Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Về Hô Tra uống chè nghìn năm tuổi

Trọng Bảo - 07:18, 16/05/2022

Sinh ra ở mảnh đất Tân Uyên (Lai Châu) đầy nắng gió, nhưng hồi đó, chưa một lần tôi được đến Hô Tra mà mới chỉ được nghe qua lời kể của những bậc cao niên. Hô Tra trong hình dung của tôi và rất nhiều người khi đó, là mảnh đất đầy gian khó.

Đường vào bản Hô Tra vẫn còn lắm gian nan
Đường vào bản Hô Tra vẫn còn lắm gian nan

Rồi nghề nghiệp cũng đã cho tôi cơ hội đến được bản Hô Tra. Con đường vào bản giờ đây, tuy đã được mở rộng nhưng cũng chỉ là đường tạm, những hòn đá to như con gà, con lợn nằm ngổn ngang khiến cho chiếc xe chở chúng tôi chỉ chực đổ. Khó khăn là vậy, gian nan là vậy, nhưng người dân nơi đây vẫn một lòng giữ đất, giữ rừng, bởi rừng cho họ nguồn nước uống hàng ngày, rừng cho họ thảo quả. Đặc biệt, ở đây có rừng chè cổ thụ mà chẳng đâu có được, bà con nơi đây mỗi khi đi nương về, chỉ cần nhấp một ngụm chè là mọi mệt mỏi dường như tan biến.

Bản Hô Tra nằm cách trung tâm xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên khoảng 15km, bản nằm cheo leo trên độ cao 1.500m so với mực nước biển, thời tiết ở đây mát mẻ quanh năm tương tự Sa Pa (Lào Cai).

Đón tôi trong ngôi nhà gỗ khang trang, mái lợp đã phủ lớp rêu phong, minh chứng cho dấu ấn của thời gian; bên chén trà xanh nghi ngút khói, Trưởng thôn Thào A Phành chậm rãi kể: Bản Hô Tra có đến mấy trăm năm tuổi rồi, ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, di cư từ Sa Pa (Lào Cai) sang khai khẩn đất hoang. Cái tên “Hô Tra” của bản, cũng là để nhớ công lao của những người bố, đã dẫn cả gia đình tới vùng đất mới sinh sống.

“Từ lúc chuyển đến đây, bà con phát nương trồng ngô, trồng thảo quả, địa lan, thấy được lợi ích kinh tế cho nên bà con giữ rừng, không phá. Giờ còn được tiền hỗ trợ bảo vệ môi trường rừng, nên rừng còn được bà con gìn giữ, coi trọng hơn nữa”, Trưởng thôn Phành kể.

Khi đi rừng về mệt mỏi, chỉ cần nhấm một ngụm chè từ những cây chè cổ thụ này, cũng đủ để phục hồi sức khỏe và tỉnh táo
Khi đi rừng về mệt mỏi, chỉ cần nhấm một ngụm chè từ những cây chè cổ thụ này, cũng đủ để phục hồi sức khỏe và tỉnh táo

Cũng theo ông Phành, trong rừng có nhiều cây gỗ nghìn năm tuổi, hai ba người ôm không hết. Có những cây mà các cụ cao niên trong bản cũng chưa từng đặt chân tới được, chỉ nhìn thấy từ xa vì không có đường. Trong rừng, lớp thảm thực vật dày, xốp, tạo độ mùn giúp cây thảo quả của bà con cao hơn đầu người, cho những chùm quả sai trĩu dưới gốc.

Đặc biệt, rừng ở đây có những cây chè cổ thụ, cao hàng chục mét, thân 4 - 5 người ôm. Đến mùa, người dân leo lên ngọn những cây chè cổ thụ để hái búp non mang về pha nước uống. Khi đi rừng về mệt mỏi, chỉ một ngụm chè cũng đủ giúp người ta hồi phục sức khỏe, mang lại sự tỉnh táo.

“Từ thời các cụ lên đây đã thấy những cây chè này, chúng cao lớn, có khi cả nghìn năm tuổi rồi. Chè ở đây hấp thụ gió mưa của trời đất, nên búp dày dặn, xanh mởn. Khi uống có mùi thơm mát như sương sớm trong rừng, có vị ngọt chứ không chát, rất hiếm có nơi nào có chè được như vậy. Uống vào thì tinh thần sảng khoái, sung sức hơn”, già làng Châu A Vảng năm nay đã gần 100 tuổi bảo vậy.

Chè cổ thụ chỉ thu hái từ tháng 3 - 6 là cho chất lượng ngon nhất. Khi mùa chè đến, thanh niên trai tráng trong bản mang theo gùi, dắt dao bên hông, cơm nắm muối vừng để lên rừng. Khi những búp chè đầu tiên được mang về bản sẽ dâng lên thờ cúng tổ tiên, sau đó để những cụ cao niên trong bản uống thẩm trà trước.

Anh Hạng A Chinh với những búp chè non mơn mởn vừa hái được
Anh Hạng A Chinh với những búp chè non mơn mởn vừa hái được

“Mỗi lần hái đầy gùi mới về, có khi đến nhà là tối muộn. Không kịp xuống núi thì ngủ lại ở lán, vì đêm tối đi về rất nguy hiểm. Giờ nhiều người biết đến chè cổ thụ rồi thì rất thích uống loại chè này. Người trong bản sau khi hái được chè về, một phần để dùng, một phần mang xuống thị trấn Tân Uyên bán lấy tiền chi tiêu”, anh Hạng A Chinh, thanh niên ở bản Hô Tra cho biết.

Rừng già ở bản Hô Tra có khoảng 2.000 cây chè cổ thụ, còn cây nhỏ nhiều vô kể. Chè cổ thụ đến nay, hầu hết được bà con thu hái để sử dụng; tuy nhiên, về lâu dài đây là một tiềm năng lớn có thể mang lại những giá trị cao hơn cho người dân địa phương.

Vì vậy, hiện đã có đơn vị đặt vấn đề với địa phương để nghiên cứu khai thác và bảo tồn những cây chè cổ, gắn với bản sắc văn hóa của đồng bào địa phương. Qua đó, đưa sản phẩm chè cổ thụ thành một thương hiệu đặc hữu, một biểu tượng của văn hóa huyện Tân Uyên nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung.

Ông Vũ Văn Mạnh, Giám đốc đơn vị đang tham gia khảo sát, nghiên cứu khai thác, bảo tồn chè cổ thụ cho biết: Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về cây chè cổ, đơn vị nhận thấy, tại các điểm cao 1.500 - 3.000m so với mực nước biển thuộc địa bàn xã Mường Khoa, Bắc Ta, Ho Sỏ, Trung Đồng... xuất hiện những cây chè cổ, có thể lên đến cả nghìn năm tuổi. Những cây chè này, thuộc các giống chè tự nhiên, chưa được nghiên cứu và đánh giá bài bản về góc độ khoa học, các dược chất quý cũng như giá trị kinh tế, văn hóa… Vì vậy, đơn vị đã đề xuất phương án liên kết đầu tư bảo tồn và phát triển thương hiệu cây chè cổ tại các xã trên địa bàn huyện Tân Uyên.

Cũng theo ông Mạnh, phương án mà đơn vị đưa ra, đó là mối liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Trong đó, lấy người dân làm chủ thể chính để phát triển, Nhà nước chủ trì phương án liên kết, doanh nghiệp định hướng phát triển thương hiệu và ổn định thị trường đầu ra.

Hiện nay, phần lớn diện tích đất rừng có cây chè cổ thụ, đang thuộc sự quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tân Uyên. Về cơ bản diện tích này, đã được giao cho bà con nông dân các xã trên địa bàn được phép bảo vệ và khai thác cây lâm sản phụ dưới tán rừng, bao gồm cả cây chè cổ thụ.

Trước mắt, doanh nghiệp sẽ đầu tư kinh phí để bảo tồn, hướng dẫn bà con phương pháp khai thác, sơ chế… bảo đảm lợi ích đầu tư liên kết cũng như bảo đảm tính đồng nhất về chất lượng, thương hiệu của sản phẩm chè cổ huyện Tân Uyên.

Định hướng này đã đáp ứng mong mỏi lâu nay của bà con ở Hô Tra, họ mong cây chè đặc sản của quê hương sẽ được nhiều người biết tới, cải thiện thu nhập cho người dân và bảo tồn được giống chè quý.

Hy vọng, với hướng đi mới này cùng với cây thảo quả, cây ngô, cây lúa thì cây chè cổ thụ sẽ góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân Hô Tra trong một ngày không xa.

Tin cùng chuyên mục
Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 11 giờ trước
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 11 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 11 giờ trước
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 11 giờ trước
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 11 giờ trước
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 11 giờ trước
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 11 giờ trước
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 11 giờ trước
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 12 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 12 giờ trước
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.