Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Tôi đã gặp ở Con Cuông những đêm hội rượu cần chếnh choáng men say. Tôi cũng đã gặp ở Con Cuông những đêm giã bạn bên ánh lửa nồng nàn trong mắt, cuốn hút và mời mọc… Đêm nay, tôi cũng đã bắt gặp lại những điều như thế và còn hơn thế ở “Điểm hẹn Nàng Màn”.
Lịch sử dưới lòng hồ Kẻ Gỗ

Lịch sử dưới lòng hồ Kẻ Gỗ

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 08:20, 30/01/2024
Không chỉ là công trình đại thủy nông lớn nhất Bắc Trung Bộ, là điểm nhấn trên hành trình du lịch trải nghiệm…mà ẩn sâu dưới làn nước trong xanh của hồ Kẻ Gỗ còn là khúc bi tráng về những lát cắt lịch sử không thể nào quên.
Du lịch vùng đồng bào DTTS ở Quảng Bình đang “cất cánh”

Du lịch vùng đồng bào DTTS ở Quảng Bình đang “cất cánh”

Phóng sự - Phạm Tiến - 03:19, 29/01/2024
Dãy Trường Sơn hùng vỹ chạy dọc tuyến biên giới Việt-Lào đoạn qua địa phận Quảng Bình có nhiều danh thắng nổi tiếng như Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng; Suối nước Moọc; Hang Tám cô… Đây cũng là địa bàn cư trú của đồng bào Bru-Vân Kiều, Chứt… có nét văn hóa đậm đà bản sắc. Đó là những lợi thế và điểm nhấn để ngành Du lịch vùng DTTS ở Quảng Bình “cất cánh”.
Xuân biên giới

Xuân biên giới

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 04:28, 27/01/2024
Khi những cánh đào bung sớm khoe sắc, những bông lau trắng muốt bên sườn đồi trong bảng lảng sương mai se sắt… chúng tôi ngược ngàn lên với các bản làng biên cương xứ Nghệ. Trong rộn rã, tươi vui của cuộc sống mới trên từng bản làng, hiện rõ sự nỗ lực, vượt khó của bà con dân bản, sự đồng hành, quan tâm của cả hệ thống chính trị.
Nơi ấy là Phìn Sư…

Nơi ấy là Phìn Sư…

Phóng sự - Chí Tín - Vũ Mừng - 22:07, 14/01/2024
Những ngày đầu năm mới dương lịch, trên chiếc xe win dã chiến, tôi cùng Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Hoàng Su Phì Lù Kim Triệu tìm về thôn Phìn Sư, xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Nằm ở độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, chót vót trên lưng những dãy núi quanh năm trốn trong mây trắng ngủ vùi, nên con đường này chỉ dành cho những ai có thừa lòng can đảm. Và khi đã bỏ lại sau lưng những đèo dốc dựng đứng khiến xe máy đang đi cũng tự bốc đầu, Phìn Sư hiện lên đẹp như cổ tích. Ở đó có những nếp nhà truyền thống của người Cơ Lao, những ruộng bậc thang không đếm hết được số thửa và cả niềm hạnh phúc của người dân khi được nhà nước hỗ trợ trâu bò để phát triển kinh tế hộ gia đình.
Thẳm sâu những mái sa mu...

Thẳm sâu những mái sa mu...

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 22:09, 10/01/2024
Miền biên viễn xứ Nghệ, không chỉ có nắng gió biên thùy; không chỉ có những nương đào, mận đẹp nao lòng; những thảm mây bồng bềnh hư hảo cùng cổng trời Mường Lống và đỉnh Puxailaileng cuốn hút… Miền rét sương ấy, còn có cả những mái nhà sa mu thâm nâu, thăm thẳm với thời gian.
Cuộc sống mới của người Mông xứ Nghệ

Cuộc sống mới của người Mông xứ Nghệ

Phóng sự - An Yên - 21:00, 08/01/2024
Một thời, người Mông ở xứ Nghệ tồn tại những tập tục lạc hậu về học hành, cưới hỏi, ma chay; một thời, những bản làng người Mông nơi đây đầy rẫy hoa anh túc cùng đói nghèo, khốn khó… Nhưng, với nhiều nỗ lực đến từ hệ thống chính trị và cả từ những người Mông tiên phong đổi mới, đến nay cuộc sống của đồng bào Mông ở Nghệ An đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ.
Nỗi buồn ở

Nỗi buồn ở "thủ phủ vàng trắng” xứ Nghệ

Phóng sự - An Yên - 05:51, 04/01/2024
Những cánh rừng trồng cao su nay đã bị đốn hạ; những lô, khoảnh cao su nay hoang tàn vì thiếu người chăm sóc; người nhận khoán trồng cao su cũng đã chuyển đổi cây trồng hoặc tìm kiếm việc làm khác để mưu sinh… Bức tranh của loại cây từng được coi là “vàng trắng” ở Nghệ An đang lâm vào cảnh ảm đạm.
Thắm tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Kon Tum và các tỉnh Nam Lào

Thắm tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Kon Tum và các tỉnh Nam Lào

Phóng sự - Ngọc Chí - Vĩnh Sơn - 15:33, 29/12/2023
Cùng với sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào, mối quan hệ kết nghĩa giữa tỉnh Kon Tum và các tỉnh Nam Lào ngày càng chặt chẽ, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Góp phần vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Kon Tum: Đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất để thoát nghèo

Kon Tum: Đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất để thoát nghèo

Phóng sự - Ngọc Chí - Công Minh - 22:30, 24/12/2023
Hiện hữu trên khắp các thôn, làng của huyện biên giới Ngọc Hồi (Kon Tum) hôm nay là cuộc sống sung túc, đủ đầy của Nhân dân. Những kết quả ấy là minh chứng của cả một quá trình triển khai thực hiện các chính sách dân tộc và sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thay đổi tư duy, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. (Kon Tum) hôm nay là cuộc sống sung túc, đủ đầy của Nhân dân. Những kết quả ấy là minh chứng của cả một quá trình triển khai thực hiện các chính sách dân tộc và sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thay đổi tư duy, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Xuân ấm trên bản vùng cao Cóc Rế

Xuân ấm trên bản vùng cao Cóc Rế

Phóng sự - Chí Tín - Vũ Mừng - 08:57, 24/12/2023
Sau những cái ôm và siết tay thật chặt, tôi cùng đoàn công tác sải bước chân trên con đường chạy băng qua những thửa ruộng bậc thang, để về thăm ngôi nhà được hỗ trợ xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) của anh Thèn Sào Thưởng. Sẻ chia về cuộc sống hiện tại, chàng trai người Nùng rạng rỡ: “Xây được ngôi nhà to thế này, nhiều đêm liền vợ chồng em không sao ngủ được, cứ đi ra đi vào ngắm nghía mãi”.
Kon Tum: Tăng cường công tác vận động, nâng cao chất lượng học sinh DTTS

Kon Tum: Tăng cường công tác vận động, nâng cao chất lượng học sinh DTTS

Phóng sự - Phạm Nguyên - Công Minh - 07:35, 24/12/2023
Tỉnh Kon Tum có gần 55% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Với địa hình chia cắt, đồi núi nên việc đến trường của các em học sinh còn nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng các em học sinh thường xuyên bỏ học. Bằng trách nhiệm và tình yêu con trẻ, những thầy cô vẫn đang ngày đêm thầm lặng đến từng thôn, làng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của phụ huynh học sinh, tạo điều kiện để các em vươn lên trong học tập.
Những đảng viên ở vùng biên

Những đảng viên ở vùng biên

Phóng sự - Phạm Nguyên - Mai Hương - 13:15, 20/12/2023
Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của Nhân dân, vùng biên giới của tỉnh Kon Tum đang khoác lên mình chiếc áo mới, cho thấy cuộc sống ấm no đang hiện hữu. Những đổi thay đó có sự đóng góp rất lớn của những đảng viên, bởi họ là những người tiên phong trong việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với Nhân dân và giúp đỡ Nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng khu vực biên giới ổn định và phát triển.
Chương trình MTQG làm thay diện mạo huyện biên giới Ia H’Drai

Chương trình MTQG làm thay diện mạo huyện biên giới Ia H’Drai

Phóng sự - Ngọc Chí - Công Minh - 10:35, 20/12/2023
Đến với huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) hôm nay, ai cũng cảm nhận được những đổi thay ở vùng đất đầy nắng gió này. Những con đường đất năm nào giờ đã được trải bê tông phẳng lỳ, những ngôi nhà tạm được thay thế bằng những ngôi nhà xây kiên cố, bên những cánh rừng cao su bạt ngàn là những mô hình phát triển kinh tế. Cho thấy cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi đây đang từng ngày đổi thay. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc triển khai kịp thời các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Kray Sức với những nỗ lực bảo tồn văn hóa Pa Cô

Kray Sức với những nỗ lực bảo tồn văn hóa Pa Cô

Phóng sự - An Yên - 05:03, 12/12/2023
Ở tuổi 62, nhưng Kray Sức, Nghệ nhân ưu tú ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông (ỉnh Quảng Trị) sức khỏe có vẻ như vẫn như tên của mình, tràn đầy năng lượng và khí chất. Chúng tôi cũng đã bị cuốn theo niềm mạnh mẽ, hứng khởi ấy khi nghe ông đánh đàn Ta lư, hát điệu Cha chấp; nghe ông kể về tiếng cồng chiêng, tiếng khèn… mang âm hưởng của đại ngàn Trường Sơn.
Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Phóng sự - T.Nhân-N.Triều - 07:29, 08/12/2023
Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, theo phong trào làm kinh tế mới, nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng rời vùng núi Tây Bắc di dời đến các địa phương trong cả nước để xây dựng cuộc sống mới, trong đó có xã Ea Ly, huyện Sông Hinh (Phú Yên).
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Nghèo đói dần lùi xa (Bài 1)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Nghèo đói dần lùi xa (Bài 1)

Phóng sự - Tào Đạt - 07:06, 08/12/2023
Nằm ở vùng biên viễn Lai Châu là nơi sinh sống của một số dân tộc có số dân dưới 10.000 người như Cống, Mảng, Si La và Lự. Điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt, trình độ dân trí hạn chế, đã từng có một thời, đồng bào các dân tộc nơi đây sống trong cảnh đói nghèo, do cuộc sống chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Để giúp đồng bào thoát cảnh nghèo khó, nhiều chính sách của Đảng, nhà nước; trong đó có cả những chính sách đặc thù, đã được triển khai đầu tư, hỗ trợ đồng bào, Nhờ vậy, đời sống đồng bào nơi đây đã dần đổi thay một cách tích cực.
Trở lại Đăk Wơk Yốp

Trở lại Đăk Wơk Yốp

Phóng sự - Ngọc Chí - 04:22, 05/12/2023
Trở lại thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay ai cũng ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở nơi đây. Những vạt cỏ úa vàng, những ngôi nhà vắng bóng người năm xưa được thay vào đó là những vạt cà phê, cây ăn trái trĩu quả và những ngôi nhà khang trang. Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, vận động bà con từ bỏ tà đạo Hà Mòn và thực hiện kịp thời các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của dân tộc Mường ở Thanh Hóa

Người giữ “hồn cốt” Lễ hội Pồn Pôông của dân tộc Mường ở Thanh Hóa

Phóng sự - Tào Đạt - 03:22, 05/12/2023
Là nghệ nhân cao tuổi của dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa, nhiều năm qua, bà Phạm Thị Tắng (80 tuổi, trú tại thôn Lỏ, xã Cao Ngọc, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) đã dành nhiều tâm huyết để bảo tồn và phát huy giá trị của của Lễ hội Pồn Pôông - một Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Cùng với sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường ở xứ Thanh luôn được đồng bào giữ gìn và phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần.
Ở Sủng Cháng...có những người thầy, người cô như thế

Ở Sủng Cháng...có những người thầy, người cô như thế

Phóng sự - Chí Tín - Vũ Mừng - 02:58, 05/12/2023
Tôi chào từ biệt cô giáo Dương Thị Thu Trang để vào điểm trường chính, ngoảnh đầu nhìn lại thấy cô nép sau cánh cửa lớp học, đỏ hoe đôi mắt: “Em chả ước mơ gì đâu, chỉ mong khoảng sân đất của điểm trường được thảm bê tông, vào mùa mưa các cháu đi học không bị trơn trượt". Tôi cười buồn, sao cô không ước gì cho mình? Cô chỉ bảo, em đã lựa chọn lên đây cắm bản thì em là mẹ của mấy đứa trẻ rồi anh ạ!
Bóng cả trên miền Cu Tai

Bóng cả trên miền Cu Tai

Phóng sự - Mạnh Cường- Tiêu Dao - 06:02, 04/12/2023
Già làng Hồ Với tóc đã trắng màu sương núi, nhưng vẫn miệt mài mang những điều tốt đẹp nhất về cho bản làng mình. Ông như "cây đại thụ" tỏa bóng cho người Pa Kô trên miền Cu Tai, xã A Bung, huyện Đăkrông, Quảng Trị này có cuộc sống ấm no hơn.