Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Viết tiếp về Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022: Sự bất bình của cộng đồng dân tộc Thái

Văn Hoa - 16:25, 14/08/2022

Mặc dù Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã khép lại gần một tháng nay, nhưng những ý kiến thể hiện sự bất bình về các yếu tố phản văn hóa của cuộc thi thì vẫn chưa dừng lại. Đặc biệt, cộng đồng dân tộc Thái khắp cả nước đã gửi đơn trực tiếp hoặc kí đơn trên trang mạng xã hội...,gửi kiến nghị đến Báo Dân tộc và Phát triển với mong muốn Báo tiếp tục lên tiếng để các cơ quan, đơn vị chức năng có ý kiến chính thức về Cuộc thi, lấy lại hình ảnh, bản sắc văn hóa chuẩn mực cho cộng đồng dân tộc Thái.


Hàng ngàn người kí đơn trên mạng xã hội Facebook kiến nghị Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục lên tiếng về Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam xúc phạm bản sắc văn hóa dân tộc
Hàng ngàn người kí đơn trên mạng xã hội Facebook kiến nghị Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục lên tiếng về Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam xúc phạm bản sắc văn hóa dân tộc

Cuộc thi đã làm cho cộng đồng người Thái thất vọng và bức xúc

Từ đầu Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022, cộng đồng các dân tộc, trong đó có cộng đồng người Thái đã đặt nhiều kì vọng lớn lao với cuộc thi, bởi họ nghĩ rằng, bản sắc văn hóa dân tộc sẽ được tôn vinh, lan tỏa. Thế nhưng với những gì đã diễn ra, cộng đồng các dân tộc đã đi từ thất vọng này đến thất vọng khác, thay vì kì vọng, họ đã rất bức xúc, tức giận như “giọt nước tràn ly” vì cuộc thi đã xúc phạm bản sắc văn hóa dân tộc của họ.

Với vai trò và trách nhiệm là cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải loạt bài viết phản ánh về vấn đề trên. Đặc biệt, tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) diễn ra chiều ngày 28/7, ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTT&DL cho biết, sẽ tiến hành kiểm tra cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022, trong tháng 8 năm 2022.

Trước khi có kết quả kiểm tra của Bộ VHTT&DL, những ngày qua, cộng đồng dân tộc Thái ở khắp nơi trên cả nước như: nhóm người Thái tại Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu… đã viết thư tay, gửi thư điện tử, tạo các cuộc bình chọn trên mạng xã hội thay các chữ kí để kiến nghị tới Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa, để lấy lại hình ảnh văn hóa dân tộc bị Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 xúc phạm, làm sai lệch.

Trong đơn kiến nghị gửi Báo Dân tộc và Phát triển, ông Hà Trung, đại diện cho Hội Người Thái ở Lào Cai bày tỏ: “Trong thời gian qua, cộng đồng người Thái tại Lào Cai và người Thái ở nhiều nơi trên toàn quốc đã rất bức xúc về việc, có một thí sinh là người Thái tham gia thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam đã mặc trang phục, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây bức xúc và phẫn nộ trong cộng đồng dân tộc Thái và một số dân tộc anh em khác nữa; bởi vì những bộ trang phục đó rất phản cảm, phản văn hóa, làm sai lệch đi hình ảnh văn hóa dân tộc".

Ông Hà Trung bức xúc, cuộc thi đã được phát sóng trên sóng truyền hình quốc gia và được các phương tiện truyền thông truyền tải một cách rầm rộ, gây phẫn nộ trong cộng đồng dân tộc Thái, qua đó cũng thấy được sự hiểu sai lệch về văn hóa dân tộc Thái là rất rõ ràng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, cộng đồng dân tộc Thái vẫn chưa nhận được phản hồi thỏa đáng từ Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, cũng như cơ quan quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này.

Cuộc thi đã được công chiếu trên sóng truyền hình quốc gia và rầm rộ trên các phương tiện truyền thông khác. Sự hiểu sai lệch về văn hóa là rất rõ ràng
Cuộc thi đã được công chiếu trên sóng truyền hình quốc gia và rầm rộ trên các phương tiện truyền thông khác. Sự hiểu sai lệch về văn hóa là rất rõ ràng

“Chúng tôi mong muốn Báo Dân tộc và Phát triển với vai trò là Cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, diễn đàn của đồng bào các dân tộc Việt Nam tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa để lấy lại hình ảnh văn hóa của dân tộc Thái bị cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 làm sai lệch, để tránh gây bức xúc trong cộng đồng và ảnh hưởng đến tư tưởng và tâm lý trong cộng đồng dân tộc Thái nói riêng, trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung”. Ông Hà Trung nhấn mạnh.

Như giọt nước tràn ly

Trong đơn kiến nghị gửi đến Báo Dân tộc và Phát triển, đại diện cộng đồng người Thái sinh sống ở Mường Giôn ((Quỳnh Nhai, Sơn La) và Than Uyên (Lai Châu), chị Hoàng Thị Bắc bày tỏ bức xúc: “Trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi, có một thí sinh dân tộc Thái đã hết lần này đến lần khác sử dụng trang phục “cách tân” phản cảm, đi ngược lại với thuần phong mĩ tục của dân tộc. Bộ váy, áo cỏm dường như được lấy từ ý tưởng nhà mồ, những đồ chỉ dành cho người chết. Chiếc khăn piêu là trang phục đội đầu, ngoài ra chiếc khăn Piêu còn mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng khác. Vậy mà thí sinh Lò Thị Thu Hà đã lấy một phần đầu khăn đắp vào hông, đầu còn lại thả dải xuống tận gót chân.

Đơn kiến nghị của chị Hoàng Thị Bắc (Lai Châu) gửi về Báo Dân tộc và Phát triển đầy trăn trở về văn hóa dân tộc Thái bị Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 làm sai lệch
Đơn kiến nghị của chị Hoàng Thị Bắc (Lai Châu) gửi về Báo Dân tộc và Phát triển đầy trăn trở về văn hóa dân tộc Thái bị Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 làm sai lệch

“Đó là một sự xúc phạm vô cùng ghê gớm đối với cộng đồng dân tộc Thái, đặc biệt là Thái đen Tây Bắc. Hình ảnh cô thí sinh người Thái trong trang phục “cách tân” tại đêm Chung kết như một "giọt nước tràn ly" tạo nên làn sóng phẫn nộ trong cộng đồng dân tộc Thái”, chị Hoàng Thị Bắc nhấn mạnh.

Chị Bắc thất vọng, chúng tôi không hiểu mục đích của cuộc thi là gì? Có phải là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc hay lợi dụng cuộc thi này với mục đích khác? Đúng là “thất vọng nối tiếp thất vọng”.

Đặt niềm tin vào báo chí, chị Bắc kì vọng: “Trong tình cảnh này, chúng tôi chỉ còn biết bấu víu và kêu nhờ quý cơ quan Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục phản ánh những nội dung sai lệch trong Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam vừa qua. Hãy giúp chúng tôi “đòi lại” bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình”.

Các cơ quan chức năng cần lên tiếng để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc

Từ đầu Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022, cộng đồng các dân tộc, trong đó có cộng đồng người Thái, đã nhiều lần lên tiếng về những “hạt sạn” trong cuộc thi. Nhưng đến nay, Ban tổ chức cuộc thi vẫn dửng dưng, coi thường dư luận, coi thường tiếng nói của cộng đồng các dân tộc.

Có thể thấy, việc cộng đồng người Thái trên khắp cả nước bức xúc, lên tiếng và gửi đơn kiến nghị mong muốn Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục quan tâm, phản ánh về Cuộc thi đã xúc phạm, làm sai lệch bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, của cả cộng đồng người Thái trong việc bảo vệ hình ảnh dân tộc. Đây là sự phòng vệ cần thiết trước những tác động tiêu cực đến bản sắc văn hóa dân tộc Thái nói riêng, cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam nói chung.

Những bức thư viết tay, thư điện tử, mỗi chữ kí kiến nghị của cộng đồng người Thái gửi tới Báo Dân tộc và Phát triển là những tâm tư, trăn trở, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ hình ảnh văn hóa dân tộc
Những bức thư viết tay, thư điện tử, mỗi chữ kí kiến nghị của cộng đồng người Thái gửi tới Báo Dân tộc và Phát triển là những tâm tư, trăn trở, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ hình ảnh văn hóa dân tộc

Đại diện cho Hội người Thái ở Lào Cai, ông Hà Trung cho rằng: Ban tổ chức cần có trách nhiệm với hình ảnh văn hoá dân tộc. Nếu cứ im lặng như thế, sau này văn hoá Thái không biết sẽ bị xâm hại biết bao nhiêu lần nữa. Chúng ta cần có tiếng nói chung.

Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng, công tác tại Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng Ban đại diện nhóm “Người Dao Việt Nam- Gắn kết từ bản sắc” cho rằng, hầu hết các nhà làm sự kiện nhìn nhận văn hóa dân tộc như kiểu thầy bói xem voi, mỗi ông một mảnh, chắp vá lại. Họ không có sự thấu cảm bên trong của một nền văn hóa, không tôn trọng “tính thiêng của một nền văn hóa” thì sự tùy tiện sẽ xảy ra. Họ nhìn thấy các vấn đề văn hóa vô cùng hời hợt, nhẹ nhàng, thậm chí bị bóp méo đi theo cách nhìn chủ quan, duy ý chí của chính họ. Như việc chiếc khăn piêu vốn rất thiêng liêng với người Thái lại sử dụng cách điệu trang trí ở cạp váy và chân váy chẳng hạn....

“Và một khi đã xúc phạm đến một biểu tượng văn hóa, một nền văn hóa thì rõ ràng, Ban tổ chức phải biết đường mà lùi lại. Nhưng một khi đã im lặng và thách thức thì cộng đồng có quyền nổi giận. Và tôi khuyên họ nên nổi giận”. Tiến sĩ bàn Tuấn Năng nhấn mạnh.

Có thể nói, những bức thư viết tay, thư điện tử, mỗi chữ kí kiến nghị của cộng đồng người Thái gửi tới Báo Dân tộc và Phát triển là những tâm tư, trăn trở, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ hình ảnh văn hóa dân tộc. Đây sẽ là một căn cứ cần thiết để các ngành chức năng kiểm tra, đánh giá, có những quyết định khách quan đối với Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022.

Tin nổi bật trang chủ
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 3 phút trước
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cho thấy nắng nóng bao trùm cả nước.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 7 phút trước
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 14 phút trước
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Giáo dục - T.Hợp - 6 giờ trước
Nhằm giúp học sinh làm quen với quy trình đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, theo kế hoạch, từ ngày 24 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đang thăm chính thức Việt Nam.
Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Thời sự - PV - 8 giờ trước
Nêu thực tế lái xe chạy đường dài, chạy liên tục mà không dừng dễ căng thẳng, gây ra tai nạn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần phải đầu tư một cách đồng bộ hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 11 giờ trước
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 12 giờ trước
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.