Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.
Trang phục của người Mông xanh ở Lào Cai

Trang phục của người Mông xanh ở Lào Cai

Tìm trong di sản - Lê Thanh Cường - 09:10, 27/02/2022
Đồng bào Mông ở Lào Cai đều có trang phục truyền thống, mỗi trang phục có nét đẹp riêng. Nếu như trang phục người Mông hoa ở Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, người Mông trắng ở Bát Xát có phần rực rỡ thì trang phục người Mông đen Sa Pa và người Mông xanh ở Văn Bàn lại có phần thâm trầm hơn.
Hơn 2 tỉ đồng tu bổ di tích quốc gia Tháp Dương Long và Tháp Cánh Tiên

Hơn 2 tỉ đồng tu bổ di tích quốc gia Tháp Dương Long và Tháp Cánh Tiên

Tìm trong di sản - NA (T/h) - 11:01, 25/02/2022
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 370/QĐ-UBND đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, tu bổ, khắc phục xuống cấp cơ sở hạ tầng tại di tích quốc gia đặc biệt Tháp Dương Long và di tích quốc gia Tháp Cánh Tiên, với tổng kinh phí hơn 2 tỉ đồng; dự án thuộc nhóm C, thực hiện trong 2 năm 2021 - 2022.
Giá trị nổi bật toàn cầu của di tích Óc Eo - Ba Thê

Giá trị nổi bật toàn cầu của di tích Óc Eo - Ba Thê

Tìm trong di sản - Quốc Phong - 16:03, 24/02/2022
Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê tọa lạc tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang là một trong những di sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc. Độc đáo về kiến trúc, nghệ thuật và lịch sử, Óc Eo - Ba Thê vừa là minh chứng cho một nền văn hóa cổ đại tiêu biểu, vừa góp phần tích cực vào sự phát triển của vùng.
Men say câu lượn hà lều

Men say câu lượn hà lều

Tìm trong di sản - Thanh Thắng - 19:23, 23/02/2022
Trong kho tàng văn hoá của đồng bào các dân tộc vùng cao, hát dân ca giao duyên luôn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá tinh thần đặc sắc. Trong vô vàn các làn điệu dân ca làm say đắm lòng người phải kể đến hà lều - một hình thức hát giao duyên mang đậm bản sắc của người Tày - Nùng.
Đánh thức những

Đánh thức những "kho báu" trăm tuổi ở xứ Tuyên

Tìm trong di sản - Giang Lam - 17:52, 22/02/2022
Nếu như người Dao ví những cuốn sách cổ là “phoochây” (chìa khóa), người Tày ví là “thoong khôn” (túi khôn), thì người Cao Lan gọi là “cụ chá ché tíu háy lực” (kho báu truyền đời). Hiện nay, có hàng nghìn cuốn sách cổ được các gia đình, các thầy cúng, thầy tạo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang lưu giữ. Đây chính là những “kho báu” được truyền lại cho thế hệ sau.
Trang phục của nam giới Mnông

Trang phục của nam giới Mnông

Tìm trong di sản - Lam Anh (t/h) - 17:26, 19/02/2022
Trang phục của người Mnông có những đặc tính chung với nhiều dân tộc Tây Nguyên, phổ biến là các loại trang phục kiểu choàng quấn. Nhắc đến y phục truyền thống của nam giới Mnông là nhắc đến chiếc khố và áo choàng hình chữ X mang dáng dấp dũng mãnh như một chiến binh thời xưa.
Trao tặng tiêu bản Trống đồng Đông Sơn cho trường học để giáo dục lịch sử

Trao tặng tiêu bản Trống đồng Đông Sơn cho trường học để giáo dục lịch sử

Tìm trong di sản - NA (T/h) - 22:16, 18/02/2022
Ngày 18/2, Quỹ bảo tồn Di sản Văn hóa Việt Nam tiến hành trao tặng tiêu bản bảo vật văn hóa Trống đồng Ngọc Lũ - Đông Sơn cho hệ thống trường Phổ thông Liên cấp Alfred Nobel. Đây là một hoạt động thuộc chương trình giáo dục di sản trong nhà trường đang được các trường học tích cực hưởng ứng.
Người kể chuyện buôn làng bằng tượng gỗ

Người kể chuyện buôn làng bằng tượng gỗ

Tìm trong di sản - Lê Hường - 08:47, 18/02/2022
Hơn 30 năm tạc tượng gỗ, nghệ nhân Y Thái Êban, buôn Kmrơng Prông B, xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vẫn đong đầy cảm xúc và niềm đam mê như thuở ban đầu. Ông cứ thế mải miết kể chuyện đời sống văn hóa, tinh thần và sinh hoạt của đồng bào dân tộc Tây Nguyên trên từng thớ gỗ.
Bảo tồn nghệ thuật chế tác kinh lá buông của người Khmer ở An Giang

Bảo tồn nghệ thuật chế tác kinh lá buông của người Khmer ở An Giang

Tìm trong di sản - Quốc Phong - Hoa Phúc - 15:53, 16/02/2022
Hơn 1.000 năm trước, những pho Kinh lá buông, di sản thành văn đầu tiên của Phật giáo Nam Tông theo dòng truyền lưu từ Ấn Độ, Sri Lanka, đã làm nên cuộc thiên di lịch sử trên khắp miền Đông Nam Á. Thừa hưởng kỹ thuật biên Kinh trên lá, cộng đồng người Khmer vùng biên giới của tỉnh An Giang đã gìn giữ, lưu truyền và phát huy nghệ thuật độc đáo này qua nhiều thế hệ. Đối với đồng bào Khmer, đó không chỉ là kỹ thuật chế tác thuần túy, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh.
Nhận diện giá trị di sản văn hóa từ công tác sưu tầm

Nhận diện giá trị di sản văn hóa từ công tác sưu tầm

Tìm trong di sản - PV - 11:00, 15/02/2022
Cùng việc lưu giữ, thực hành, truyền dạy di sản trong cộng đồng, công tác sưu tầm hiện vật, khai thác câu chuyện về phong tục, nghi lễ đang góp phần không nhỏ trong bảo tồn và quảng bá giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.
Nghệ thuật kiến trúc chùa Xvayton - Niềm tự hào của đồng bào Khmer An Giang

Nghệ thuật kiến trúc chùa Xvayton - Niềm tự hào của đồng bào Khmer An Giang

Tìm trong di sản - Quốc Phong - 17:31, 14/02/2022
Tọa lạc tại trung tâm huyện Tri Tôn (An Giang), chùa Xà Tón (Xvayton) là niềm tự hào của bà con DTTS vùng biên giới An Giang...;Bởi đây là một trong những công trình có kiến trúc nghệ thuật nổi bật cấp Quốc gia, và là ngôi chùa đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập, là nơi lưu giữ nhiều nhất về sách kinh viết trên lá buông có tại Việt Nam.
Tái hiện Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Cơ Ho

Tái hiện Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Cơ Ho

Tìm trong di sản - Văn Hoa - Kim Anh - 14:50, 13/02/2022
Là một trong những cư dân đã sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Tây Nguyên, dân tộc Cơ Ho (K'Ho) nói chung và người K'Ho S'Rê huyện Di Linh (Lâm Đồng) nói riêng luôn tự hào về truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng và giàu bản sắc của dân tộc mình. Sự phong phú, đa dạng ấy được thể hiện qua mọi khía cạnh của đời sống, từ văn hóa vật thể cũng như văn hóa phi vật thể, từ những làn điệu Cồng Chiêng, những bài hát giang dao, những khúc Tầm pớt cho đến trang phục truyền thống, lễ hội dân gian, đặc biệt là Lễ hội Nhô lir bông (Mừng lúa mới).
Du Xuân thăm tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay tại chùa Bút Tháp

Du Xuân thăm tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay tại chùa Bút Tháp

Tìm trong di sản - NA (T/h) - 16:56, 10/02/2022
Chùa Bút Tháp, tên chữ là Ninh Phúc tự, một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, nơi lưu giữ 4 bảo vật quốc gia vẫn bảo tồn được tương đối nguyên vẹn. Đầu năm mới, chúng ta cùng du xuân về thăm chùa Bút Tháp- nơi hiện đang lưu giữ bức tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay – một trong những bảo vật quý của quốc gia.
An Giang: Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

An Giang: Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

Tìm trong di sản - Nguyễn Hữu Trực - 11:49, 10/02/2022
Sáng ngày 10/2, UBND tỉnh An Giang đã tổ chức Lễ Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê và công nhận Bảo vật quốc gia.
Cổ ngoạn lưu giữ thời gian

Cổ ngoạn lưu giữ thời gian

Tìm trong di sản - PV - 15:20, 09/02/2022
Tìm lại giá trị của những món đồ xưa, cũ là thú chơi tao nhã, không ồn ào, náo nhiệt như những trò tiêu khiển khác. Mỗi người tìm đến thú chơi này vì nhiều lý do khác nhau, nhưng tất cả đều có điểm chung là nâng tầm giá trị hiện vật.
Người Tày khai hội Lồng tồng

Người Tày khai hội Lồng tồng

Tìm trong di sản - Lam Anh (t/h) - 09:14, 07/02/2022
Hàng năm, cứ vào dịp sau Tết Nguyên đán trên khắp các bản làng của người dân tộc Tày ở Hà Giang lại nô lức tổ chức Lễ hội Lồng tồng (Lễ hội xuống đồng).
Sắc chàm kiêu hãnh đi qua thời gian...

Sắc chàm kiêu hãnh đi qua thời gian...

Tìm trong di sản - Trương Hữu Thiêm - 10:55, 05/02/2022
“Áo chàm đưa buổi phân ly/ Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay” (Việt Bắc - Tố Hữu). Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nếu chiếc áo dài thướt tha với màu tím hoa cà là biểu trưng của các cô gái Huế, chiếc áo bà ba đen tuyền gợi hình ảnh các má, các chị vùng quê Nam bộ; thì chiếc áo chàm dân dã lại gợi cho chúng ta hình dung ra sắc màu trang phục các dân tộc ít người vùng miền núi...
Ngày Xuân, chiêm ngưỡng những nếp nhà sàn truyền thống của người Tày

Ngày Xuân, chiêm ngưỡng những nếp nhà sàn truyền thống của người Tày

Tìm trong di sản - Hồng Vân - 07:29, 05/02/2022
Đầu Xuân 2022, tiết trời ấm áp, nắng vàng nhạt tạo động lực cho chúng tôi về nơi vùng cao, xa xôi nhất huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Trong không khí Xuân, những nếp nhà sàn truyền thống của đồng bào Tày cũng trở nên thơ mộng.
Tín ngưỡng dân gian trong trò chơi đu quay của Người La Chí

Tín ngưỡng dân gian trong trò chơi đu quay của Người La Chí

Tìm trong di sản - Lam Anh (t/h) - 17:58, 24/01/2022
Mỗi dịp Tết Khu Cù Tê, đồng bào La Chí ở Bản Díu, huyện Xín Mần, Hà Giang lại nô nức đón Xuân vui Tết bằng những lời ca tiếng hát và những trò chơi dân gian độc đáo đặc trưng riêng của dân tộc vùng cao. Đặc biệt là trò chơi đu quay. Trò chơi này không chỉ đáp ứng như cầu vui chơi giải trí mà chính là cách thức thực hành, biểu hiện các tín ngưỡng dân gian của dân tộc La Chí.
Tài chiêm tinh của người Mường qua bộ lịch cổ

Tài chiêm tinh của người Mường qua bộ lịch cổ

Tìm trong di sản - Lam Anh (t/h) - 11:00, 20/01/2022
Xưa nay, văn hóa Mường gói gọn trong câu thành ngữ: “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui tháng tới”. Đến nay, “ngày lui, tháng tới” vẫn được đồng bào Mường ( chủ yếu là người Mường ở Hòa Bình) sử dụng thông qua bộ lịch đoi – bộ lịch cổ hình thành theo cách tính sự di chuyển giữa sao đoi và mặt trăng.