Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Âm nhạc của dân tộc Chăm - Bản sắc và sự giao thoa

Lê Vũ - Trần Linh - 15:45, 01/11/2023

Văn hóa Chăm là một mảng khá đậm trong bức tranh đa sắc màu của văn hóa các dân tộc Việt Nam. Trong đó, âm nhạc là một phần rất quan trọng. Không chỉ lời ca, tiếng hát mang lại thanh âm, giai điệu độc đáo, cuốn hút, các nhạc cụ truyền thống đa dạng còn chứa đựng cả thế giới tâm linh, tín ngưỡng riêng của người Chăm.

Âm nhạc luôn gắn liền với đời sống lễ hội của đồng bào Chăm
Âm nhạc luôn gắn liền với lễ hội của đồng bào Chăm

Cũng giống như các dân tộc anh em khác của đất nước ta, đối với đồng bào Chăm, âm nhạc luôn gắn liền đời sống, gắn liền với rất nhiều sinh hoạt thường nhật. Tuy nhiên, đa số mọi người khi nghe nói đến âm nhạc Chăm lại thường nghĩ ngay đến nhạc lễ, vì đây là loại hình phổ biến hơn cả.

Không thể phủ nhận, đằng sau mỗi nét nhạc rộn rã, mỗi điệu múa uyển chuyển trong các dịp lễ hội hàm chứa đời sống tâm linh phong phú của đồng bào Chăm

Thầy Cả Chuẩn, sống ở thị trấn Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) – một chức sắc tôn giáo Chăm Bàlamôn, chuyên là chủ lễ các nghi lễ cho biết: “Mỗi vị thần hay mỗi loại lễ bái, cúng tế đều có những bài hát hoặc những điệu nhạc phụ trợ riêng. Nhạc cụ cũng vậy, ở mỗi lễ hội sẽ có những nhạc cụ được dùng như “chỉ huy”, chẳng hạn trong lễ cúng cầu an, thì chỉ có thầy Cả mới đánh trống Paranưng, và trống Paranưng phải đánh trước, những trống khác mới đánh sau…”

Trống Baranưng, trống Ginăng, kèn Saranai những nhạc cụ nổi tiếng của đồng bào Chăm luôn hiện hữu trong các lễ hội lớn nhỏ
Trống Paranưng, trống Ginăng, kèn Saranai những nhạc cụ nổi tiếng của đồng bào Chăm luôn hiện hữu trong các lễ hội lớn nhỏ

Nhắc đến âm nhạc dùng trong lễ hội của người Chăm, thì không thể không nhắc đến các loại nhạc cụ đặc trưng, đã trở nên rất nổi tiếng thông qua chính các tác phẩm âm nhạc, thơ văn như: trống Paranưng, trống Ginăng hay kèn Saranai.

Theo nhạc sĩ Lê Hưng Tiến (tỉnh Ninh Thuận), người đã dành nhiều tâm huyết để sưu tầm, nghiên cứu về âm nhạc dân gian Chăm cho biết: Nhạc cụ truyền thống của đồng bào Chăm rất phong phú nhưng cơ bản có thể chia ra ba thể loại chính là bộ gõ, bộ hơi, và bộ dây. Tiêu biểu nhất cho bộ gõ, là trống trống Paranưng, trống Ginang là những nhạc cụ đóng vai trò rất quan trọng trong các buổi tế lễ. Bộ hơi thì có kèn Saranai cũng là nhạc cụ có mặt trong hầu hết các lễ dân gian. 

Nhìn chung ngoài vài loại nhạc cụ đặc thù, bên cạnh đó, còn có nhiều nhạc cụ được ra đời từ sự giao thoa văn hoá đa dạng, chẳng hạn trống Hagar Paong (trống lớn) tương tự như trống chầu của người Kinh, Ceng là một loại nhạc cụ bằng đồng tương tự như cồng của nhiều dân tộc ở khu vực Tây Nguyên, hay như đàn Kanyi thuộc bộ dây có cấu tạo tương tự đàn Nhị. 

Nghệ nhân Sầm Văn Minh (69 tuổi, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận) đang say sưa với nhịp trống Ghinăng
Nghệ nhân Sầm Văn Minh (69 tuổi, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận) đang say sưa với nhịp trống Ghinăng

Bên cạnh nhạc cụ, dân ca Chăm cũng là một cánh đồng trù phú với rất nhiều thể loại từ hát ân tình, hát đối đáp, hò xay lúa, giã gạo, hát đố, hát táng ca (ru hồn người mất trước khi mang thiêu)… Tuy nhiên, điều dễ cảm nhận nhất ở dân ca Chăm chính là tính trong sáng, sôi nổi và trữ tình. Giai điệu thư thái, buông lơi tha thiết làm người nghe dễ liên tưởng đến những điệu lý ở khu vực miền Trung như lý Hoài Nam, lý con sáo, lý thiên thai… hay thoang thoảng “mùi” vọng cổ Nam bộ với các điệu hò mái nhì, hò mái đẩy…

Nghệ sĩ Bá Sinh Tý, phụ trách Ban Nhạc dân gian Chăm tại tháp Pô Sah Inư (Phan Thiết, Bình Thuận) chia sẻ: Kho tàng âm nhạc dân gian Chăm rất phong phú, tùy vào tính chất của lễ hội hoặc mục đích trình diễn sẽ có những ca khúc khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay để dễ tiếp cận người nghe, là đồng bào các dân tộc anh em khác và du khách, thì đã có nhiều bản nhạc dân ca Chăm được dịch hoặc viết sang lời Việt. 

"Đã có những ca khúc được các nhạc sĩ sáng tác mới, dựa trên nền tản dân ca, hoặc mang âm hưởng… đó cũng là xu hướng phát triển tất yếu của văn hóa trong thời hiện đại”, Nghệ sĩ Bá Sinh Tý cho biết thêm.

Nghệ sĩ Bá Sinh Tý người có gần 15 năm gắn bó với Ban nhạc dân gian chăm, biểu diễn phục vụ du khách dưới chân tháp Pô Sah Inư
Nghệ sĩ Bá Sinh Tý người có gần 15 năm gắn bó với Ban nhạc dân gian Chăm, biểu diễn phục vụ du khách dưới chân tháp Pô Sah Inư

Cố nhạc sĩ Phạm Duy trong một khảo cứu của mình, đã từng nhận định đặc tính nhạc ngữ của người Chăm, có yếu tố kết hợp giữa những âm giai của hệ thống ngũ cung của âm nhạc miền Bắc, với giai điệu hát bài Chòi ở miền Trung và cả giai điệu Nam giọng oán của dân ca miền Nam. Như vậy, đã có rất nhiều điểm gặp gỡ trong lĩnh vực âm nhạc của đồng bào Chăm và các dân tộc anh em khác trải dài từ miền Trung xuống đến phía Nam. Đó là kết quả của sự giao lưu, bồi đắp văn hoá một cách tự nhiên, tự nguyện giữa các dân tộc thông qua chiều dài lịch sử từ lâu đời cho đến hôm nay.

Tuy nhiên, cũng như nhiều dân tộc anh em trên đất nước ta, việc phát triển hiện đại cuộc sống cùng với sự du nhập văn hoá thông qua các loại hình công nghệ, việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, trong đó có âm nhạc mặc dù đã được chính phủ, các cấp, các ngành quan tâm, đưa ra nhiều giải phá,  nhưng dường như vẫn còn đó khá nhiều khoảng trống của sự kế thừa. Nếu không có giải pháp căn cơ và nhanh chóng trong việc bảo tồn và phát huy, thì di sản âm nhạc dân tộc Chăm dễ bị mai một. 

Nghệ nhân Lỗ Phú Bảo (áo đỏ, gõ trống Paranưng), năm nay đã 75 tuổi, luôn đau đau về lớp trẻ kế thừa âm nhạc dân tộc Chăm
Nghệ nhân Lỗ Phú Bảo (áo đỏ, gõ trống Paranưng), năm nay đã 75 tuổi, luôn đau đau về lớp trẻ kế thừa âm nhạc dân tộc Chăm

Các thế hệ nghệ nhân biết làm nhạc cụ, thuộc các bài bản âm nhạc cổ truyền, biết sử dụng các nhạc cụ truyền thống thì ngày càng lớn tuổi, mà khó tìm được người tâm huyết để trao truyền. Như những trăn trở của nghệ nhân Lỗ Phú Bảo, 75 tuổi ở tỉnh Ninh Thuận: “Chúng tôi mong muốn rồi đây đứng vỗ trống, hát ca dưới chân tháp ngoài chúng tôi, sẽ có nhiều bạn trẻ. Chỉ sợ các em không chịu học, không chịu kế thừa, chứ chúng tôi luôn sẵn sàng truyền thụ, bằng tất cả tâm huyết của mình”.

Tin cùng chuyên mục
Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Khung cảnh đìu hiu, vắng lặng bên trong bảo tàng lớn nhất vùng cao nguyên đá Hà Giang

Dù được đầu tư với kinh khoản kinh phí lớn, nhưng Bảo tàng Không gian văn hóa các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) luôn trong tình trạng đìu hiu, vắng lặng. Nhiều hạng mục công trình đã có dấu hiệu xuống cấp, cửa đóng, then cài.
Tin nổi bật trang chủ
Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Suối Mỡ - vẻ đẹp kỳ thú giữa vùng Đông Bắc

Du lịch - Nguyễn Thế Lượng - 20:02, 12/05/2024
Vẻ đẹp giao hòa giữa không gian sơn thủy hữu tình với dáng vẻ trầm mặc cổ kính của những ngôi đền giữa một vùng núi non hùng vĩ đã tạo nên một bức tranh sinh thái kỳ thú, thơ mộng. Đó là địa danh Suối Mỡ của tỉnh Bắc Giang.
Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Kinh tế - Phương Nghi - 19:55, 12/05/2024
Khi mùa mưa kết thúc, cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.
Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Mệ Tuyết làng hương xứ Huế và hành trình kiếm tiền giúp người

Gương sáng - Tào Đạt - Phan Hòa - 19:33, 12/05/2024
“Mệ chỉ mong khỏe mạnh để tiếp tục se hương bán cho khách, nối tiếp nghề cha ông; ngày ngày gặp gỡ nói chuyện với bọn trẻ, cuối tháng dư ra năm mười triệu đem vô viện tặng mấy cháu nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo!”... Đó là tâm sự của mệ Tuyết, một người phụ nữ khắc khổ, nhưng giàu lòng nhân ái mà chúng tôi có dịp gặp gỡ trên hành trình tìm kiếm những sự tử tế trong cuộc sống bon chen.
Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Điều đặc biệt ở Môn Sơn

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 19:26, 12/05/2024
Đã nhiều lần về với Môn Sơn (Con Cuông) để ghé thăm nhà cụ Vi Văn Khang- một địa chỉ đỏ nơi miền Tây xứ Nghệ, thăm người Đan Lai ngủ ngồi trong vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát, thăm những bản làng người Thái hay lam hay làm bên dòng sông Giăng thơ mộng… Mỗi lần mỗi khác, nhưng cảm nhận về sự đổi thay, bứt phá nơi đây thì ngày càng đậm nét.
Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Đồng bào Lô lô ở Cốc Xả đã có nước sạch

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 12/05/2024
Không còn phải vất vả đi chở từng can nước ở dưới khe, dưới mó cách xa nhà hàng cây số, các hộ đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) mừng vui đón nguồn nước từ công trình nước tập trung được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ngay tại xóm.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Hàng chục xưởng chế biến khoáng sản chưa có thủ tục thuê đất ở Quỳ Hợp (Nghệ An): Thất thoát bao nhiều tiền thuế thuê đất?

Pháp luật - An Yên - 19:19, 12/05/2024
Dù đã hoạt động hàng chục năm, nhưng hàng chục xưởng chế biến khoáng sản tại huyện Quỳ Hợp vẫn chưa hoàn tất thủ tục thuê đất theo quy định. Nghịch lý này đã dẫn đến hệ quả làm thất thoát nguồn kinh phí thuê đất mà lẽ ra các chủ xưởng chế biến này phải nộp qua hàng năm.
Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Lào Cai: Hàng trăm hộ dân không có sổ đỏ khi đang sinh sống trên đất thổ cư- Trách nhiệm thuộc về ai ?

Pháp luật - Trọng Bảo - 19:16, 12/05/2024
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai rất bức xúc khi mảnh đất thổ cư mà gia đình họ sinh sống bao đời nay, không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau thời gian dài cơ quan chức năng thu hồi để thực hiện dự án chuẩn hóa hồ sơ địa chính.
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 19:14, 12/05/2024
Quảng Bình bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với một tâm thế chủ động, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị. Qua 3 năm triển khai thực hiện, nhiều nội dung, tiểu dự án thành phần, Dự án trong Chương trình MTQG 1719 đã đi sâu và tác động tích cực đến đời sống đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Để có cái nhìn tổng quát hơn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai Chương trình MTQG 1719 tại địa phương.
Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Người Sán Chỉ ở Đại Dực làm du lịch cộng đồng

Xã hội - Mỹ Dung - 19:08, 12/05/2024
Từ một xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), giờ đây Đại Dực đã khoác trên mình chiếc áo mới. Đặc biệt, đồng bào DTTS nơi đây đã nắm bắt được những lợi thế sẵn có của địa phương, để 'bắt nhịp" thực hiện mô hình du lịch cộng đồng, nhờ đó cuộc sống của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng trao 10 căn nhà cho hộ nghèo khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 19:03, 12/05/2024
Thừa ủy quyền của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Đảng uỷ, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng lãnh đạo huyện Giang Thành vừa tổ chức lễ trao nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở tại khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang trước mùa mưa bão năm 2024.