Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trung Quốc phát triển "lúa nước mặn" đảm bảo an ninh lương thực

Thành Nam - 18:43, 17/05/2022

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển các giống lúa chịu mặn nhằm đảm bảo an ninh lương thực khi mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

Nông dân trồng lúa chịu mặn trên cánh đồng thử nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa chịu mặn-kiềm Qingdao ở Thanh Đảo.
Nông dân trồng lúa chịu mặn trên cánh đồng thử nghiệm tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa chịu mặn-kiềm Qingdao ở Thanh Đảo.

Huyện Tĩnh Hải (phía bắc Trung Quốc, thuộc thành phố Thiên Tân) vốn được biết đến là nơi không phù hợp để trồng lúa. Nằm dọc theo bờ biển Bột Hải, hơn một nửa diện tích đất của khu vực này là đất mặn, kiềm, nơi cây trồng không thể tồn tại. Tuy nhiên vào mùa thu năm ngoái, huyện Tĩnh Hải đã sản xuất thành công 100 héc-ta lúa.

Bí quyết cho vụ mùa bội thu này nằm ở các giống lúa chịu mặn do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển với hy vọng đảm bảo an ninh lương thực đang bị đe dọa bởi mực nước biển dâng, nhu cầu ngũ cốc ngày càng tăng và gián đoạn chuỗi cung ứng.

Được gọi là “lúa nước mặn” vì được trồng ở vùng đất mặn gần biển, các giống lúa này được tạo ra nhờ lựa chọn gen đột biến từ loại gạo hoang đã được chọn lọc có khả năng kháng mặn và kiềm tốt hơn. Các cánh đồng thử nghiệm ở Thiên Tân và các quận huyện xung quanh, bao gồm cả Tĩnh Hải, đã ghi lại năng suất 4,6 tấn/mẫu Anh (1 mẫu Anh xấp xỉ 4 nghìn mét vuông) vào năm ngoái, cao hơn mức trung bình quốc gia về sản xuất các giống lúa tiêu chuẩn.

Hạt giống là con chip của nông nghiệp”

Wan JiliTrung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa chịu mặn Thanh Đảo (Trung Quốc)

Bước đột phá diễn ra khi Trung Quốc đang tìm cách đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm và năng lượng trong nước trước sự nóng lên toàn cầu và căng thẳng địa chính trị leo thang khiến hàng nhập khẩu trở nên kém tin cậy hơn.

“Hạt giống là con chip của nông nghiệp”, Wan Jili, một nhà quản lý tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa chịu mặn Thanh Đảo cho biết, nhằm ví von sự quan trọng của hạt giống này tương tự như vai trò không thể thiếu của chất bán dẫn đối với sự phát triển của công nghệ.

Trung Quốc đã nghiên cứu lúa chịu mặn từ những năm 1950. Nhưng thuật ngữ “lúa nước mặn” chỉ bắt đầu được chú ý trong những năm gần đây sau khi Viên Long Bình - một trong những nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu Trung Quốc, bắt đầu nghiên cứu ý tưởng này vào năm 2012.

Viên Long Bình tại một cánh đồng lúa lai siêu hạng ở Quảng Tây
Viên Long Bình tại một cánh đồng lúa lai siêu hạng ở Quảng Tây

“Cha đẻ của lúa lai” Viên Long Bình được coi là anh hùng dân tộc của Trung Quốc, vì đã góp công thúc đẩy thu hoạch ngũ cốc, cứu hàng triệu người khỏi nạn đói nhờ công trình nghiên cứu các giống lúa lai năng suất cao vào những năm 1970. Năm 2016, ông chọn 6 địa điểm trên khắp đất nước Trung Quốc có điều kiện thổ nhưỡng khác nhau biến thành ruộng thử nghiệm lúa chịu mặn. Năm 2017, ông thành lập Trung tâm nghiên cứu ở Thanh Đảo với mục tiêu thu hoạch 30 triệu tấn gạo từ việc sử dụng 6,7 triệu héc-ta đất cằn cỗi.

“Chúng ta có thể nuôi sống thêm 80 triệu người bằng lúa chịu mặn vào năm 2020. Các nhà nghiên cứu nông nghiệp như chúng tôi nên gánh vác trách nhiệm bảo vệ an ninh lương thực”, Viên Long Bình phát biểu trong một bộ phim tài liệu phát sóng vào năm 2018.

Biến đổi khí hậu khiến nhiệm vụ này càng trở nên cấp thiết. Mực nước vùng duyên hải Trung Quốc đã tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu trong 40 năm qua, một xu hướng đáng lo ngại do nước này phụ thuộc phần lớn vào bờ biển dài và thấp ở phía đông để sản xuất ngũ cốc. Trồng lúa chịu mặn thành công trên quy mô lớn sẽ cho phép Trung Quốc tận dụng nhiều hơn diện tích đất nhiễm mặn trong khu vực.

Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu Trung Quốc, mực nước biển trên khắp thế giới có thể tăng tới 59 cm vào cuối thế kỷ này nếu trái đất ấm lên 2 độ C. Các đại dương xung quanh Hoa Kỳ sẽ phình ra nhanh hơn trong vòng ba thập kỷ tới so với thế kỷ trước.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh trong một số cuộc họp gần đây với các quan chức chính phủ hàng đầu rằng, việc đảm bảo cung cấp hàng hóa sơ cấp là một “vấn đề chiến lược lớn” do áp lực về khí hậu và địa chính trị.

Các nhà khoa học Trung Quốc đang đánh cược rằng đất đai cằn cỗi, nhiễm mặn (khoảng 100 triệu héc-ta, có diện tích tương đương Ai Cập) có thể sẽ biến thành các mảnh đất sản xuất ngũ cốc hiệu quả. Trong khi đó, diện tích đất canh tác đã giảm 6% từ năm 2009 đến 2019 vì quá trình đô thị hóa, ô nhiễm và lạm dụng phân bón.

Nông dân thu hoạch lúa chịu mặn ở tỉnh Sơn Đông.
Nông dân thu hoạch lúa chịu mặn ở tỉnh Sơn Đông.

Để tận dụng đất mặn, nông dân thường pha loãng ruộng của họ với một lượng lớn nước ngọt. Phương pháp này vẫn được sử dụng phổ biến ở một số vùng ven biển. Tuy nhiên nó đòi hỏi một lượng lớn nước và thường không cải thiện năng suất đủ để có ý nghĩa về mặt kinh tế.

Zhang Zhaoxin, một nhà nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc hiện đang xem xét một phương pháp khác để phát triển các giống ngũ cốc có thể chịu mặn, việc trồng trọt sẽ sớm thành công với sự hỗ trợ của chính phủ”.

Nhóm nghiên cứu ở Thanh Đảo vào tháng 10 năm ngoái cho biết, họ có thể đáp ứng mục tiêu trồng 6,7 triệu ha lúa nước mặn trong vòng 10 năm. Năm 2021, tập đoàn được giao phụ trách 400.000 ha đất để mở rộng sản xuất lúa nước mặn.

“Nếu Trung Quốc có thể tự cung tự cấp nhiều hơn về lương thực, thì đó cũng sẽ là một đóng góp cho an ninh lương thực của thế giới”, Zhang khẳng định.

Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Tin nổi bật trang chủ
Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Thanh Hoá: Tạo dấu ấn trong dịch vụ môi trường rừng

Kinh tế - Cam Phúc - 6 giờ trước
Quỹ bảo vệ, phát triển rừng và phòng chống thiên tai Thanh Hoá cho biết, từ năm 2012 đến nay toàn tỉnh đã thu được trên 148 tỷ đồng từ dịch vụ phát triển rừng và phòng chống thiên tai. Từ nguồn kinh phí này, hàng năm đã tiến hành chi trả cho 22 chủ rừng tổ chức, 516 cộng đồng dân cư thôn bản và trên 2.500 hộ gia đình cá nhân.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Bảo vệ vững chắc vùng “phên giậu” (Bài 1)

Phóng sự - Thúy Hồng- Thanh Thuận - 13 giờ trước
Mới đây, có dịp rong ruổi trên tuyến biên giới Cao Bằng, vùng đất biên cương địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Đi trên những cung đường ngắm nhìn bức tranh đồi núi trập trùng, những bản làng với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, trường học kiên cố, chứng kiến về sự thay đổi trong đời sống kinh tế, tinh thần của Nhân dân ở các bản làng vùng cao... chúng tôi càng cảm nhận nhiều hơn về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi, sự chung tay, góp sức của các cấp chính quyền, lực lượng chức năng để đồng bào an tâm bám bản, bám làng xây dựng cuộc sống, bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia.
Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Nỗi lo thú cưng hóa thú dữ

Xã hội - Tiêu Dao - 13 giờ trước
Rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra khi chó nuôi làm thú cưng bỗng dưng hóa “thú dữ” tấn công người khác. Những quy định về việc nuôi thú cưng đã có, tuy nhiên việc người dân không tuân thủ cũng như chế tài xử phạt chưa mạnh tay đã khiến nhiều hệ lụy xảy ra.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 13 giờ trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 13 giờ trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Tin trong ngày - 23/4/2024

Tin trong ngày - 23/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tập trung khắc phục hậu quả mưa dông, lốc. Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Thường Xuân lần thứ IV năm 2024. Khởi công Dự án "Bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Tày tại xã Mường Lai". Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13 giờ trước
Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 14 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 14 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 14 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 14 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.