Ngày 24/9, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, cung cấp thông tin cho 87 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và cán bộ, công chức thuộc các Phòng Dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Không chỉ làm tốt công tác đảm bảo chủ quyền an ninh biên giới, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cán bộ chiến sỹ và quân y Đồn Biên phòng A Vao (BĐBP Quảng Trị) còn đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn và cả Nhân dân nước bạn Lào.
Biên giới trên đất liền giữa hai nước Việt Nam và Campuchia có chiều dài khoảng 1.137km, khởi đầu tại cột mốc số 0 ở vị trí giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Campuchia - Lào. Điểm kết thúc ở bờ vịnh Thái Lan tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) và tỉnh Kampot (Campuchia) với cột mốc mang số hiệu 314.
BHXH Việt Nam thông tin về việc hỗ trợ thăm hỏi các gia đình người bị nạn và giải quyết chế độ BHXH cho thân nhân người mất trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân.
Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang (01/01/2004 - 01/01/2024), tối 20/9, tại Trung tâm Kỹ thuật Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang phát động triển khai xây dựng 1.400 căn nhà “Đại đoàn kết” cho người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Chuyên đề -
L.Phương-L.Vũ -
20:31, 21/09/2023 Ngày 21/9, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) cho 40 đại biểu đại diện cho các hộ dân, là đồng bào dân tộc Gia Rai và Cơ Ho đang sinh sống tại thôn Dân Hiệp, xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc.
“Bình quân mỗi nhân khẩu ở thôn 4 có thu nhập 36 triệu đồng/năm; 100% số hộ có điện thắp sáng, nước sạch, đất sản xuất; đường thôn, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp; thôn không có tệ nạn xã hội; 100% trẻ em trong độ tuổi đều đến trường …”, ông Thổ Đệ, dân tộc Chơ Ro, Trưởng ban công tác Mặt trận kiêm Trưởng thôn 4, xã Trà Tân (huyện Đức Linh, Bình Thuận) chia sẻ.
Với những nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị bằng nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đến nay, các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa cơ bản đã xóa tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Tình trạng tảo hôn giảm dần qua từng năm.
Theo thống kê trong 2 năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu học sinh, sinh viên sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) với khoảng 6,1 triệu lượt khám, chữa bệnh (KCB) BHYT, tổng chi phí KCB BHYT của nhóm học sinh, sinh viên bình quân/năm là hơn 2.500 tỷ đồng.
Dân tộc Cơ Tu cư trú chủ yếu ở các huyện vùng cao biên giới của tỉnh Quảng Nam như: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang. Một bộ phận nhỏ người Cơ Tu sinh sống ở các huyện Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Trên lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, người Cơ Tu sống tập trung ở huyện Ka Lum và Thông Vai, tỉnh Sê Kông, huyện Lau Ngam thuộc tỉnh Salavan với dân số khoảng 30.000 người. Người Cơ Tu ở Việt Nam và ở Lào hiện vẫn bảo lưu nhiều vốn văn hóa truyền thống đặc sắc, tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm.
Cùng với việc tập trung nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo tồn, khôi phục lại nhiều nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn, huyện Chi Lăng còn chú trọng công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ Nhân dân phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, tạo nguồn thu cải thiện đời sống và đóng góp vào sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Ngày 19/9, tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer ở quận Ô Môn (TP Cần Thơ), Ủy ban MTTQ TP. Cần Thơ phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ, Học viện Chính trị Khu vực 4, Quận ủy Ô Môn, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố và Vụ Công tác Dân tộc địa phương (Ủy ban Dân tộc) tổ chức Hội thảo "Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, “tạo sinh kế” bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer vùng ĐBSCL".
Vượt suối, băng đèo cõng vật liệu xây dựng hệ thống chiếu sáng giữa lúc nắng cháy, hay khi mưa sa… là hình ảnh của những chiến sĩ áo xanh mang ánh sáng về cho bà con trên dải đất biên cương ở Quảng Bình và nước bạn Lào. “Ánh sáng vùng biên” không chỉ đơn thuần là ánh đèn điện mà còn là ánh sáng từ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ánh sáng của tiến bộ, văn minh chiếu rọi tới bản làng của đồng bào vùng biên.
Chuyên đề -
Lê Trọng Sáng -
20:58, 19/09/2023 Nhiều năm làm Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng làng Le, anh A Thái (dân tộc Rơ Măm) luôn phát huy vai trò gương mẫu, đầu tàu trong công tác xã hội, các phong trào xây dựng an ninh, trật tự vùng biên giới và phát triển kinh tế gia đình. Anh đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại bình yên cho vùng biên giới Mo Rai.
Hệ thống Giáo dục Vinschool vừa vinh dự nhận 2 giải thưởng cho các hạng mục Digital - Education (Vietnam) và Mobile - Education (Vietnam) tại Lễ Trao giải quốc tế Asian Technology Awards. Giải thưởng là minh chứng rõ ràng cho vị thế dẫn đầu của Vinschool trong chuyển đổi số giáo dục tại Việt Nam, thể hiện cam kết của Nhà trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục.
BHXH Việt Nam vừa ban hành Công văn số 2853/BHXH-TTKT gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện pháp luật và phòng, chống gian lận, trục lợi quỹ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), BHYT.
Trà Cú là huyện khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (đồng bào Khmer chiếm trên 63% dân số toàn huyện). Từ một huyện nghèo, được đầu tư, hỗ trợ các chính sách dân tộc như, Chương trình 135, Chương trình 134 và các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), nhờ đó đến đầu năm 2023, huyện đã có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Hiện nay, huyện đang tập trung nâng chất và giữ vững các tiêu chí đã đạt, trong đó ưu tiên hỗ trợ lĩnh vực sinh kế nhằm đảm bảo tiêu chí việc làm, giảm nghèo bền vững cho đồng bào.
Nhiều năm qua, hai Đảng và Nhà nước Việt Nam - Lào đã chủ trương mở rộng hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó coi hợp tác về giáo dục - đào tạo là lĩnh vực hợp tác chiến lược, biểu hiện tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt - Lào.
Những năm gần đây, từ những mô hình kết nghĩa bản - bản dọc tuyến biên giới, từ sự thăm thân, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau giữa Nhân dân hai bản, hai quốc gia đã góp phần nhân thêm tình hữu nghị tốt đẹp “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững” giữa hai nước Việt Nam – Lào.
Có dịp ghé thăm gia đình chị Hồ Thị Phay ở bản Ka Túp, xã Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) - người đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề dệt thổ cầm truyền thống vào một ngày mùa Thu, dù đã cuối giờ trưa nhưng trong căn nhà xây khang trang nằm sát dòng sông Sê Pôn, nơi phân định hai nước Việt-Lào vẫn vang lên tiếng kẽo kẹt của khung cửi dệt vải. Hơn 50 năm gắn bó với nghề cha ông để lại, chị Phay chứng kiến những thăng trầm của nghề theo thời gian, nhưng với chị chưa bao giờ từ bỏ đam mê, vậy là "yêu nghề, nghề không phụ...".