoảng thời gian gần 20 năm gắn bó với Báo Dân tộc và Phát triển và sau lần vào với Tây Nguyên xa xôi đầu tiên, tôi đã có nhiều chuyến đi xa, thậm chí rất xa cả trong và ngoài nước, trong đó có chuyến đi quần đảo Trường Sa để tác nghiệp. Tôi đã học, đã mở mang thêm thật nhiều điều. Những chuyến đi xa đó còn cho tôi thêm thật nhiều người bạn...

Tôi vẫn luôn mong chờ để có những chuyến đi xa như thế
Tôi vẫn luôn mong chờ để có những chuyến đi xa như thế

Tôi nhớ mãi chuyến đi ấy, cho dù thời gian đã trôi qua khá lâu.

Mười tám năm về trước, sau cuộc họp Ban Biên tập triển khai kế hoạch nội dung các số báo theo kế hoạch, tôi được phân công thực hiện bài viết giáo dục cho đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên. Đây hẳn là một đề tài quan trọng. Với tờ báo của Ủy ban Dân tộc, đó càng là vấn đề cần được quan tâm. “Hãy đi và viết cho tốt” – Sau khi giao nhiệm vụ, Tổng Biên tập chỉ dặn tôi một câu ngắn gọn.

Được đến với đại ngàn Tây Nguyên - điều đó hẳn là thích và vui rồi. Tây Nguyên - đó là nơi tôi từng nghe nhiều, nhưng chưa một lần đặt chân tới. Sức hấp dẫn của miền đất đại ngàn hùng vĩ gắn với sử thi Trường ca Đam San, với tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc, với bài thơ Bóng cây Kơ nia của nhà thơ Ngọc Anh, được tỏa thêm qua những giai điệu tha thiết của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, thể hiện tấm lòng thủy chung, tình nghĩa sâu nặng của con người và miền đất Tây Nguyên..., càng như thôi thúc tôi lên đường.

Lắc lư nhiều chục giờ trên đoàn tàu SE1, xuống ga Sài Gòn, ngơ ngác tìm chuyến xe khách cuối cùng để đi tiếp chặng đường 300km với nhiều khúc cua, lên dốc, xuống đèo, tôi cũng đến được cao nguyên Lâm Đồng, lúc 18h chiều....

Bữa cơm tối đơn giản cùng cô bạn tên Châu, làm ở Phòng Chính sách Ban Dân tộc Lâm Đồng, tôi chia sẻ về chuyến đi và sự lúng túng khi chưa chọn được đề tài. Nghe chuyện, cô bạn thốt lên: “Không lo, ở đây có thôn có cả trăm em tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có cả em có trình độ thạc sĩ đấy. Ở vùng đất Tây Nguyên, có thể nhiều nơi người dân có của ăn của để, nhưng để có một “làng đại học” như K’Ming, chắc không có đâu”, Châu nhấn mạnh thêm, phần như muốn giúp tôi an tâm về đề tài, lại phần như sợ tôi đang quá mệt mỏi sau chuyến đi dài sẽ lắc đầu từ chối...

Tôi đã chọn về thôn K’Ming, xã Gung Ré, thị trấn Di Linh, không chỉ để tìm hiểu về đề tài hấp dẫn này, mà còn bởi thôn có tới 98% hộ dân là đồng bào DTTS tại chỗ. Đề tài phù hợp với tôn chỉ, mục đích của tờ Dân tộc và Phát triển. Nội dung lại đúng như định hướng của Ban Biên tập. Tại đây, tôi tận mắt chứng kiến hình ảnh những người phụ nữ Cơ Ho, lưng còng vì gùi củi nặng trên vai, tay dắt con từ cổng trường học. Tôi còn được nghe câu chuyện chân thật, qua những ngôn từ mộc mạc, thậm chí, có lúc tôi phải cố mới có thể hiểu, từ người đàn ông Cơ Ho, tên K’Brèo kể về việc ông đã nuôi nấng thành tài 10 cử nhân làng K’Ming như thế nào; khoe không chỉ ông mà cả thôn làng đã vui mừng đến mức nào trước việc cô con gái thứ tư là Ka Hor vừa nhận bằng thạc sĩ Y khoa và lúc này đã là bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Di Linh... Cái vui của K’Brèo, cái phấn chấn của người dân thôn K’Ming đã khiến tôi vô cùng xúc động và thấy đó như niềm vui của chính mình...

Ông K’Brèo bộc bạch, vợ ông là giáo viên trường làng, còn ông là y tá, thu nhập chẳng đáng là bao. Vợ chồng ông không có đất vườn để làm kinh tế, lại đông con nên cuộc sống gia đình thuộc diện nghèo khó trong xã. Do vậy, vợ chồng ông quyết tâm, dù khổ cực đến đâu, cũng phải cho con ăn học đến cùng, bởi chỉ có học thì các con ông mới thoát nghèo khổ, ông nói.

Tôi còn nhớ, sau buổi tìm hiểu thực tế và lấy thông tin, tôi đã viết bài báo đó rất nhanh; viết trong dạt dào cảm xúc; viết về thôn K’Ming, về nhân vật K’Brèo như đang viết về quê hương, người thân của mình với niềm vui như chưa từng gặp.

Tự tôi biết, năng lực chuyên môn chỉ là một phần. Điều quyết định còn là tìm được câu chuyện độc đáo – điều mà các thầy trong trường báo và các đồng nghiệp đàn anh gọi là tính phát hiện. Nếu không có tính phát hiện, bài báo vẫn có thể được đăng, vẫn sẽ có người đọc, nhưng rồi nó sẽ nhạt nhòa vào cả trăm, nghìn bài báo khác.

Đã dấn thân vào nghề báo, ai chẳng mong viết được những bài báo được bạn đọc đón nhận, ghi nhận để tự mình có thể lấy đó như niềm động viên, coi đó là thành công nho nhỏ. Bài báo “Thôn cử nhân K’Ming” tôi viết, sau đó được gửi dự cuộc thi ấn phẩm viết về đề tài vùng DTTS và miền núi, do Ủy ban Dân tộc phát động, và đạt giải B. Không phải giải cao, nhưng với tôi, nó là niềm động viên quan trọng trong những ngày đầu đến với Báo Dân tộc và Phát triển.

Những năm sau này, trên hành trình tác nghiệp báo chí, tôi cứ nhiều lần tự hỏi: Cái gì làm nên kết quả cho một bài báo. Và tự trả lời: Đầu tiên, phải là gần gũi, bám sát cơ sở. Nhà báo phải thoát ra khỏi phòng lạnh. Nhà báo phải dấn thân. Một cơ quan báo giàu tính chuyên nghiệp không có chỗ cho những người ưa nhàn nhã. Trở lại câu chuyện trước đây 18 năm của chuyến đi Tây Nguyên đầu tiên, nếu lúc đó tôi ngần ngại, tôi đã lỡ một câu chuyện, lỡ một phát hiện. Nói cách khác, tôi đã không may mắn được biết và viết về “Thôn cử nhân K’Ming” của đồng bào DTTS, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn lại dám và có khát vọng về học hành và đã có tới cả trăm em là cử nhân.

Phát hiện sự kiện, tìm được câu chuyện hay là có một nửa của thành công. Nhưng quan trọng hơn, việc gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp với những con người cụ thể, chân thật, sinh động nơi đại ngàn Tây Nguyên đó, đã cho tôi rất nhiều cảm xúc. Cảm xúc về con người; về vùng đất; về số phận; về những tấm lòng nhân hậu; về sự cần cù, chất phác của những con người mà thoạt nhìn có nghĩ thể hời hợt về họ. Hời hợt nên không biết rằng, đằng sau cái vẻ thô ráp, thậm chí có phần hoang dã của họ, là những phẩm chất đáng khâm phục...

Có người cho rằng, nghề báo cần phải tiết chế cảm xúc để giữ được tính khách quan. Điều đó có thể đúng. Nhưng bằng kinh nghiệm, trải nghiệm của những chuyến đi tác nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi, tôi còn nghiệm ra rằng, tính khách quan trong nghề báo là yêu cầu quan trọng hàng đầu. Nhưng nếu tính khách quan đó chỉ được neo giữ bằng những con chữ, ngôn từ lạnh lùng, thì liệu những bài báo đó có thể lan tỏa, ngấm sâu vào người đọc và xã hội?

Vùng DTTS và miền núi, sắc màu từ 53 DTTS… là mảnh đất mà nhà báo dẫu tìm hiểu, khai thác, khám phá suốt đời, vẫn là bất tận. Vậy mà thời gian qua, không ít người, nhân danh “làm truyền thông” (?) dám tùy tiện đưa thông tin, hình ảnh về đồng bào DTTS một cách thô thiển, sai lệch, thậm chí phi văn hóa. Cách làm đó không chỉ khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ, mà còn làm tổn thương người DTTS, tác động tiêu cực đến công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Cùng với sai, còn là sự ấu trĩ. Ví như khi nhắc về già làng, Người có uy tín, không ít người làm báo thiếu thực tế, xa cơ sở vẫn còn hình dung, đó là những người già nua, sống khắc nghiệt ở vùng miền núi lạc hậu... Thực tế thời nay đã khác. Nhiều người trẻ tuổi được tôn vinh là già làng, Người có uy tín. Thậm chí, có vị “già làng”, “Người có uy tín” chẳng khác trí thức miền xuôi, nhạy bén với thời cuộc; cập nhật thời sự trong nước và quốc tế; thành thạo vi tính, không thể sống thiếu thiết bị cầm tay thông minh...

Khác chăng, bên trong cái hình thức đó là họ vẫn nguyên vẹn hồn cốt của núi rừng. Suy nghĩ của họ gắn với cây, với rừng, với sông, với suối. Tâm hồn họ luôn da diết, thiết tha, văng vẳng âm hưởng những làn điệu dân ca, những đêm khan, những tiếng chiêng, tiếng đàn tính réo rắt, tiếng khèn và kèn môi dặt dìu…

Chính thế, người làm báo cho đồng bào dân tộc phải thay đổi về tư duy, nâng cao kiến thức, bổ sung kỹ năng tác nghiệp... Chỉ có như thế và khi đó, nhà báo mới có thể khiến bà con thật sự mở lòng. Vì vậy, những chuyến đi, đến, sống, ở lại, tham gia các sinh hoạt trực tiếp với bản làng của người làm báo, làm truyền thông thời nay là vô cùng quan trọng. Không chỉ để lấy thông tin, tài liệu phục vụ cho tác nghiệp, đó có thể coi là những chuyến đi để học, để mở mang kiến thức.

Trong khoảng thời gian gần 20 năm gắn bó với Báo Dân tộc và Phát triển và sau lần vào với Tây Nguyên xa xôi đầu tiên, tôi đã có nhiều chuyến đi xa, thậm chí rất xa cả trong và ngoài nước, trong đó có chuyến đi quần đảo Trường Sa để tác nghiệp. Tôi đã học, đã mở mang thêm thật nhiều điều. Những chuyến đi xa đó còn cho tôi thêm thật nhiều người bạn...

Tận hôm nay, tôi vẫn mong, vẫn chờ để được có thêm những chuyến đi xa như thế…

Tin cùng chuyên mục
Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Tôi đã gặp ở Con Cuông những đêm hội rượu cần chếnh choáng men say. Tôi cũng đã gặp ở Con Cuông những đêm giã bạn bên ánh lửa nồng nàn trong mắt, cuốn hút và mời mọc… Đêm nay, tôi cũng đã bắt gặp lại những điều như thế và còn hơn thế ở “Điểm hẹn Nàng Màn”.
Tin nổi bật trang chủ
Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, chiều 19/4, tại Hà Nội.
Hàng chục hecta lúa chết ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân

Hàng chục hecta lúa chết ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân

Tiếng nói từ cơ sở - Trí Phương - 2 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, cánh đồng lúa rộng hàng chục hecta của khoảng 70 hộ dân gần khu công nghiệp Bắc Tiền Phong ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bỗng dưng bị nhiễm mặn, lúa chết hàng loạt, ảnh hưởng đến lớn đến sinh kế của người dân.
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 2 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Tin tức - Việt Cường - 2 giờ trước
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong thực thi công vụ (Bộ chỉ số KPI). Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT và một số nhà khoa học.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 2 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 2 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.