Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đề nghị các tập đoàn, quỹ đầu tư lớn của Hoa Kỳ hợp tác, hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính

PV - 14:05, 22/09/2023

Tối 21/9, theo giờ địa phương, tại New York, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tọa đàm, ăn tối làm việc với lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia và các quỹ đầu tư tài chính lớn của Hoa Kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc tọa đàm, ăn tối làm việc với lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia và các quỹ đầu tư tài chính lớn của Hoa Kỳ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc tọa đàm, ăn tối làm việc với lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia và các quỹ đầu tư tài chính lớn của Hoa Kỳ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại cuộc tọa đàm, Thủ tướng nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden, với việc Việt Nam và Hoa Kỳ đã cùng nhau nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong hợp tác thương mại và đầu tư.

Trong thời gian tới, Việt Nam tập trung thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tham gia sâu hơn vào cấu trúc đầu tư, trật tự thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu; tiếp tục mở cửa nền kinh tế, chuyển sang thu hút đầu tư nước ngoài có chất lượng và có trọng tâm, trọng điểm; hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh đầu tư khoa học công nghệ, năng lực sản xuất để đáp ứng và tham gia chuỗi cung ứng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược, các dự án quan trọng, cấp thiết, có tính lan tỏa lớn; chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Theo Thủ tướng, việc triển khai các lĩnh vực ưu tiên nói trên đều cần nguồn tài chính, cần sự đồng hành, chia sẻ nguồn lực của bạn bè quốc tế, các doanh nghiệp đa quốc gia, các quỹ đầu tư lớn trên thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn, quỹ đầu tư toàn cầu chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn chính sách, các thứ tự ưu tiên trong huy động các nguồn tài chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị các tập đoàn, quỹ đầu tư toàn cầu chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn chính sách, các thứ tự ưu tiên trong huy động các nguồn tài chính - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, kinh nghiệm và nguồn lực của các tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia, các quỹ đầu tư lớn trên thế giới là cần thiết và quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển trung tâm tài chính và hoạt động đầu tư vào các ngành, lĩnh vực đóng góp cho phát triển bền vững như kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, tài chính xanh.

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn, quỹ đầu tư toàn cầu chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn chính sách, các thứ tự ưu tiên trong huy động các nguồn tài chính, tham gia vào quá trình xây dựng, cùng đầu tư và phát triển trung tâm tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang tiếp tục thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp và trên cơ sở kinh nghiệm đã có, Việt Nam mong muốn các tập đoàn, quỹ đầu tư tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ để xây dựng, phát triển các loại thị trường khác, như thị trường quyền sử dụng đất, thị trường khoa học, lao động… theo hướng minh bạch, công khai, từ đó huy động các nguồn lực phát triển, thu hút đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp…

Thủ tướng cũng đề nghị các tập đoàn, quỹ đầu tư đóng góp ý kiến và gợi ý một số giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị đối với cả khu vực công và khu vực tư nhân trong nước, hướng đến sự minh bạch, hiệu quả cao và phát triển bền vững.

Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm hợp tác cùng có lợi, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, làm từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, làm đến đâu chắc chắn đến đó. Về phần mình, Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả, bền vững.

Tại cuộc tọa đàm, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước phía Việt Nam và các đại biểu đã tập trung thảo luận về các giải pháp, định hướng nhằm đẩy mạnh thu hút các nguồn tài chính cho phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là trong xây dựng, hình thành và phát triển trung tâm tài chính.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021- 2030, Việt Nam đặt mục tiêu xây dựng trung tâm tài chính quốc tế nhằm tạo một bước chuyển mới về chất, thu hút thêm nguồn lực, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa Việt Nam tham gia vào nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu.

Trong bối cảnh biến động về địa kinh tế, chính trị trên thế giới thời gian qua và diễn biến mới nhất tại các trung tâm kinh tế, tài chính trong khu vực và thế giới, Việt Nam đang được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng về thu hút đầu tư, dần hội tụ nhiều yếu tố để phát triển thị trường tài chính hiện đại, hướng đến hình thành trung tâm tài chính, có khả năng liên kết với các trung tâm tài chính trong khu vực và trên thế giới nhờ có các lợi thế.

Các lợi thế đó gồm kinh tế vĩ mô và chính trị được duy trì ổn định; vị trí địa lý thuận lợi, có tính kết nối cao, có múi giờ khác biệt với các trung tâm tài chính lớn nhất toàn cầu gắn với vị trí địa kinh tế chiến lược; triển vọng tốt nhờ tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; chuyển đổi kinh tế số và gia tăng chỉ số đổi mới sáng tạo; quy mô nền kinh tế và mức độ phát triển của thị trường tài chính ngày càng được cải thiện, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường tài chính…

Đối với Việt Nam, việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế là vấn đề mới, phức tạp, do đó, việc lựa chọn mô hình và cách thức xây dựng trung tâm tài chính cần được thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các bài học kinh nghiệm quốc tế. Nguyên tắc xuyên suốt phải là tạo ra "sân chơi" cho các nhà đầu tư tài chính quốc tế, có luật chơi chung, tương thích với thông lệ quốc tế (cơ chế vận hành, phát triển các hệ sinh thái, ưu đãi…), nhưng đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Tin nổi bật trang chủ
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.
Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác dân tộc: Chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào DTTS (Bài cuối)

Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhiều bản sắc văn hóa đang nguy cơ mai một, các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo, kích động,… rất dễ dẫn tới những “khoảng trống” tinh thần trong một bộ phận người dân ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Do đó, việc giúp đồng bào ổn định đời sống tinh thần là vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Đắk Nông: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại của thuốc lá

Đắk Nông: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại của thuốc lá

Sức khỏe - Công Minh - 14:11, 09/12/2023
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống tác hại (PCTH) của thuốc lá năm 2023.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Chương trình MTQG 1719 -

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Chương trình MTQG 1719 - "Đường băng" cho thổ cẩm cất cánh (Bài 3)

Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đang tạo động lực mới để duy trì, phát triển đưa thổ cẩm tiếp tục vươn xa. Thời gian qua, ngành Văn hóa tỉnh Đắk Lắk cùng các địa phương cũng đã tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, trong đó chú trọng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào
Sơn Dương (Tuyên Quang): Đào tạo nghề gắn với chuyển giao KH-KT trong sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo bền vững

Sơn Dương (Tuyên Quang): Đào tạo nghề gắn với chuyển giao KH-KT trong sản xuất nông nghiệp để giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 07:55, 09/12/2023
Thời gian qua, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo. Trong đó, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học – kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giúp thu nhập của người dân được cải thiện và nâng cao, tạo nền tảng để giảm nghèo bền vững.
Tin trong ngày - 8/12/2023

Tin trong ngày - 8/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 11-13/12 tại Hà Nội. Kết hợp các món ăn đặc trưng của đồng bào Xơ Đăng với dược liệu quốc bảo sâm Ngọc Linh. Nón lá hai mê sản phẩm văn hóa độc đáo của người Tày. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Hiệu quả tuyên truyền vận động của Người có uy tín góp phần thay đổi bản làng

Hiệu quả tuyên truyền vận động của Người có uy tín góp phần thay đổi bản làng

Những năm qua, diện mạo nông thôn xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) có những đổi thay tích cực, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao. Những sự đổi thay đó, có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng Người có uy tín trong cộng đồng, trong đó ông Đinh Văn Lành, Người có uy tín thôn Vầy Ang, là một trong những điển hình tiêu biểu.
Nâng cao nhận thức đồng bào DTTS thông qua công tác tuyên truyền, vận động

Nâng cao nhận thức đồng bào DTTS thông qua công tác tuyên truyền, vận động

Triển khai thực hiện Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, tỉnh Cao Bằng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc thực hiện Dự án đã và đang góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS trong thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Văn Vui, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Công tác tuyên truyền, vận động góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Công tác tuyên truyền, vận động góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Sau gần ba năm triển khai thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Xung quang vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hà Hồng Duy, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum.
Đảng viên người DTTS góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện vùng cao Bắc Hà

Đảng viên người DTTS góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện vùng cao Bắc Hà

Bắc Hà là huyện 30a của tỉnh Lào Cai. Thời gian qua, đội ngũ đảng viên người DTTS của huyện đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở như: phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, xây dựng nông thôn mới, giúp đỡ hộ nghèo vươn lên...Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trà Vinh: Những Người có uy tín “ba trong một” ở chùa Khmer huyện Càng Long

Trà Vinh: Những Người có uy tín “ba trong một” ở chùa Khmer huyện Càng Long

Xã hội - Như Tâm - 06:24, 09/12/2023
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, trong đó có 4 vị sư trụ trì..., đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc thực hiện tuyên tuyền vận động sư sãi, đồng bào phật tử sống “tốt đời, đẹp đạo”, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS. Đặc biệt những năm gần đây, những Người có uy tín đang tích cực tham gia vận động Nhân dân cùng với chính quyền triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).