Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh có sức thuyết phục bởi thực tế sinh động của cuộc sống

Thanh Hải - 07:12, 07/06/2023

Chiều nay 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trả lời trước nghị trường Quốc hội về nhiều vấn đề, nội dung mà các đại biểu quan tâm. Trong số các vấn đề này, có nội dung về việc di cư tự phát của đồng bào Mông đang gây ra những hệ lụy, tác động chưa tốt về an sinh xã hội, bất ổn chính trị… Báo Dân tộc và phát triển xin được trích dẫn ý kiến từ cơ sở để làm rõ hơn về nội dung này.

Gừng Na Ngoi đã có thương hiệu
Gừng Na Ngoi đã có thương hiệu

Nghệ An là tỉnh rộng, với nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống như Thái, Khơ mú, Mông, Đan Lai (nhóm địa phương thuộc dân tộc Thổ), Ơ đu… Cách đây nhiều năm, đồng bào Mông có tục di cư tự phát sang địa bàn khác, vùng đất khác như vào Tây Nguyên, sang nước bạn Lào… để làm ăn sinh sống. Điều này đã gây ra nhiều hệ lụy và tác động không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng giáp biên. Chưa kể, tình trạng di cư tự phát còn tạo ra sự bất ổn và không bảo đảm về an sinh xã hội.

Đó cũng là vấn đề mà một số đại biểu đã quan tâm và chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh vào chiều 6/6. Trả lời trước nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT khẳng định: Mỗi người dân là công dân Việt Nam thì đều có quyền sinh sống bất cứ nơi đây trên lãnh thổ Việt Nam. Ở đâu có điều kiện sống tốt hơn, điều kiện làm việc tốt hơn, thu nhập tốt hơn… thì người dân có quyền lựa chọn.

Những thửa ruộng bậc thang dưới chân đỉnh Puxailaileng
Những thửa ruộng bậc thang dưới chân đỉnh Puxailaileng

Bộ trưởng,Chủ nhiệm UBDT cũng cho biết, không riêng gì đồng bào Mông mà nhiều thành phần dân tộc khác cũng có chuyện di cư tự phát để sinh sống, để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, ở đồng bào Mông, việc di cư tự phát có số lượng nhiều hơn.

Trước nội dung làm sao, có giải pháp như thế nào để chấn chỉnh tình trạng này; bảo đảm cho đồng bào an cư để có cuộc sống tốt hơn, cũng là để thuận lợi hơn cho công tác quản lý… Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT cho rằng, lâu nay, các chính sách dân tộc dành cho đồng bào, trong đó có đồng bào Mông được thực hiện rất tốt, đi vào cuộc sống hơn. Đời sống của đồng bào Mông nói riêng đã tốt hơn, ấm no hơn trước nhờ các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, thành ra tình trạng di cư giảm rất nhiều.

Trước nội dung trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, nhiều cử tri cho rằng, nội dung trả lời đã sát tình hình thực tế, đúng trọng tâm vấn đề và có dẫn chứng thuyết phục.

Lão nông Lý Nọ Pó ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong bên đàn trâu bò hàng chục con
Lão nông Lý Nọ Pó ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong bên đàn trâu bò hàng chục con

Nhìn từ huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), một huyện giáp biên có 35% đồng bào Mông sinh sống, đã khẳng định chắc chắn nội dung trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT. Ông Vi Hòe - Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn nhấn mạnh rất nhiều khi chúng tôi đề cập đến câu chuyện di cư của đồng bào Mông. Ông Hòe nói: Mật độ, số lượng đồng bào Mông di cư sang Lào và đi các địa phương khác giảm đáng kể. Đó là kết quả tổng hòa của nhiều giải pháp và biện pháp.

Cũng theo ông Hòe, chúng tôi được biết, huyện Kỳ Sơn đã triển khai rất nhiều cách làm rất hiệu quả để đồng bào Mông an cư, ổn định sản xuất, không di cư như trước. Đó là, huyện đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tuyên truyền, vận động kết hợp với Biên phòng nước bạn Lào tăng cường tuần tra, kiểm soát người vào ra khu vực biên giới. Đáng chú ý, giải pháp “níu chân” người Mông an cư tại quê nhà chính là những chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước hỗ trợ đồng bào định canh, định cư, ổn định sản xuất. Các chính sách dân tộc từ Chương trình NTM, Nghị quyết 30a, giảm nghèo bền vững đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo việc làm, hỗ trợ nhà ở để người dân yên tâm hơn từ đó từ bỏ thói quen di cư như trước.

Theo các địa phương ở Nghệ An, trước đây, tình trạng người Mông di cư tự phát thường đi cả hai vợ chồng, có hộ để lại nhà cửa, cũng có hộ bán nhà cửa… đi tìm “miền đất hứa”. Ông Vi Văn Cường - Chủ tịch UBND xã Tri Lễ huyện Quế Phong (Nghệ An) - huyện có 5 bản người Mông với số lượng hơn 3.300 người, chiếm 35% toàn xã, cũng khẳng định rằng: Tình trạng người Mông di cư làm ăn, sinh sống đã giảm mạnh.

Ông Cường cho hay: Huyện đã làm rất tốt khâu dân vận, tuyên truyền gắn với việc quan tâm nâng cao đời sống bằng các chính sách hỗ trợ vay vốn, làm nhà ở, giao đất sản xuất, giao rừng, xây dựng mô hình dân vận khéo… Đặc biệt là định kỳ gặp mặt lắng nghe ý kiến già làng, trưởng bản đối thoại trực tiếp với người dân… nên đã sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc kịp thời.

Vừ Nỏ Pó làm giàu từ nuôi gà đen
Anh Vừ Nỏ Pó (huyện Kỳ Sơn) làm giàu từ nuôi gà đen

Về miền Tây xứ Nghệ hôm nay, không khó để bắt gặp những người Mông hay lam hay làm. Những người Mông mà tôi đã gặp trên những nẻo đường là những “tỷ phú” miền biên viễn. Đó là ông Vừ Vả Chống với cánh rừng sa mu, pơ mu rộng hàng chục ha với ý định làm giàu từ du lịch sinh thái ở xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn; là anh Vừ Nỏ Pó với đàn dê, bò, ngựa… hàng chục con ở bản Mường Lống 1, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, có thu nhập từ gà đen mỗi năm hàng trăm triệu đồng; là ông Lỳ Nỏ Pó ở bản Pà Khốm xã Tri Lễ huyện Quế Phong với đàn bò, ngựa, dê mỗi năm cho thu nhập hơn trăm triệu đồng…

Miền Tây xứ Nghệ đang đổi mới và ổn định, phát triển. Trong thành quả lớn đó, có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng người Mông.

Tin cùng chuyên mục
Ngộ độc thực phẩm tại các điểm du lịch và bài toán giữ gìn thương hiệu

Ngộ độc thực phẩm tại các điểm du lịch và bài toán giữ gìn thương hiệu

Liên quan đến vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng tại thành phố du lịch nổi tiếng - Hội An, tỉnh Quảng Nam, đã có gần 150 du khách phải nhập viện, điều trị, trong đó có 30 khách nước ngoài. Chủ cơ sở sản xuất bánh mì Phượng đã có thư xin lỗi gửi đến khách hàng. Từ vụ việc đáng tiếc này cho thấy, không đơn thuần là việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn là vấn đề bảo vệ, giữ vững thương hiệu du lịch mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã và đang dày công xây dựng.
Tin nổi bật trang chủ
Gia Lai: Tiếp tục xảy ra vụ phá rừng tự nhiên quy mô lớn gần 5ha

Gia Lai: Tiếp tục xảy ra vụ phá rừng tự nhiên quy mô lớn gần 5ha

Tỉnh Gia Lai vừa phát hiện vụ phá rừng tự nhiên quy mô lớn trên địa bàn huyện Kông Chro với tổng diện tích lên đến gần 5ha. Hiện Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro đang phối hợp với các ngành chức năng tiến hành mở rộng hiện trường, điều tra, xác minh làm rõ đối tượng để xử lý nghiêm theo quy định. Đồng thời, kiến nghị cấp trên làm rõ trách nhiệm của chủ rừng khi để xảy ra phá rừng.
Mang Tết Trung thu đến với trẻ em vùng cao biên giới Mèo Vạc

Mang Tết Trung thu đến với trẻ em vùng cao biên giới Mèo Vạc

Xã hội - Văn Hoa - Minh Đức - 22:51, 24/09/2023
Nhằm để các em thiếu nhi nơi vùng cao biên giới Mèo Vạc được tận hưởng một mùa Trung thu rộn ràng, ấm áp và đong đầy yêu thương, vừa qua, Đoàn thiện nguyện Thanh Maika và những người bạn (Thành phố Hà Nội) phối hợp UBND xã Pải Lủng tổ chức chương trình “Trung thu cao nguyên đá” cho hơn 1.000 em học sinh liên trường của xã.
Bình Thuận: Phổ biến, cung cấp thông tin cho Người có uy tín và cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ sở

Bình Thuận: Phổ biến, cung cấp thông tin cho Người có uy tín và cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ sở

Công tác Dân tộc - L.Phương - 22:46, 24/09/2023
Ngày 24/9, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, cung cấp thông tin cho 87 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và cán bộ, công chức thuộc các Phòng Dân tộc trên địa bàn tỉnh.
An Giang: Khai Giảng lớp đào tạo kỹ năng tiếng Khmer cho cán bộ Bộ đội Biên phòng

An Giang: Khai Giảng lớp đào tạo kỹ năng tiếng Khmer cho cán bộ Bộ đội Biên phòng

Công tác Dân tộc - Như Tâm - Lê Vũ - 22:42, 24/09/2023
Ngày 24/9, tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang phối hợp với Sở Nội vụ và Trường Dân tộc nội trú - Trung học phổ thông tỉnh An Giang tổ chức Lễ khai giảng lớp 4 kỹ năng tiếng Khmer cho cán bộ trong đơn vị.
Đồng bào Dao cải thiện thu nhập từ các bài thuốc cổ truyền

Đồng bào Dao cải thiện thu nhập từ các bài thuốc cổ truyền

Media - Trọng Bảo - 22:33, 24/09/2023
Đồng bào Dao đỏ ở Lào Cai sở hữu một kho tàng tri thức về cây thuốc rất có giá trị trong tự nhiên. Trải qua bao thế hệ, kinh nghiệm về những cây thuốc dân gian vẫn được lưu truyền, gìn giữ. Các bài thuốc cổ truyền không chỉ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng trong thôn bản, mà hiện nay đã và đang được bà con khai thác, chế biến thành các sản phẩm đa dạng cũng ứng cho thị trường mang lại thu nhập, cải thiện đời sống.
Khám phá bảo tàng duy nhất về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Khám phá bảo tàng duy nhất về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Media - Lê Vũ – Trần Linh - 22:32, 24/09/2023
Vừa được chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 8/2023, tuy nhiên, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã thành địa chỉ tham quan thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là các bạn trẻ trong thời gian gần đây. Cùng Báo Dân tộc và Phát triển khám phá bảo tàng duy nhất ở Việt Nam về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định.
Tin trong ngày - 22/9/2023

Tin trong ngày - 22/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 22/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Lễ hội trà Shan tuyết lớn nhất miền Bắc. Hủy hoại cây rừng bằng thuốc độc ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Media - Ngọc Chí - 22:32, 24/09/2023
Với phương châm “ba bám, bốn cùng”, lực lượng Bội đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kon Tum đã và đang triển khai nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, từng bước giúp cho đồng bào DTTS ở khu vực biên giới vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
Ngày hội văn hóa, thể thao thanh niên Việt Nam - Lào tại Bình Định

Ngày hội văn hóa, thể thao thanh niên Việt Nam - Lào tại Bình Định

Tin tức - T.Nhân - 22:30, 24/09/2023
Ngày 24/9, tại huyện miền núi Vân Canh (Bình Định), Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao thanh niên Việt Nam - Lào với sự tham gia hưởng ứng của hơn 250 đoàn viên, thanh niên, sinh viên Việt Nam và Lào.
Thanh Hóa: Ấm áp chương trình “Tết Trung thu - Tết của tình yêu thương”

Thanh Hóa: Ấm áp chương trình “Tết Trung thu - Tết của tình yêu thương”

Nhịp cầu nhân ái - Quỳnh Trâm - 22:30, 24/09/2023
Trung ương Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam và Hội Bảo trợ Người khuyết tật, trẻ mồ côi và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với huyện miền núi Ngọc Lặc tổ chức Chương trình tặng quà “Tết Trung thu - Tết của tình yêu thương” dành cho học sinh khuyết tật, học sinh mồ côi, học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhân dịp Tết Trung thu và bước vào năm học mới.
Thể thao Việt Nam giành huy chương đầu tiên tại Asiad 19

Thể thao Việt Nam giành huy chương đầu tiên tại Asiad 19

Thể thao - PV - 22:27, 24/09/2023
Sáng 24/9, 4 cô gái Đinh Thị Hảo, Hà Thị Vui, Phạm Thị Huệ, Dư Thị Bông đã mang về tấm huy chương đầu tiên của Asiad 19 cho Đoàn thể thao Việt Nam ở môn Chèo thuyền Rowing.
Các lao động Việt Nam không nguy hiểm đến tính mạng trong vụ cháy tại Đài Loan (Trung Quốc)

Các lao động Việt Nam không nguy hiểm đến tính mạng trong vụ cháy tại Đài Loan (Trung Quốc)

Tin tức - L.Minh - 22:24, 24/09/2023
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có công văn Số: 3952/LĐTBXH-VP, về việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động Việt Nam trong vụ hỏa hoạn tại Đài Loan (Trung Quốc).