Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trải nghiệm văn hoá cồng chiêng nơi phố núi Pleiku

Ngọc Thu - 08:46, 05/09/2022

Chương trình Cồng chiêng cuối tuần - Thưởng thức và trải nghiệm tại Gia Lai nhân dịp đón Tết Độc lập, trong 2 ngày (2/9 - 3/9), là dịp để du khách hoà mình vào không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, cùng những trải nghiệm khó quên về hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai đến với du khách trong và ngoài nước.

Các nghệ nhân trình diễn cồng chiêng tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku như ở lễ hội làng của mình
Các nghệ nhân trình diễn cồng chiêng tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku

Trong 2 đêm diễn đã có gần 100 nghệ nhân Gia Rai của TP. Pleiku đã mang đến cho người dân và du khách những tiết mục trình diễn cồng chiêng đặc sắc; cùng các điệu xoan truyền thống uyển chuyển, nhịp nhàng. 

Trong không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng Tết Độc lập 2/9, những tiết mục như: Hòa tấu cồng chiêng "Mừng chiến thắng", "Mừng lúa mới"… được các nghệ nhân tự tin trình diễn như đang sống với lễ hội ở ngay làng mình. Mỗi giai điệu đều gắn với đời sống hàng ngày của người dân, nói lên tiếng lòng, tâm tư, tình cảm của đồng bào DTTS. 

Nghệ nhân A Mưn (làng Tiên, xã Tân Sơn, TP. Pleiku) bày tỏ: Được biểu diễn cồng chiêng cho mọi người xem, mình thấy vui và tự hào lắm. Cồng chiêng vốn là tài sản vô giá, được bao đời ông cha trao truyền lại đến đời nay, nó chính là niềm tự hào, trách nhiệm phải gìn giữ, phát huy của mình cùng dân làng. Vì vậy, bao năm qua, có dịp là mình sẵn sàng trình diễn và truyền lại cho con cháu, để chúng nó không được quên bản sắc văn hoá dân tộc mình.

Người dân, du khách cùng nghệ nhân hoà mình vào điệu xoang nhịp nhàng
Người dân, du khách cùng nghệ nhân hoà mình vào điệu xoang nhịp nhàng

Mặc dù Tây Nguyên đang vào mùa mưa, từng hạt mưa khẽ rớt xuống, thế nhưng, trước sự nhiệt tình giới thiệu, hướng dẫn của các nghệ nhân người Gia Rai trong đội cồng chiêng, du khách lần lượt được hoà mình vào vòng xoang, cùng múa theo những bước chân nhịp nhàng. Vòng xoang cứ thế được nới rộng ra, mọi người tay trong tay hoan ca theo tiếng cồng chiêng trầm bổng đầy mê hoặc, đong đầy cảm xúc.

Anh Trần Hữu Hoà Khang (TP. Hội An, Đà Nẵng) phấn khởi nói: “Được tham gia trải nghiệm không gian văn hoá cồng chiêng ở ngay chính TP. Pleiku, tôi thật sự ngạc nhiên và thích thú. Chứng kiến những tiết mục trình diễn, tôi thêm hiểu hơn về cuộc sống, văn hoá của con người Tây Nguyên. Tôi đã đi nhiều nơi nhưng vùng đất Gia Lai luôn để lại cho tôi ấn tượng, bởi những câu chuyện kì thú về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, luôn cuốn hút chúng tôi".

Các nghệ nhân nhí tự tin nhảy múa, trình diễn trước khán giả
Các nghệ nhân nhí tự tin nhảy múa, trình diễn trước khán giả

Chương trình Cồng chiêng cuối tuần - Thưởng thức và trải nghiệm, là hoạt động nhằm thực hiện Chương trình hành động Quốc gia đã cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị di sản văn hóa phi vật thể Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; tạo điều kiện để cồng chiêng được trở về với đúng môi trường vốn có, các nghệ nhân được thoải mái, tự nhiên thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. 

Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch địa phương, đồng thời giới thiệu, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người Gia Lai đến với du khách trong và ngoài nước. Qua các đêm diễn, Chương trình đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các nghệ nhân và thu hút hàng ngàn lượt du khách trong và ngoài tỉnh đến thưởng thức và trải nghiệm.

Ông Nguyễn Quang Tuệ, Trưởng phòng Quản lý Văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cho biết: Hiện nay, thành phố có nhiều điểm vui chơi hiện đại, nên những điểm sinh hoạt hướng tới văn hoá dân tộc cũng dần bị ít đi. Vì vậy, địa phương đã tạo thêm một sân chơi bổ ích cho đồng bào DTTS, hướng mọi người đến việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc. Đồng thời, khi du khách trải nghiệm tại đây sẽ hiểu rõ, đúng hơn về không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. 

"Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì hàng tuần, kêu gọi xã hội hoá để tạo điều kiện giúp các nghệ nhân vừa trình diễn vừa có thêm thu nhập. Hy vọng, đây sẽ là tiền đề để tạo nếp sinh hoạt thưởng thức, trải nghiệm cồng chiêng đặc sắc, hướng đến bảo tồn và nhân lên tình yêu văn hoá dân tộc ”, ông Nguyễn Quang Tuệ chia sẻ.

Các gian hàng chuẩn bị món ăn đặc trưng của dân tộc Gia Rai như gà nướng, cơm lam sẵn sàng phục vụ thực khách
Các gian hàng chuẩn bị món ăn đặc trưng của dân tộc Gia Rai như gà nướng, cơm lam sẵn sàng phục vụ thực khách

Trong những ngày diễn ra chương trình, du khách không chỉ được trải nghiệm không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, mà còn được thưởng thức ẩm thực phong phú của phố núi .Với gần 30 gian hàng cùng nhiều món ăn hấp dẫn, đặc trưng của miền đất cao nguyên nắng gió như, gà nướng, cơm lam, lá mì xào, bánh tráng, cơm cháy… chắc chắn sẽ để lại cho du khách những kỷ niệm, dấu ấn khó quên về Pleiku đậm đà bản sắc dân tộc, về một phố núi “chưa xa đã nhớ”...

Tin cùng chuyên mục
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 14 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 14 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 14 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 14 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 14 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 14 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 14 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 14 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 15 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 15 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.