Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếp lửa, trao truyền văn hóa người Mạ

PV - 11:21, 08/08/2022

Được tận mắt nhìn thấy những loại nhạc cụ người Mạ, được đắm mình trong không gian văn hóa cồng chiêng, lắng nghe tiếng kèn bầu, đàn tre, đàn môi, càng thấy cần phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa các DTTS ở Tây Nguyên. Và thầy trò Trường THCS và THPT Lộc Bắc, trong đó hầu hết học sinh là người dân tộc Mạ sinh ra và lớn lên ở địa phương, đã thực hiện một cuộc trải nghiệm thú vị với nghệ thuật truyền thống, được làm những người tiếp nhận ngọn lửa tình yêu văn hóa của một tộc người…

Nghệ nhân K’ Trời (ngồi giữa) truyền dạy âm nhạc truyền thống dân tộc Mạ cho giới trẻ.
Nghệ nhân K’ Trời (ngồi giữa) truyền dạy âm nhạc truyền thống dân tộc Mạ cho giới trẻ.

Tìm đến thôn 4, xã Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) gặp ông K’Pía, một nghệ nhân đam mê chế tác, sử dụng và lưu giữ nhạc cụ dân tộc Mạ. Ông nhiệt tình giới thiệu với chúng tôi chiếc kèn bầu (buốt, woăt) và cây sáo bre tự tay ông làm. Chỉ là một trái bầu khô, mấy ống tre nhỏ, sáp ong đất, những vật liệu hết sức bình dị, quen thuộc có thể tìm thấy trong các gia đình người Mạ nhưng khi được chế tác thành nhạc cụ thì đã trở thành vật thiêng bởi nó kết tinh trong đó tinh hoa văn hóa tộc người.

Chúng tôi cùng ngồi nghe nghệ nhân K’Pía nói say sưa về âm nhạc mà bao đời qua tổ tiên ông truyền lại, về các loại nhạc cụ truyền thống người Mạ và mê mải lắng nghe âm thanh của kèn bầu, của sáo bre. Những giai điệu quen thuộc, gần gũi trong không gian sống núi rừng như kéo người thưởng thức về với mênh mông đại ngàn, về với bản thể hòa mình với thiên nhiên sâu thẳm, phong nhiêu.

Cuộc gặp gỡ nghệ nhân K’Trời ở thôn 2, xã Lộc Bảo (Bảo Lâm, Lâm Đồng) cũng hết sức thú vị. Khi biết chúng tôi tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc Mạ, ông đã rất vui vẻ bày ra tất cả những gì mình có. Nào là bộ chiêng droòng, đàn tre, kèn môi và cả chiếc kèn bầu đã bị hỏng nặng. Ông cười và nói: “Cái kèn này của chú bị hư rồi, không thổi được, để trưng thôi”.

Ông lại chỉ vào đàn tre và kèn môi, nói thêm: “Mấy cái này mình tự làm. Còn kèn bầu thì không biết làm, tuy ngày xưa ông già có chỉ cho cách làm nhưng không học được”.

Tôi thầm nghĩ, liệu ở vùng đồng bào người Mạ, còn có bao nhiêu người như ông K’Trời, ông K’Pía còn có ý thức chắt chiu, gìn giữ những giá trị truyền thống mà ông cha xưa gửi lại. Trong hành trình đi tìm những giá trị văn hóa gần bị lãng quên, gặp được những nghệ nhân hiếm hoi này thật là một điều may mắn…

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy các nhạc cụ dân tộc Mạ hiện nay còn lại không nhiều. Bên cạnh cồng chiêng thì chỉ còn đàn tre, kèn bầu và đàn môi. Đàn đá và kèn T’diếp nổi tiếng ngày xưa thì nay không còn được tìm thấy trong các vùng cư dân Mạ.

Trao đổi với già làng K’Quế ở thôn Hang Ka (xã Lộc Bảo), ông cho biết, hiện nay trong các gia đình người Mạ chủ yếu chỉ còn lưu giữ cồng chiêng, các loại nhạc cụ khác dường như không có hoặc rất ít ỏi. Khảo sát thực tế của chúng tôi cũng có kết quả như lời già làng nói. Quả thật, số người còn biết chế tác và sử dụng nhạc cụ cũng rất ít; việc truyền dạy cho thế hệ trẻ cũng còn hạn chế. Nghệ nhân K’Trời nói: “Nhiều cháu trong nhà dường như không có hứng thú với việc học cách sử dụng nhạc cụ dân tộc. Bản thân chú muốn truyền dạy nhưng tụi trẻ lại không muốn học…”.

Thực tế cho thấy, hiện nay người Mạ không còn cư trú độc lập như ngày xưa mà sống xen kẽ với đồng bào các dân tộc khác. Sự giao thoa và tiếp biến văn hóa đã khiến cho những nghi lễ truyền thống liên quan vòng đời người Mạ ngày càng phai nhạt dần. Mặt khác, trên đất rẫy người Mạ bây giờ hầu hết là những vùng chuyên canh chè, cà-phê và cao-su thay cho những nương lúa rẫy truyền thống.

Vì thế, chuỗi nghi lễ nông nghiệp liên quan vòng đời cây lúa cũng không còn nữa. Ít dần các nghi lễ, lễ hội, không gian biểu diễn mất dần thì cũng đồng nghĩa với các nhạc cụ dân tộc bản địa ngày càng ít được sử dụng và dần phai nhòa trong ký ức tộc người. Nếu những giá trị văn hóa ấy không được trao truyền thì nguy cơ mai một âm nhạc và nhạc cụ dân tộc Mạ là điều khó tránh khỏi.

Nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn nhạc cụ dân tộc bản địa, cùng sự nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, thầy trò Trường THCS và THPT Lộc Bắc đã bắt tay thực hiện đề tài nghiên cứu với tên gọi “Giải pháp bảo tồn và phát huy nhạc cụ dân tộc Mạ tại xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng”.

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực tế, trò chuyện với các đối tượng là già làng, lãnh đạo chính quyền, nghệ nhân, các em thanh thiếu niên và học sinh người Mạ tại địa phương nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến âm nhạc, các nhạc cụ dân tộc Mạ đang bị mai một. Các nghệ nhân đã nhiệt tình hướng dẫn các em học sinh cách làm đàn tre, kèn bầu và hướng dẫn các em sử dụng với mong muốn ghi chép lại cách làm, cách chơi để làm “vốn liếng” lưu truyền cho các thế hệ sau.

Chẳng hạn như nghệ nhân K’Trời hướng dẫn các em học sinh làm đàn tre và ghi lại cách làm loại nhạc cụ này. Sản phẩm khi hoàn thiện được đưa vào phòng âm nhạc của nhà trường để trưng bày và giới thiệu đến đông đảo học sinh. Thầy trò nhóm nghiên cứu cũng nhờ các giáo viên âm nhạc ký âm các bản nhạc dân gian Mạ được thể hiện trên các nhạc cụ cổ truyền để phục vụ việc biểu diễn và phổ biến thuận lợi.

Với mục đích chia sẻ, lan tỏa văn hóa người Mạ nói chung và âm nhạc dân gian người Mạ nói riêng ra cộng đồng, một cách làm khác của nhóm là tiến hành lập fanpage “Âm sắc người Mạ” để kết nối cộng đồng dân tộc Mạ ở khắp mọi miền đất nước, giúp giới trẻ Mạ hiểu biết hơn về văn hóa, âm nhạc truyền thống và các loại nhạc cụ của dân tộc mình. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào và tạo động lực cho họ có ý thức bảo tồn văn hóa, nghệ thuật, gìn giữ và học cách chế tác các loại nhạc cụ đang có nguy cơ mai một.

Đặc biệt, một giải pháp quan trọng và thiết thực mà nhóm nghiên cứu thực hiện là thành lập câu lạc bộ “Văn nghệ dân gian người Mạ” trong nhà trường. Ngay từ khi thành lập, câu lạc bộ đã thu hút nhiều học sinh tham gia. Những thành viên trong câu lạc bộ không chỉ có học sinh người Mạ mà còn có cả các bạn người Kinh, người Tày và các dân tộc khác. Khi được giáo viên động viên, truyền cảm hứng, các em tham gia rất tích cực và thể hiện niềm yêu thích đối với văn hóa, văn nghệ dân tộc.

Em K’Thư, học sinh lớp 10A2 (Trường THCS và THPT Lộc Bắc), chia sẻ: “Được xem các nghệ nhân biểu diễn, được học đánh cồng chiêng, chơi đàn tre và kèn bầu, em cảm thấy yêu và tự hào về di sản văn hóa của dân tộc mình. Đồng thời, em cảm thấy mình cần có trách nhiệm bảo tồn các giá trị truyền thống của dân tộc em đang dần mất đi!”.

Em Đỗ Thị Thúy Kiều, người Kinh, học sinh lớp 11A2 cùng trường, cũng nói: “Tuy không phải là người Mạ nhưng em đã tiếp xúc với các bạn đồng bào dân tộc Mạ từ khi còn nhỏ. Vì thế, em yêu thích văn hóa Mạ, thích thú khi được tham gia những buổi học đánh cồng chiêng, chơi nhạc cụ. Những lúc như vậy đã giúp em trở nên gắn kết với các bạn, có thêm nhiều kỹ năng và hiểu biết thêm về văn hóa tộc người nơi em đang sống…”.

Cơ duyên ban đầu của những việc làm này của thầy trò Trường THCS và THPT Lộc Bắc là xuất phát từ mục đích nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Công trình đoạt giải nhì trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh lần thứ 14, năm học 2021-2022 đã giúp thầy trò có thêm động lực. Tuy nhiên, điều ý nghĩa hơn là trong hành trình đó, các thầy cô giáo và học sinh đã có thêm tình yêu và niềm đam mê đối với văn hóa Mạ, ý thức được đây không còn là nhiệm vụ mà là trách nhiệm, đặc biệt là tạo cảm hứng và định hướng cho các thế hệ học sinh đến với các giá trị di sản.

Nhất là khi Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, khi mà nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang nguy cơ mai một và phai nhạt, thì đòi hỏi nỗ lực và sự cố gắng của rất nhiều người trong công cuộc bảo tồn văn hóa. Hành động này sẽ góp phần gieo niềm cảm hứng trên hành trình dẫn dắt thế hệ trẻ đến với những giá trị tuyệt vời trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Tour du lịch độc đáo thăm làng "cá gỗ"

Tour du lịch độc đáo thăm làng "cá gỗ"

Dù ra mắt vào cuối năm 2023, song tính đến thời điểm hiện tại, sức hút của tour du lịch "Làng cá gỗ - sau ánh hào quang" vẫn chưa hề suy giảm. Về làng Quỳnh Đôi, du khách không chỉ có dịp ghé thăm vùng đất khoa bảng nức tiếng của xứ Nghệ mà còn được lắng nghe giai thoại về con cá gỗ, thấm thía câu chuyện của những người khai ấp lập làng, gian nan đưa thầy về dạy học để duy trì nghiệp đèn sách nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền… Đó là ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ngày 17/4.
Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Kinh tế - Minh Thu - 16:10, 17/04/2024
Theo dự báo của ngành chức năng, năm 2024, xuất khẩu trái cây của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhiều thị trường khó tính đang mở cửa tiếp nhận. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD, đòi hỏi doanh nghiệp và người dân cần đẩy mạnh liên kết sản xuất để nâng chất lượng trái cây xuất khẩu.
Cúp C1 châu Âu: Ngược dòng đẳng cấp, PSG hạ gục Barcelona, giành vé vào Bán kết

Cúp C1 châu Âu: Ngược dòng đẳng cấp, PSG hạ gục Barcelona, giành vé vào Bán kết

Thể thao - Hoàng Minh - 14:50, 17/04/2024
Dù đã dành lợi thế cực lớn trong trận lượt đi, nhưng Barcelona vẫn để PSG lật ngược thế cờ trong trận lượt về. Thất bại 4-1 ngay trên sân nhà khiến Barcelona đánh mất tấm vé vào vòng Bán kết Cúp C1 châu Âu.
Cúp C1 châu Âu: Rượt đuổi kinh điển, Dortmund đại thắng Atletico Madrid

Cúp C1 châu Âu: Rượt đuổi kinh điển, Dortmund đại thắng Atletico Madrid

Thể thao - Hoàng Minh - 14:48, 17/04/2024
Trong trận lượt đi vòng Tứ kết Cúp C1 châu Âu, Dortmund và Atletico Madrid đã cống hiến cho khán giả một trận đấu hấp dẫn với màn rượt đuổi nghẹt thở cùng 6 bàn thắng được ghi.
Sóc Trăng: Thông qua Nghị quyết về mức hỗ trợ đồng bào vùng DTTS tham gia học xóa mù chữ theo Chương trình MTQG 1719

Sóc Trăng: Thông qua Nghị quyết về mức hỗ trợ đồng bào vùng DTTS tham gia học xóa mù chữ theo Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Như Tâm - 14:44, 17/04/2024
Ngày 17/4, tại kỳ họp thứ 19 ( Chuyên đề), HĐND tỉnh Sóc Trăng đã thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ khuyến khích người dân vùng đồng bào DTTS học tập, xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh cho 43.681 người từ 15 tuổi đến 60 tuổi tại 63 xã vùng đồng bào DTTS chưa biết chữ.
Quảng Nam: Triển khai nhiều sự kiện để kích cầu du lịch 2024

Quảng Nam: Triển khai nhiều sự kiện để kích cầu du lịch 2024

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 14:41, 17/04/2024
Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch năm 2024 với chủ đề “Quảng Nam – Miền xanh Di sản”, sẽ diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11/2024. Chương trình gồm 02 giai đoạn: giai đoạn 1 “Quảng Nam – Cảm xúc mùa hè” từ tháng 5 đến tháng 8/2024 và giai đoạn 2 “Mùa vàng xứ Quảng” từ tháng 9 đến hết tháng 11/2024, với nhiều gói sản phẩm du lịch đặc sắc với chính sách giá ưu đãi và các dịch vụ chất lượng phục vụ khách du lịch đến với Quảng Nam.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Bình Định: Tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân - 14:38, 17/04/2024
Với mục đích lựa chọn một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng mỗi địa phương (OCOP) để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu, UBND Bình Định chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Để buôn làng ngày càng đẹp hơn (Bài 1)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Để buôn làng ngày càng đẹp hơn (Bài 1)

Kinh tế - Ngọc Thu - 11:05, 17/04/2024
Với các giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tế từng địa phương, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Gia Lai đã trở thành phong trào sôi nổi rộng khắp, được người dân đồng thuận hưởng ứng tham gia thực hiện để hoàn thành các tiêu chí. Nhờ đó, buôn làng vùng nông thôn đã có chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của người dân được nâng lên.
Bình Định đứng đầu trong 5 địa phương khu vực kinh tế miền Trung về tốc độ tăng trưởng GRDP quý I - 2024

Bình Định đứng đầu trong 5 địa phương khu vực kinh tế miền Trung về tốc độ tăng trưởng GRDP quý I - 2024

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:06, 17/04/2024
Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) của Bình Định quý I – 2024 tăng 6,3% so với cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng xếp thứ 22/63 địa phương cả nước, thứ 7/14 địa phương vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ và xếp thứ nhất trong 5 địa phương khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bình Định: Phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc lần thứ 3 năm 2024

Bình Định: Phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc lần thứ 3 năm 2024

Giáo dục - T.Nhân - 08:59, 17/04/2024
Ngày 16/4, tại Thư viện tỉnh Bình Định, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Chương trình phát động, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Bình Định lần thứ 3 năm 2024.
Quảng Nam: Hiệu quả từ việc lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng NTM

Quảng Nam: Hiệu quả từ việc lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng NTM

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 07:57, 17/04/2024
Xác định nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh việc triển khai phân bổ vốn để thực hiện nhiều chương trình, dự án. Nhờ đó, nhiều địa phương đã đầu tư hỗ trợ sinh kế cho người dân, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo. Đăc biệt, việc lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn giúp các huyện miền núi đầu tư xây dựng nông thôn mới (NTM), làm thay đổi đáng kể diện mạo các thôn làng.