Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xã hội cần nghiêm khắc lên án những hành vi bạo lực

Hồng Phúc - 14:49, 13/05/2022

Thời gian gần đây, liên tiếp những video về cách hành xử đầy bạo lực giữa các nhóm người, tại nhiều địa phương được ghi lại và lan truyền trên mạng xã hội, không chỉ khiến dư luận bức xúc, mà còn cho thấy khả năng kiềm chế điều chỉnh hành vi xấu của nhiều cá nhân, nhất là ở tầng lớp trẻ tuổi đang ở mức báo động.

Nhóm đối tượng bị bắt giữ trong vụ hỗn chiến ở Hà Đông, có độ tuổi từ 14 đến 22 tuổi. Ảnh công an cung cấp
Nhóm đối tượng bị bắt giữ trong vụ hỗn chiến ở Hà Đông, có độ tuổi từ 14 đến 22 tuổi. Ảnh công an cung cấp

Những cái kết đau lòng

Đêm 19/3, khoảng 80 thanh, thiếu niên chia làm 2 nhóm hẹn nhau giải quyết mâu thuẫn. Những người này đi xe máy, mang theo hung khí là tuýp sắt gắn dao bầu, giáo dài tự chế để tấn công, ẩu đả nhau, hậu quả có một người bị thương. Trước khi hỗn chiến, hai nhóm phóng xe máy đuổi nhau, hò hét trên nhiều tuyến đường tại Hà Nội như Lê Trọng Tấn, Tố Hữu...

Nhóm thanh thiếu niên có độ tuổi từ 14 đến 22 tuổi. Ngày 24/3, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an quận đã tạm giữ hình sự 30 đối tượng trong vụ gần trăm thanh niên vác hung khí hỗn chiến trong đêm gây náo loạn ở Hà Đông.

Tại tỉnh Đồng Nai, chiều 30/4 vừa qua, hai nhóm người đến quán karaoke H.L trên đường Lý Thường Kiệt (phường Xuân An, TP. Long Khánh) để hát, trong đó một nhóm đi ô tô còn nhóm còn lại đi xe máy. Khi ra về, hai nhóm này xảy ra mâu thuẫn do không bên nào nhường đường nhau, một xe máy dừng chắn trước đầu xe ô tô dẫn đến tranh cãi, sau đó ẩu đả với nhau. Sự việc khiến 3 người trên xe ô tô bị đuổi đánh, trong đó 2 người bị đánh hội đồng gục giữa đường bất tỉnh.

Những vụ việc như trên không phải là hiếm, khi chúng ta quan sát cách ứng xử của rất nhiều người trên đường và nơi công cộng. Nhiều người khi tham gia giao thông, đường sá chen lấn, xả rác, khạc nhổ… Khi được người khác nhắc nhở thì to tiếng, dẫn đến xô xát thậm chí là án mạng, chỉ bởi lý do cỏn con như vậy.

Ứng xử nơi công cộng không chỉ là một kỹ năng sống, mà còn thể hiện văn hóa của cá nhân. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, văn minh trở thành một tiêu chí sống của toàn xã hội thì đáng tiếc, nhiều người lại có hành vi phản văn hóa, bạo lực trong ứng xử. Càng ngày, những vụ bạo hành nơi công cộng càng có dấu hiệu gia tăng, với mức độ nặng nề, gây ảnh hưởng đến tính mạng, danh dự nạn nhân và trật tự xã hội.

Đặc biệt, trong thời đại công nghệ như hiện nay, với tốc độ lan truyền chóng mặt các thông tin trên mạng xã hội, ảnh hưởng tiêu cực của những hình ảnh, vụ việc trên ngày càng nghiêm trọng hơn đối với lứa tuổi vị thành niên, khi tiếp xúc với những nội dung bạo lực.

Bạo lực cộng đồng là những hình ảnh dễ dàng bắt gặp trên đường. Ảnh minh họa
Đây là những hình ảnh dễ dàng bắt gặp trên đường. Ảnh minh họa

Làm sao để ngăn chặn

Ở nước ta, việc ứng xử văn hóa nơi công cộng cũng được các cấp, các ngành và các địa phương coi trọng bằng các phong trào như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Nét đẹp công chức”, “Thanh niên thanh lịch”, “Thành phố văn minh”… Mục đích của các phong trào này, là xây dựng ý thức, trách nhiệm của người dân đối với cộng đồng bằng những hành vi ứng xử phù hợp với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; cũng như xu hướng phát triển của xã hội.

Trên thực tế, hệ thống pháp luật của ta quy định chặt chẽ về những hành vi bị nghiêm cấm, nhất là việc sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, gây tổn hại nhân mạng và sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc thực thi pháp luật có nơi, có lúc chưa quyết liệt, chưa tạo hiệu ứng răn đe cần thiết đối với những kẻ ưa bạo lực.

Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật, Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh cho biết: ứng xử bằng bạo lực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, danh dự của nạn nhân; đồng thời tạo ra thói quen coi thường pháp luật, thờ ơ trước pháp luật của một bộ phận người dân. Chính vì vậy, không nên đăng tải các video đánh ghen hay bạo lực học đường lên mạng, nó gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng đến nhiều người, nhất là trẻ nhỏ vô tình xem các video này sẽ bắt chước các hành vi xấu, lời nói thiếu văn hóa. Các video trên có thể cũng trở thành tác nhân gây ra nạn bạo lực trong gia đình, bạo lực xã hội, bạo lực học đường.

Lý giải về tình trạng này, PGS. TS.Phan Thị Mai Hương (Viện tâm lý học – Học viện Khoa học xã hội) cho biết, khi hành xử trước cộng đồng, nếu mỗi cá nhân không tự giác đặt mình trong sự chi phối của các chuẩn mực xã hội, nền tảng đạo đức, văn hóa, truyền thống,… họ rất dễ có hành vi lệch chuẩn mà điển hình là bạo lực, hoặc nhẹ hơn là nói tục, chửi bậy, sống bừa bãi…

Bạo lực chưa bao giờ là một giải pháp văn minh trong ứng xử giữa con người với nhau. Những lỗ hổng văn hóa ứng xử nơi công cộng, ngoài sự nghiêm minh của pháp luật, chỉ có thể được lấp đầy bằng ý thức của mỗi người. Vì vậy, mỗi công dân cần phải có trách nhiệm ngăn chặn cái xấu, từ những lời khuyên, can ngăn, yêu cầu thực hiện theo đúng với quy định của pháp luật. Các cơ quan chức năng cũng cần nghiêm khắc xử lý với những trường hợp ứng xử bằng bạo lực để thói hung hãn bị xóa sổ. 

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê”, UBND tỉnh Kon Tum và Huyện ủy, UBND huyện Đăk Hà đã có chỉ đạo làm rõ trách nhiệm. Mới đây, Thanh tra huyện Đăk Hà đã ban hành Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt khuyết điểm, sai phạm của UBND xã Ngọk Wang trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Tuy nhiên, trách nhiệm của đơn vị cung ứng bò là Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát vẫn chưa được chỉ rõ khi cấp bò thiếu trọng lượng theo Dự án được phê duyệt. Vấn đề này đang tạo ra dư luận trái chiều ở địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê: Trách nhiệm đơn vị cung ứng bò ở đâu?

Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là bê”, UBND tỉnh Kon Tum và Huyện ủy, UBND huyện Đăk Hà đã có chỉ đạo làm rõ trách nhiệm. Mới đây, Thanh tra huyện Đăk Hà đã ban hành Kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt khuyết điểm, sai phạm của UBND xã Ngọk Wang trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Tuy nhiên, trách nhiệm của đơn vị cung ứng bò là Cơ sở sản xuất và kinh doanh Nhân Phát vẫn chưa được chỉ rõ khi cấp bò thiếu trọng lượng theo Dự án được phê duyệt. Vấn đề này đang tạo ra dư luận trái chiều ở địa phương.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Media - BDT - 22:57, 16/04/2024
Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 22:07, 16/04/2024
Chiều 16/4, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Tái hiện Tết Chôl Chnăm Thmây 2024 tại Thủ đô Hà Nội

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 21:47, 16/04/2024
Trong những ngày này, đồng bào dân tộc Khmer đang rộn ràng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây (diễn ra từ ngày 13-16/4/2024). Không có điều kiện vào vùng Nam Bộ dịp này, nhiều du khách, phật tử đã có mặt tại không gian chùa Kh’léang tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) để trải nghiệm hoạt động đón Tết cổ truyền, do đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng tái hiện.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Media - BDT - 20:00, 16/04/2024
Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Nghiện game có phải là một bệnh lý về tâm thần?

Media - BDT - 19:31, 16/04/2024
Nghiện game không phải yếu tố tâm lý. Tuy nhiên, nghiện là một bệnh của não bộ làm biến đổi thể chất và tinh thần của người bệnh.Thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy đang có sự gia tăng thanh thiếu niên nghiện game đến khám, điều trị nghiện game và các bệnh rối loạn tâm thần kèm theo. Vậy nghiện game có thể được xem là một bệnh lý về tâm thần, với các biểu hiện của rối loạn kiểm soát hành vi. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi mong muốn sẽ cung cấp cho quý vị và các bạn một số cách xử trí đối với người nghiện game.
Tin trong ngày - 16/4/2024

Tin trong ngày - 16/4/2024

Bản tin trong ngày củaBáo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Cử tri và Nhân dân lo lắng về nhiều vấn đề dân sinh bức xúc trong xã hội. Ngọc Hồi (Kon Tum): Người dân khổ vì ô nhiễm rác thải. Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Gạo giả và bài toán uy tín, thương hiệu

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 19:25, 16/04/2024
Vấn đề gạo giả đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng cũng như uy tín của ngành nông nghiệp Việt Nam. Để ngăn chặn hiện tượng này, cần có những biện pháp cụ thể và hiệu quả.
Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Phóng sự - Hà Minh Hưng - 19:21, 16/04/2024
Thi hái, sao chè là một trong các hoạt động sôi nổi tại “Lễ hội trà và Tuần Văn hóa du lịch huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu lần thứ nhất năm 2024”. Lễ hội nhằm tôn vinh, lưu giữ, phát triển giá trị của cây chè, người làm chè; gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của người trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh chè ở Than Uyên. Đây là dịp để quảng bá tiềm năng kinh tế, thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giới thiệu cây chè, sản phẩm trà Tân Uyên tới du khách.
Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Lệch chuẩn khi phụ huynh giải quyết bạo lực học đường bằng bạo lực

Xã hội - Minh Nhật - 19:15, 16/04/2024
Các vụ bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều, không chỉ học sinh bạo hành lẫn nhau, giáo viên bạo hành học sinh, phụ huynh hành hung giáo viên mà không ít phụ huynh bạo hành bạn học của con, đến nỗi phải nhập viện cấp cứu, chuyên gia cho rằng đây thực sự là một hệ quả của một chuỗi các hành vi lệch chuẩn.
Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Cách tra cứu điểm thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Giáo dục - T.Hợp - 19:09, 16/04/2024
Ngày 15/4, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh công bố điểm thi đánh giá năng lực đợt 1. Để biết điểm thi, thí sinh làm theo các bước dưới đây để xem điểm thi đánh giá năng lực nhanh nhất.
Dự kiến hoàn thành điều tra dân số và nhà ở vùng DTTS Nghệ An giữa kỳ năm 2024

Dự kiến hoàn thành điều tra dân số và nhà ở vùng DTTS Nghệ An giữa kỳ năm 2024

Xã hội - An Yên - 19:07, 16/04/2024
Công tác thống kê, điều tra dân số và nhà ở nói chung, vùng DTTS ở Nghệ An trong tháng 4 năm 2024 đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Dù gặp một số khó khăn, vướng mắc nhưng tiến độ điều tra, thống kê vẫn đảm bảo theo kế hoạch.