Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phong tục đón Rằm tháng 7 của người dân các nước Châu Á

Nguyệt Anh - 16:11, 09/08/2022

Rằm tháng 7 hay còn gọi là Vu Lan năm nay rơi vào ngày 12/8 (dương lịch). Người dân Châu Á tổ chức nhiều lễ hội lớn nhỏ để cầu phúc, cầu bình an.

Trong dịp Rằm tháng 7, người dân Trung Quốc bày các vật phẩm, đồ ăn thức uống và những loại vàng mã, hình nộm để cúng các cô hồn
Trong dịp Rằm tháng 7, người dân Trung Quốc bày các vật phẩm, đồ ăn thức uống và những loại vàng mã, hình nộm để cúng các cô hồn

Tháng 7 âm lịch còn có tên dân gian là "tháng cô hồn". Trong tháng 7 Âm lịch, nhiều quốc gia ở Châu Á có phong tục cúng Rằm vào ngày 15/7. Đây cũng là mùa Vu Lan - dịp để người dân báo hiếu bậc sinh thành và tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Vào ngày chính Rằm là cao điểm của các hoạt động nghi lễ này ở nhiều nơi khắp Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Indonesia...

Trung Quốc

Lễ cúng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc, bắt nguồn gốc từ Đạo giáo thời hậu Đông Hán. Quan niệm của đạo này cho rằng, tiết Trung Nguyên bắt đầu từ ngày mồng 1 tháng 7 Âm lịch (ngày “mở cửa quỷ môn”) cho đến ngày 30 tháng 7 (ngày “đóng cửa quỷ môn”).

Đầu tháng này, cửa địa ngục mở ra cho các cô hồn bị chết oan, chết bất đắc kỳ tử hay chết mà không có người thân thờ cúng… sẽ được lên dương thế để thọ hưởng sự cúng tế và nhận đồ thế chấp của người trần gian, cũng như tìm người thế mạng.

Người trần gian muốn tránh các cô hồn phá rối hay làm hại tính mạng của mình nên vào ngày Rằm tháng 7 họ làm lễ ngoài trời. Họ bày các vật phẩm, đồ ăn thức uống và những loại vàng mã, hình nộm để cúng các cô hồn. Trước là cho cô hồn ăn uống, sau là cầu mong cô hồn đừng làm hại mình.

Ở Trung Quốc, lễ cúng cô hồn được gọi là Tiết Trung Nguyên, người Việt đọc thành Tết Trung Nguyên. Tết Trung Nguyên được các Phật tử người Hoa tổ chức từ ngày đầu tháng 7 cho đến hết ngày 30/7 (Âm lịch). Ngày cúng có thể được lựa chọn sao cho hợp lý. Có nơi người dân cho rằng, ban đêm sau khi đã đón được linh hồn tổ tiên về nhà thì ban ngày phải dâng lễ cúng ba bữa, từ mùng 1 tới hết tháng, mỗi lần dâng lễ đều phải đốt tiền vàng quần áo.

Lễ này thường được tổ chức vào buổi chiều hoặc ban đêm, vì người ta tin rằng các linh hồn lang thang sẽ thoát khỏi địa ngục lúc mặt trời lặn. Các nhà sư và thầy cúng thường ném gạo hoặc những thức ăn nhỏ khác vào không khí theo mọi hướng để phân phát cho các linh hồn.

Trong ngày Rằm tháng 7, người Hoa còn có tục thả hoa đăng xuống sông hồ để cầu an, dẫn đường cho các linh hồn trở về cõi âm.
Trong ngày Rằm tháng 7, người Hoa còn có tục thả hoa đăng xuống sông hồ để cầu an, dẫn đường cho các linh hồn trở về cõi âm.

Vào ngày 15/7 (Âm lịch), cõi thiên đàng và địa ngục và cõi người sống mở cửa và cả tín đồ Đạo giáo và Phật giáo sẽ thực hiện các nghi lễ để chuyển hóa và giải oan khổ của người quá cố. Họ chuẩn bị đồ cúng ba lần một ngày dâng lên ban thờ gia tiên, trước khi bày đồ cúng ra ngoài cửa cho những linh hồn lang thang nơi trần thế. 

 Trên mâm cúng của người Hoa ngày nay, nhất định không thể thiếu món dưa, cùng hoạt động đặc sắc nhất là thả đèn lồng hoa sen giúp dẫn đường cho cô hồn ngạ quỷ. Trong ngày Tết Trung Nguyên, chư Tăng thường tổ chức các buổi lễ cầu nguyện cho người quá cố.

Những khóa lễ đặc biệt được tổ chức ở các chùa suốt cả ngày lẫn đêm để cầu nguyện cho các vong linh đã quá vãng, cho những vong hồn đang bị đói khát giày vò nơi cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ được ấm no, an lành.

Ở Bắc Kinh, đến mùa Vu Lan, người ta đi thăm viếng phần mộ của người thân đã quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Họ cúng thực phẩm và đốt giấy tiền, vàng mã cho những người đã khuất với niềm tin rằng linh hồn người mất sẽ nhận được. Nhờ vậy mà các vong linh ấy sẽ đỡ khổ, đỡ vất vả, đồng thời không quấy rầy đến công việc làm ăn, sinh sống của người còn sống và phù hộ cho người sống được ăn nên làm ra. Ở Thượng Hải có tục thả đèn lồng hoa sen nhưng phía đuôi thuyền sẽ đốt đèn giấy có màu xanh đỏ. Nghi lễ thả hoa đăng xuống sông hồ để cầu an, dẫn đường cho các linh hồn trở về cõi âm.

Tại các địa phương khác, có những tập tục hay và lạ như: Thả bốn chiếc thuyền trên sông, một thuyền chứa Kinh Phật, một thuyền chở những đĩnh tiền làm bằng giấy thiếc, một thuyền đặt đèn lồng và thuyền còn lại chứa đồ ăn cúng lễ cho cô hồn tại Giang Tô

Ở Phúc Kiến, vào ngày lễ Vu Lan, tất cả những người con gái đã thành gia thất dù ở nơi nào cũng phải về tặng quà cho cha mẹ, món quà đó được đặt trong chiếc hòm hoặc rương, gồm quần áo mũ mão.

Riêng ở Quảng Tây, người dân thường giết vịt để cúng bái vì cho rằng các linh hồn thường đứng trên mình vịt, nhờ vịt “cõng” mà có thể tự do đi lại giữa âm thế và dương gian. Người Hoa tại đây hành lễ Vu Lan từ mùng 7 âm đến tối 14 âm (hoặc 13 âm), để đón tiếp và tống tiễn tổ tiên. Sau khi làm lễ tống tiễn có đồ ăn mặn, người nhà sẽ phải đốt bao lì xì có ghi tên húy của tổ tiên.

Đài Loan

Người Đài Loan tổ chức lễ hội rước ma với các xe chở hình nộm, hoa quả và múa lân dịp Rằm tháng bảy
Người Đài Loan tổ chức lễ hội rước ma với các xe chở hình nộm, hoa quả và múa lân trong dịp Rằm tháng 7

Tại Đài Loan, theo truyền thống vào dịp Rằm tháng 7, mỗi hộ gia đình Đài Loan sẽ chuẩn bị thịt, hoa quả, hoa tươi và các thứ khác để cúng cho những bóng ma đói tại một ngôi miếu hoặc trên một bàn thờ tạm phía trước nhà. Ngoài ra, họ cũng mời các nhà sư để cầu nguyện cho người thân qua đời cũng như linh hồn những người không có con cháu.

Đài Loan thường tổ chức những lễ hội rước ma với quy mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước với hai phần chính là: rước ma với các xe chở hình nộm, hoa quả và múa lân.

Lễ cô hồn của Đài Loan có một phong tục lâu đời đó là thả đèn hoa đăng. Với ý nghĩa rằng đèn sẽ soi sáng đường cho những linh hồn chết trong nước, gọi các linh hồn lên mặt đất để hưởng đồ cúng và cầu nguyện cho các linh hồn được đầu thai sang kiếp khác. Người Đài Loan quan niệm rằng, đèn càng trôi xa thì càng được nhiều tài lộc.

Người dân thành phố Cơ Long, phía bắc đảo Đài Loan có một lễ hội dân gian quan trọng vào tháng 7 (Âm lịch) là lễ cầu siêu Trung Nguyên. Từ chiều 14/7, có nhiều hoạt động diễu hành trên các xe hoa, đi cùng là các nhóm nghệ thuật đường phố, nhóm múa lân… Các trường học, đoàn biểu diễn cũng tham gia vào đoàn diễu hành.

Giàn cướp quà cao chọc trời với các cột trụ làm từ thủy tùng, cao khoảng 11m, rộng khoảng 8m; bên trên là các cây trúc xanh cao khoảng 7, 8 trượng bó lại thành các cây quà. Ảnh: Taiwan Tourism Bureau HCM Office
Giàn cướp quà cao chọc trời với các cột trụ làm từ thủy tùng, cao khoảng 11m, rộng khoảng 8m; bên trên là các cây trúc xanh cao khoảng 7, 8 trượng bó lại thành các cây quà. Ảnh: Taiwan Tourism Bureau HCM Office

Cướp quà cũng là một hoạt động dân gian quan trọng vào tết Trung Nguyên ngày 15/7 Âm lịch. Sau lễ cúng bái, đồ lễ sẽ được mang ra cho mọi người “cướp”. Màn cướp quà ở thị trấn Đầu Thành, huyện Nghi Lan (Yilan) có quy mô lớn nhất hòn đảo.

Trên cây quà treo đầy đồ ăn như mực, bánh ú nhân thịt, mỳ gạo, thịt, cá... Các đội tham gia bắt buộc phải dùng cách leo chồng lên nhau mới có thể trèo lên các cột trụ và cây quà phết đầy bơ. Khi leo lên, họ sẽ lấy quà ném xuống cho khán giả. Đội nào lấy được cờ buộc trên ngọn cây quà sẽ giành chiến thắng.

Hồng Kông

Hồng Kông là một trong những nơi tổ chức ngày Rằm tháng 7 lớn nhất châu Á. Đối với các gia đình, lễ cúng cô hồn được tổ chức theo cách riêng của họ và kéo dài cả tháng 7 Âm lịch. Còn lễ lớn, chính thức được người dân Hong Kong tổ chức tại các miếu và chùa trên khắp cả nước trong 3 ngày 14, 15, 16 tháng 7 Âm lịch. Sự kiện này đã được tổ chức trong hơn 100 năm và nó được xem như môt loại di sản văn hóa phi vật thể của Hồng Kông.

Phong tục đón Rằm tháng 7 của người dân Châu Á 4

Trong khoảng thời gian này, trên khắp Hồng Kông, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân ở mọi nơi như công viện, quảng trường, ven sông hay một vùng đất rộng để cúng tế tổ tiên và những bóng ma lang thang trên đường. Họ cúng thức ăn và đốt vàng hương, các giấy tiền vàng mã, thậm chí có người còn đốt nhà cửa, điện thoại đời mới nhất, tivi, tủ lạnh... với ý niệm "trần sao âm vậy".

Với những người già ở Hong Kong, đây là dịp để họ dâng đồ ăn, thức uống rất thịnh soạn tới người thân đã qua đời của mình với mong muốn người thân được ăn uống no đủ, phù hộ cho gia đình, con cháu. Tuy nhiên, trong lần cúng này, ngoài việc cúng cho người thân đã mất, người Hồng Kông còn dành hẳn một bàn với quan niệm “càng bày nhiều đồ ăn trên đó càng tốt” để có thể cho nhiều linh hồn, bóng ma lang thang trên đường có thể được ăn uống no đủ với ý niệm “làm họ ấm no để không quấy phá dương gian”.

Singapore

Cộng đồng người Hoa tại đảo quốc sư tử coi rằm tháng 7 là lễ hội để tưởng nhớ những người thân đã qua đời. Người Singapore đốt hình một vị thần bảo trợ các hồn ma bằng giấy cao hơn 8 mét trong lễ hội tháng 7. Họ nhìn cách vị thần cháy như thế nào để đoán vận của tương lai của mình.

Nét đặc sắc của mùa Vu Lan ở Singapore là màn biểu diễn "getai" dành cho những linh hồn lang thang nơi trần thế.

Các căn lều lớn được dựng ngoài trời và các buổi đấu giá tại các khu dân cư như Ang Mo Kio và Yishun. Ngoài ra còn có cả các màn biểu diễn, như kinh kịch và 'getai' (có nghĩa là ca đài trong tiếng Trung, tức là các chương trình biểu diễn trực tiếp trên sân khấu), với các câu chuyện về các vị thần và nữ thần, hài độc thoại, cũng như các bài hát và điệu nhảy đếm số. Điểm đến cho dịp rằm tháng 7 ở Singapore là khu Chinatown và miếu Lorong Koo Chye Sheng Hong thờ Đạo Lão.

Ngày nay "getai" cũng có phong cách rất khác, với âm nhạc sôi động trên sân khấu chiếu đèn LED rực rỡ. Những nghệ sĩ trẻ tuổi sẽ không hát các bài ca truyền thống bằng tiếng địa phương mà biểu diễn các phiên bản techno của các ca khúc nhạc pop tiếng Anh và tiếng Phổ thông. Ảnh: National Heritage Board Singapore

Malaysia

Tương tự như Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc, Malaysia cũng tổ chức đón Rằm tháng 7 nhưmột lễ hội quan trọng trong năm. Nó cũng có tên là Hungry Ghost Festival (Lễ hội ma đói), dođó người dân thường làm rất nhiều món ăn thịnh soạn để cùng bái tổ tiên.

Phong tục đón Rằm tháng 7 của người dân các nước Châu Á 6

Ngoài ra, người dân Malaysia cũng đốt những hình nộm lớn, ăn mừng bằng tiệc ngoài trời, tổ chức các chương trình biểu diễn và cùng nhau cầu nguyện. 

Đối với người Hoa ở ở Malaysia, trong suốt tháng 7 âm lịch, họ cũng biểu diễn những tiết mục nghệ thuật như nhạc kịch, ca hát, nhảy múa... để phục vụ những linh hồn lang thang nơi trần thế. Mỗi buổi trình diễn kéo dài từ 20h đến nửa đêm. Riêng hàng ghế đầu tiên dành cho các linh hồn.

Indonesia

Lễ hội Rằm tháng 7 ở Indonesia có tên là Chit Gwee Pua. Dip này người dân tập trung về các đền chùa và mang theo đồ cúng dành cho những linh hồn kém may mắn. Phần đồ cúng sau đó được tặng người nghèo. Cảnh tượng tranh giành đồ cúng là phần hội không thể thiếu của Chit Gwee Pua ở đảo Java. Tại những vùng Bắc Sumatra, Riau và đảo Riau, người dân tổ chức những sân khấu Getai như truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Malaysia hay Singapore.

Một người đàn ông ném tiền âm phủ trong dịp rằm tháng 7. Ảnh: Sampuna/Wikimedia Commons
Một người đàn ông ném tiền âm phủ trong dịp Rằm tháng 7 ở tỉnh Medan, Indonesia.

Nhật Bản

Dịp rằm tháng 7, người Nhật Bản tổ chức lễ hội Phật giáo Obon để tỏ lòng biết ơn tới tổ tiên, nguồn cội. Lễ hội kéo dài trong khoảng 3 ngày (từ 13 đến 15/7 Âm lịch).

Ngày rằm tháng 7 còn có tên là Chugen, dịp người dân tặng quà cho cấp trên và người thân. Tục lệ này có nguồn gốc từ truyền thống dâng đồ cúng cho các linh hồn tổ tiên.

Lễ hội Obon Nhật Bản thu hút rất nhiều người Nhật Bản cũng như du khách từ khắp các nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng.
Lễ hội Obon Nhật Bản thu hút rất nhiều người Nhật Bản cũng như du khách từ khắp các nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng.

Vào ngày đầu tiên của Lễ hội Obon, người dân sẽ treo đèn lồng trước cửa để chỉ đường về nhà cho các linh hồn. Đến ngày cuối cùng là lễ thả đèn hoa đăng xuống những dòng sông để làm dấu dẫn đường cho những linh hồn trở về thế giới của mình. Có nơi tổ chức Lễ dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất quay trở về trời (sau khi ghé về thăm trần thế trong dịp Obon) vào đêm 16 tháng 8.

 Trong Lễ dâng lửa linh thiêng này, 5 đám lửa lớn sẽ được đốt lên lần lượt ở trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng một giờ đồng hồ.

Các đám lửa được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán ở năm ngọn núi, bắt đầu bằng ngọn núi chữ Đại (Daimonji), Diệu (Myo), Pháp (Ho), Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với Chùa Vàng, và kết thúc bằng đám lửa có hình Torii (có nghĩa là Cổng lên trời).

Đèn lồng giấy được sử dụng rất nhiều trong Lễ hội Obon Nhật Bản. Ảnh: internet
Đèn lồng giấy được sử dụng rất nhiều trong Lễ hội Obon Nhật Bản. Ảnh: internet

Mỗi đám lửa sẽ được thắp sáng trong vòng 30 phút, trong thời gian đó mọi người sẽ gửi những lời cầu nguyện đến tổ tiên. Sau khi các đám lửa đã cháy hết, các điệu múa truyền thống là Daimoku và Sashi của Lễ hội Obon sẽ được tổ chức trong vòng một tiếng đồng hồ ở chùa Yusen-ji dưới chân các ngọn núi. Lễ hội kết thúc với nghi thức thả thuyền giấy. Các con thuyền được xếp bằng giấy rồi thả theo các con sông như là biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ.

Hàn Quốc

Theo phong tục Rằm tháng 7 Âm lịch, người Hàn Quốc gọi là Bách Trung hay Bách Chủng, tức là 100 chủng loại hạt ngũ cốc, vì đây là thời điểm có nhiều loại rau củ quả có thể thu hoạch trong năm. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn gọi ngày này là Lễ Trung Nguyên hoặc Vu Lan Bồn như người Hoa.

Khung cảnh trong ngày lễ Vu Lan tại Hàn Quốc. Ảnh: internet
Khung cảnh trong ngày lễ Vu Lan tại Hàn Quốc. Ảnh: internet

Dịp lễ Vu Lan Báo hiếu, nên cũng là thời kỳ để mọi người thể hiện tấm lòng tri ân, báo ân, cùng cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được tăng long phúc thọ, cha mẹ, ông bà quá cố được siêu sinh cực lạc quốc. 

Trước kia, khi người Hàn Quốc chưa ấn định ngày mùng 8 tháng 5 là ngày Cha mẹ thì ngày rằm tháng 7 đã từng đóng vai trò là ngày báo hiếu với bậc sinh thành. Kể từ khi Phật Giáo truyền vào Hàn Quốc, mùa Vu Lan trở thành truyền thống báo hiếu.

Ở nông thôn Hàn Quốc, vào ngày Bách chủng Rằm tháng 7 âm lịch, mọi công việc đồng áng, bón phân làm cỏ cũng đã hoàn thiện. Người nông dân bắt đầu có thể nghỉ ngơi và chờ đến khi lúa chín, nên cũng không cần sử dụng đến cái liềm nữa. Chính vì thế mà ngày rằm tháng 7 Âm lịch còn được gọi là “Ngày rửa liềm”.

Với người nông dân Hàn Quốc, ngày lễ Bách chủng là dịp nghỉ ngơi, vui vẻ.
Với người nông dân Hàn Quốc, ngày lễ Bách chủng là dịp nghỉ ngơi, vui vẻ.

Xưa kia đây cũng là dịp để người ăn kẻ ở trong nhà được nghỉ ngơi, nên họ còn gọi ngày này là “Ngày sinh nhật của kẻ ăn người ở” hay “Tết của kẻ ăn người ở”. Người nông dân nghỉ việc đồng áng trong ngày rằm tháng 7 âm lịch. Họ làm cơm nấu rượu, ăn uống thỏa thuê và khua chiêng gõ trống thổi kèn cùng nhau vui ca hát nhảy múa. Các gia chủ thì sắm quần áo mới cho tôi tớ trong nhà mình.

Ở vùng Jeolla-do, người ta còn có tập tục là mời rượu người ở những nhà có sản lượng thu hoạch lớn nhất và bầu họ là một “Trạng nguyên nông nghiệp”. Người này sẽ được bôi mặt đen, khoác áo tơi dorongi, đội nón sậy satgat và cưỡi bò đi quanh làng. Nếu người ở đó là trai chưa vợ hay là gà trống nuôi con thì còn được gả cho các cô, các bà vừa lứa, và được tặng cả đồ gia dụng. 

Tin nổi bật trang chủ
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Sơn Tùng - 10 giờ trước
Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…
Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 10 giờ trước
Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024, tại Tp. Sầm Sơn. Tham dự Hội nghị có 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Tin tức - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng - nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.
Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 10 giờ trước
Tối 23/4, tại Quảng trường Hậu phương hướng về tiền tuyến huyện Tân Kỳ đã diễn ra Lễ bế mạc các hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn tỉnh Nghệ An.
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trang địa phương - Như Tâm - 10 giờ trước
Với chủ đề: “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”, sáng 24/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu phía Trung ương có ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Huỳnh Đảm - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; cùng các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon - Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Quân Khu 9.
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư ruột - còn gọi là ung thư đại trực tràng - là loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Bên cạnh đó, nó là nguyên nhân gây tử vong do ung thư xếp hàng thứ hai. Mới đây, một nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã chỉ ra tác dụng bất ngờ của quả xoài đối với bệnh ung thư ruột
Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Minh Đức - 10 giờ trước
Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2024 đang cận kề. Cùng với sự chuẩn bị của Ban Tổ chức, những ngày qua, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cũng đang tập trung chuẩn bị các điều kiện để đón du khách đến tham dự sự kiện quan trọng này.
Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Sống khỏe - Như Ý - 11 giờ trước
Ngộ độc thực phẩm là một loại bệnh hay gặp trong mùa hè, bạn có thể nhiễm bệnh do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc biến chất, chứa chất phụ gia hay chất bảo quản quá liều lượng, bị ôi thiu... Vậy phải làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người? Bạn hãy tham khảo cách trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà sau đây nhé.
Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Pháp luật - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Đường ĐH22, nối từ thị trấn Đăk Rờ Ve đến xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) được khởi công từ tháng 9/2022 trong niềm vui mừng, phấn khởi của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pne. Thế nhưng, với sự chậm trễ của nhà thầu thi công, đến nay đường ĐH22 vẫn chưa hoàn thành dù đã hết thời hạn hợp đồng. Điều này làm cho người dân lo lắng khi mùa mưa sắp đến.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Phóng sự - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 11 giờ trước
Với đặc thù là vùng đất biên giới, địa hình phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế... nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, các hoạt động tà đạo, tệ nạn xâm nhập. Do vậy, việc kiên quyết đấu tranh với tội phạm, các hoạt động sinh hoạt đạo trái pháp luật...luôn được hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng công an chú trọng ngăn chặn bằng nhiều giải pháp. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS hiểu rõ cái xấu, không theo đạo lạ, chung tay giữ gìn bản làng bình yên.
Khánh Hòa: Quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Khánh Hòa: Quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Trang địa phương - T.Nhân - 11 giờ trước
Nhằm lắng nghe những khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, ngày 24/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh. Tại cuộc họp, ông Trần Hòa Nam đề nghị các địa phương nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn, quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.