Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Tương Dương (Nghệ An): Điểm tái định cư di dân vùng sạt lở… đang bị sạt lở!

Thành An - CĐ - 21:01, 13/06/2021

Nhiều hộ dân xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An) đang “khóc dở mếu dở”, khi niềm hi vọng sớm được an cư ở vùng đất mới đã bị tắt ngấm. Nguyên nhân là do khu vực được chọn làm điểm tái định cư (TĐC) đã xuất hiện vết nứt và sạt lở nghiêm trọng.

Một mảnh đất được chọn để dựng nhà tại khu tái định cư nhưng giờ đây đành phải hủy bỏ vì nỗi lo sạt lở
Một mảnh đất được chọn để dựng nhà tại khu tái định cư nhưng giờ đây đành phải hủy bỏ vì nỗi lo sạt lở

“Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

Trận lũ tháng 8/2018, đã gây sạt lở nghiêm trọng dọc hai bên bờ dòng sông Nậm Nơn, thuộc xã Lượng Minh, huyện Tương Dương. Nước lũ đã gây xói lở, cuốn trôi nhiều nhà cửa của nhiều hộ dân xuống dòng nước đục ngầu. 

Trước thực tế này, để an cư, UBND huyện Tương Dương đã lập đề án TĐC, và làm chủ đầu tư dự án bố trí chỗ ở khẩn cấp cho các hộ dân bị ngập lụt, sạt lở đất tại các bản Minh Phương, bản Xốp Mạt, xã Lượng Minh (Tương Dương). Tổng kinh phí mà UBND huyện Tương Dương làm chủ đầu tư, là hơn 7,3 tỉ đồng, thời gian thực hiện 5 tháng.

Theo đó, khi dự án hoàn thành sẽ có 17 hộ dân ở bản Minh Phương, xã Lượng Minh  được bố trí chỗ ở khỏi khu vực bị sạt lở nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi điểm TĐC còn thi công dở dang, thì đã lại xuất hiện vết nứt lớn, buộc chủ đầu tư phải dừng lại.

Qua quan sát của chúng tôi, dự án xây dựng điểm TĐC khẩn cấp cho các hộ dân bản Xốp Mạt và Minh Phương đã thi công xong đường lên xuống, hệ thống kè mái taluy âm và dương. Trên khu vực TĐC, đã có 1 hộ dân là ông Vi Văn Tạo dựng xong nhà, nhưng không dám ở, đành phải đi ở tạm tại khu vực dốc Họ cách đó không xa. 

 "Nhà ta bỏ nhiều tiền thuê người dựng nhà đấy. Mất nhiều ngày mới xong nhưng không ở được. Vì sạt lở nên phải bỏ nhà mới đến nơi khác ở tạm", ông Vi Văn Tạo cho biết

Gia đình ông Lục Văn Thắng có 4 nhân khẩu, cũng đang sống cảnh tạm bợ bên mái taluy âm của dòng Nậm Nơn. Ông Thắng nói: Gần 4 cái tết rồi, nhà ta vẫn ở tạm bợ đấy. Khi dự án gần xong, ta bốc thăm đất và đã dựng tạm khung nhà lên khu TĐC rồi. Nhưng đất bị sạt lở nên nhà ta không dám lên, lại quay về ở chỗ tạm thôi.

Tương tự, trong căn lều tạm bên dòng Nậm Nơn, bà Lô Thị Thu đang nhóm lửa chuẩn bị bữa cơm trưa. Bà Thu buồn bã: nhà ta có 6 khẩu, trước đây sống tại khu vực gần cầu treo Xốp Mạt. Lũ năm 2018, khiến nhà cửa bị sạt lở nghiêm trọng, phải di dời ra khu vực ven Tỉnh lộ 534B nằm bên sông Nậm Nơn ở tạm. Ta cũng muốn có chỗ ở an toàn để ổn định cuộc sống…

Phương án xấu nhất là hủy bỏ

Hiện tại, ở điểm TĐC này, mái taluy dương từ trên đỉnh núi đã bị trượt xuống, đồng thời xuất hiện nhiều vết nứt lớn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc người dân không dám lên ở. Còn chính quyền địa phương cũng chưa bố trí đất để các hộ dân dựng nhà cửa, mà chờ phương án khắc phục sửa chữa đến khi đảm bảo an toàn bền vững mới di dân lên.

Mặc dù thời gian thực hiện của dự án là 5 tháng, kể từ ngày khởi công, nhưng do địa hình khó khăn, thời tiết mưa nhiều làm ảnh hưởng đến giải pháp thi công, chậm tiến độ. Trong tháng 9 và tháng 10 năm 2020, trên địa bàn huyện liên tiếp chịu ảnh hưởng các cơn bão số 5, số 7 và số 9, đã xuất hiện nhiều đợt mưa lớn kéo dài làm cho địa điểm xây dựng khu TĐC xuất hiện vết nứt lớn có nguy cơ sạt lở cao.

Bà Lô Thị Thu buồn bã vì cuộc sống tạm bợ bên dòng Nậm Nơn
Bà Lô Thị Thu buồn bã vì cuộc sống tạm bợ bên dòng Nậm Nơn

Chủ tịch UBND xã Lượng Minh Vi Đình Phúc thành thật: Do nhà cửa bị sạt lở vì lũ, nên hiện các hộ dân đang sống rải rác dọc sông Nậm Nơn, một số thì ở nhờ nhà anh em. Người dân rất bức bách về nhà ở. Mỗi mùa mưa lũ đổ về là mỗi lần  xã lo ngay ngáy.

Lẽ ra, ở thời điểm hiện tại, 17 hộ dân đã được đưa đến nơi ở mới. Nhưng vì địa chất điểm TĐC đang xây dựng, tiếp tục bị sạt trượt khiến cho người dân lại phải tiếp tục chờ đợi. Mỗi mùa mưa bão trôi qua, người dân lại thấp thỏm, bất an.

Chủ tịch UBND xã Lượng Minh cũng bộc bạch: "Chúng tôi biết người dân rất bức bách về chỗ ở nhưng xã cũng chịu vì không có nguồn lực. Có hộ còn đề xuất xã cho làm nhà ven sông nhưng ven sông, suối cũng là khu vực có nguy cơ sạt lở cao, không thể xây dựng nhà cửa được.".

Liệu có thể chọn một vị trí khác để xây dựng điểm TĐC mới hay không? Chúng tôi hỏi và ông Phúc khẳng định là rất khó. “Tiếng là địa bàn miền núi, đất đai rộng nhưng thực tế đây lại là núi cao, có độ dốc lớn, vì thế rất khó để chọn được vị trí phù hợp”, ông Phúc nói.

Một khó khăn khi triển khai xây dựng điểm TĐC này là, kinh phí được bố trí chưa đủ so với dự toán. Tổng kinh phí được phê duyệt hơn 7,3 tỷ đồng, nhưng đến nay mới chỉ mới bố trí được gần 2,5 tỷ đồng. Chưa kể việc xảy ra sạt lở, và vết nứt lớn ngay trên đỉnh của khu TĐC, khiến cho chi phí sửa chữa có thể đội lên. Phương án xấu nhất là có thể phải hủy bỏ điểm TĐC này.

Theo ông Nguyễn Trung Sơn, Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng huyện Tương Dương thì, hiện tại huyện đang tiếp tục theo dõi diễn biến của các vết nứt, vết sạt trượt, chờ đến thời điểm ổn định, sẽ đề xuất phương án sửa chữa, đến khi hoàn thành và không có bất cứ nguy hiểm nào nữa thì mới chuyển dân vào ở.


Tin cùng chuyên mục
Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Tôi đã gặp ở Con Cuông những đêm hội rượu cần chếnh choáng men say. Tôi cũng đã gặp ở Con Cuông những đêm giã bạn bên ánh lửa nồng nàn trong mắt, cuốn hút và mời mọc… Đêm nay, tôi cũng đã bắt gặp lại những điều như thế và còn hơn thế ở “Điểm hẹn Nàng Màn”.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 19:24, 23/04/2024
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cho thấy nắng nóng bao trùm cả nước.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 19:20, 23/04/2024
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 19:13, 23/04/2024
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 16:05, 23/04/2024
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Giáo dục - T.Hợp - 13:30, 23/04/2024
Nhằm giúp học sinh làm quen với quy trình đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, theo kế hoạch, từ ngày 24 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:15, 23/04/2024
Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đang thăm chính thức Việt Nam.
Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Thời sự - PV - 11:20, 23/04/2024
Nêu thực tế lái xe chạy đường dài, chạy liên tục mà không dừng dễ căng thẳng, gây ra tai nạn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần phải đầu tư một cách đồng bộ hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 08:01, 23/04/2024
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 07:53, 23/04/2024
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 07:48, 23/04/2024
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.