Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ký ban hành Quyết định công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2023 - 2027. Theo Quyết định, giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 306 Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum thực hiện nhiều giải pháp thiết thực để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh DTTS rất ít người (dân tộc Brâu và dân tộc Rơ Măm). Qua đó, góp phần bảo vệ, phát triển các dân tộc rất ít người này về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.
Chiều 21/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tổ chức gặp mặt, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đại diện các tầng lớp Nhân dân trong đồng bào DTTS trên địa bàn năm 2023. Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và 40 đại biểu là già làng, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tham dự.
Sau thời gian triển khai khẩn trương, nghiêm túc về việc lấy ý kiến Nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), ngày 20/3, thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh đã ký ban hành Báo cáo số 648/BC-MTTW-BTT về Kết quả lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó đề cập nội dung các chính chăm lo cho đồng bào DTTS.
Tỉnh Bình Thuận có 34 DTTS với hơn 100.000 người, chiếm khoảng 8% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, các chương trình, chính sách dân tộc đã được triển khai hiệu quả, đồng bộ trên địa bàn, góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Để hoàn thành khối lượng công việc, đáp ứng tiến độ thực hiện của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo để “gỡ khó”.
Hàng trăm điểm sạt lở, có nguy cơ lũ ống, lũ quét ở Nghệ An luôn là thách thức lớn đối với công cuộc an cư của hàng ngàn hộ dân ở vùng DTTS và miền núi. Các cấp chính quyền, người dân đang kỳ vọng vào một nguồn lực quan trọng sẽ “cứu nguy” giúp người dân ở vùng bị ảnh hưởng sớm được an cư.
Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban và bà Huyền Tôn Nữ Diễm Thúy - Phó Trưởng Ban vừa có chuyến đi thực tế, kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG) tại Trường PTDT Nội trú tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang về đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm về ma túy vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, từ ngày 14 - 17/3, Ban Dân tộc phối hợp với Công an tỉnh Bắc Giang tổ chức các Hội nghị tuyên truyền phòng, chống ma túy và các chính sách dân tộc cho đồng bào DTTS và miền núi năm 2023.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu nhưng công tác giảm nghèo đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Do đó cần phải đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đây là tinh thần chỉ đạo trong Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến 2030.
Ngày 16/3, tại Tp. Thanh Hóa, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ làm công tác dân tộc cấp tỉnh, huyện; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp huyện thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2025”.
Với mục tiêu chăm lo cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đang tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG) bước vào giai đoạn “tăng tốc”. Tuy nhiên, khối lượng công việc lớn, tiến độ thời gian gấp rút… cùng với những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện, đang khiến nhiều địa phương lúng túng. Để đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả Chương trình, cần có sự vào cuộc gỡ khó của các bộ, ngành và địa phương.
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Bắc Giang năm 2023.
“Tôi về hưu không phải để nghỉ ngơi, mà cố gắng gánh một phần công việc của bản. Bao nhêu năm mình thoát ly, nay mới có cơ hội trả nghĩa cho bản làng. Tôi cũng chẳng biết khởi nghiệp chi hết, làm kinh tế cho gia đình, đồng thời để bà con làm theo, góp phần xóa cái nghèo, như tinh thần của Chương trình mục tiêu quốc gia”. Đó là tâm sự của ông Vi Văn Nhất ở bản Liên Phương, xã Châu Kim (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An).
Theo báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Quảng Ngãi, năm 2023, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển được giao thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh là hơn 126,2 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Trung ương hơn 113,7 tỷ đồng, vốn ngân sách cấp tỉnh hơn 12,5 tỷ đồng.
Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Khánh Hòa triển khai đồng bộ, hiệu quả. Năm 2023, tỉnh Khánh Hòa tiếp tục chỉ đạo triển khai quyết liệt hơn nữa Chương trình MTQG, nhằm thu hẹp khoảng cách vùng DTTS và miền núi với các vùng trong tỉnh...
Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết vấn đề bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em ở vùng đồng bào DTTS, tỉnh Quảng Ngãi đã và đang tích cực triển khai Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (Dự án 8), thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025.
Ngày 10/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức họp mặt già làng, Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh năm 2023. Đây là hoạt động thường xuyên, được tổ chức vào đầu năm, nhằm thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đối với đồng bào các DTTS, đồng thời cũng là dịp để gặp gỡ, trao đổi và xem xét giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cộng đồng các DTTS trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Nhiều năm nay, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang được ví như “nhịp cầu” kết nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Họ giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng, củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm an ninh trật tự xã hội; phát triển kinh tế, góp sức xóa đói, giảm nghèo của địa phương.