Ngày 24/9, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, cung cấp thông tin cho 87 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và cán bộ, công chức thuộc các Phòng Dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, toàn tỉnh Thái Nguyên còn 8.238 hộ nghèo (chiếm 66,33%) và 5.932 hộ cận nghèo (chiếm 48,44%) là người DTTS trong tổng số hộ nghèo và cận nghèo toàn tỉnh. Trong đó, nhiều hộ đang rơi vào tình cảnh thiếu hoặc không có đất sản xuất. Đây là một trong những "điểm nghẽn" khiến công tác giảm nghèo trở thành bài toán khó ở địa phương.
Với những nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị bằng nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đến nay, các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa cơ bản đã xóa tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Tình trạng tảo hôn giảm dần qua từng năm.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình năm 2023. Các tiêu chí rà soát phải bảo đảm trung thực, công khai, minh bạch.
Từ ngày 18-20/9/2023 , tại thành phố Phan Thiết, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận phối hợp với Học viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 47 cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng 3, là Trưởng, Phó Trưởng phòng các sở, ban, ngành của tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND cấp xã; Chủ tịch Mặt trận xã; Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ xã.
Trong 4 ngày (từ ngày 18 - 21/9), tại xã Ia Dơk (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Phòng Tư pháp huyện Đức Cơ đã triển khai Hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật và vận động đồng bào DTTS. Tham dự, có 180 đại biểu là già làng, Người có uy tín, trưởng thôn, lực lượng cốt cán tại địa phương.
Trong các ngày từ 18 - 20/9, tại thị xã Nghĩa Lộ, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai chương trình ở các cấp, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021- 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Chiều 19/9, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn đã có buổi gặp mặt thân mật đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Trà Vinh, nhân dịp đoàn ra thăm Thủ đô Hà Nội. Tham dự buổi gặp mặt còn có lãnh đạo một số Vụ, đơn vị của UBDT.
Vừa qua, Đoàn công tác học tập, trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc của TP. Hà Nội, do ông Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng Ban Dân tộc TP. Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm và có buổi làm việc tại Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận tại Cần Thơ). Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Tào Việt Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương; ông Hồ Văn Phương, Phó trưởng Ban Dân tộc TP. Cần Thơ cùng các phòng chuyên môn của hai đơn vị.
Trong các ngày 18 - 20/9, tại thị xã Nghĩa Lộ, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái phối hợp với Ban Dân vận, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS và miền núi năm 2023 cho Người có uy tín huyện Trạm Tấu, thị xã Nghĩa Lộ.
Trong các ngày 18 - 20/9, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái phối hợp với UBND huyện Mù Cang Chải tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho cán bộ, công chức xã, công chức theo dõi công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại các xã của huyện Mù Cang Chải.
Ủy ban nhân dân huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) đã quy hoạch 360ha vùng trồng dược liệu tại các xã có đông đồng bào DTTS theo kế hoạch phát triển dược liệu giai đoạn 2021-2025. Dự án trồng cây dược liệu quý này nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn I, có tổng mức đầu tư 229 tỷ đồng.
Ngày 19/9, tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer ở quận Ô Môn (TP Cần Thơ), Ủy ban MTTQ TP. Cần Thơ phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ, Học viện Chính trị Khu vực 4, Quận ủy Ô Môn, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố và Vụ Công tác Dân tộc địa phương (Ủy ban Dân tộc) tổ chức Hội thảo "Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, “tạo sinh kế” bền vững cho người nghèo và đồng bào Khmer vùng ĐBSCL".
Trà Cú là huyện khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (đồng bào Khmer chiếm trên 63% dân số toàn huyện). Từ một huyện nghèo, được đầu tư, hỗ trợ các chính sách dân tộc như, Chương trình 135, Chương trình 134 và các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), nhờ đó đến đầu năm 2023, huyện đã có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Hiện nay, huyện đang tập trung nâng chất và giữ vững các tiêu chí đã đạt, trong đó ưu tiên hỗ trợ lĩnh vực sinh kế nhằm đảm bảo tiêu chí việc làm, giảm nghèo bền vững cho đồng bào.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ các cấp về triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại huyện Nam Đông.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT) tuần 37, triển khai nhiệm vụ tuần 38 năm 2023. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cụ thể hóa nội dung số 2 về "Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số" thuộc Dự án 1, Dự án 10 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, các vị trụ trì và Ban quản trị các chùa Khmer.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ năm 2021 đến nay, tỉnh Gia Lai đã mở được 114 lớp đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS với 4.157 học viên. Trong đó, tổng số lao động được hỗ trợ học nghề nông nghiệp là 2.398 người, nghề phi nông nghiệp là 1.759 người. Riêng năm 2023, các địa phương đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho hơn 3.000 người/106 lớp.
Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 10.596 lượt Người có uy tín trong đồng bào DTTS được công nhận. Phát huy vai trò của mình, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh đã trở thành những “đầu tàu” trong các phong trào của địa phương, góp phần quan trọng giúp địa phương thực hiện hiệu quả lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc, từ đó thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi của tỉnh.
Ở khu vực biên giới Ia Lâu của huyện Chư Prông (Gia Lai), giáp ranh với Camphuchia, có đông đồng bào dân tộc Mường từ các tỉnh phía Bắc di cư theo diện kinh tế mới sinh sống. Đồng bào coi Tây Nguyên là quê hương thứ hai, họ cùng nhau đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu trên vùng đất biên giới này.