Với 54,4% số dân là người dân tộc thiểu số, những năm qua, huyện Đồng Hỷ luôn ưu tiên, tập trung nguồn lực và thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, tạo sinh kế, việc làm giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
TP. Cần Thơ phấn đấu đến năm 2030 cơ bản không còn hộ nghèo trong đồng bào DTTS, theo chuẩn nghèo giai đoạn 2026 - 2030. Để đạt mục tiêu này, một trong những giải pháp được TP. Cần Thơ chú trọng thực hiện là tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất trong vùng DTTS của Thành phố.
Cùng với việc phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển thì việc công nhận địa bàn thuộc miền núi, vùng cao là căn cứ pháp lý quan trọng để xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi. Vì thế, việc xây dựng bộ tiêu chí phân định miền núi, vùng cao bảo đảm khoa học, sát thực tiễn, không chồng chéo với bộ tiêu chí phân định theo trình độ phát triển là yêu cầu cấp bách.
Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 (gọi tắt là cuộc điều tra) tại 54 tỉnh, thành phố trên cả nước đã chính thức kết thúc ngày 15/8, bảo đảm tiến độ và hoàn thành các nội dung theo kế hoạch. Kết quả cuộc điều tra sẽ bàn giao cho Ủy ban Dân tộc vào tháng 4/2025 và được công bố chính thức muộn nhất vào tháng 7/2025.
Từ nguồn lực của các Chương trình MTQG, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình sinh kế có hiệu quả kinh tế cao ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh. Nhiều hộ đồng bào DTTS đã vận dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sóc Trăng là tỉnh có tỷ lệ đồng bào DTTS cao nhất khu vực Tây Nam Bộ, là địa phương có số lượng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhiều nhất cả nước. Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III - năm 2019, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực công tác dân tộc (CTDT), thực hiện chính sách dân tộc (CSDT).
Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS luôn được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn quan tâm thực hiện. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.
Với sự đồng hành, vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan, cùng với sự nỗ lực của các địa phương, đến nay, kết quả giải ngân của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV - năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và ghi nhận công lao đóng góp của đồng bào các DTTS trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; từ đó tiếp tục củng cố niềm tin, lan tỏa điển hình. Sau khi hoàn thành Đại hội cấp huyện, trong tháng 8, một số địa phương đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh.
Với sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Thống kê và ngành Dân tộc, cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã hoàn thành 100% so với kế hoạch đề ra. Hiện nay, Cục Thống kê tỉnh đang thực hiện công việc thẩm định, nghiệm thu thông tin theo kế hoạch với tinh thần đảm bảo chất lượng và tính chính xác của thông tin thu thập về 53 DTTS.
Cùng với các địa phương trên cả nước, từ ngày 1/7 tỉnh Bắc Giang đã tiến hành cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024. Đến hết ngày 10/8, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành điều tra tại 283 địa bàn với 12.332 hộ gia đình DTTS; sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch.
Để công tác thúc đẩy bình đẳng giới đạt các mục tiêu của Dự án 8, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Phụ nữ các cấp đã tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi. Với đa dạng các hình thức tuyên truyền, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức hội viên, phụ nữ đã góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi
Ngày 30/8, UBND huyện Kông Chro (Gia Lai) tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Tham gia Hội thi có 14 đội với gần 200 thí sinh là cán bộ, công chức, viên chức làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật, văn hóa xã hội, thông tin truyền thông, cán bộ thôn, làng ... đến từ 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Trong 2 ngày (29 - 30/8), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi năm 2024, cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn huyện Kon Rẫy.
Với sự am hiểu văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào và địa bàn được phân công thực hiện điều tra, chị Rơ Mah H’De - Điều tra viên xã biên giới Ia Nan (huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã phát huy tinh thần trách nhiệm, vận động bà con thực hiện cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, bảo đảm tiến độ, chất lượng cuộc điều tra thu thập thông tin kinh tế-xã hội 53 DTTS lần thứ 3, năm 2024.
Vừa qua, UBND huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội thi tìm hiểu về công tác dân tộc năm 2024 lần thứ I . Hội thi thu hút sự tham gia của 15 đội đến từ các xã và thị trấn trên địa bàn huyện.
Giai đoạn 2024 – 2029, tỉnh Cà Mau phấn đấu giảm hộ nghèo trong đồng bào DTTS toàn tỉnh từ 2%/năm trở lên; trong đó, hộ nghèo đồng bào DTTS của các xã khu vực III và ấp đặc biệt khó khăn vùng DTTS giảm từ 2,5%/năm trở lên. Đây là một trong những chỉ tiêu được thông qua tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ IV – năm 2024 vừa được tổ chức ngày 27/8.
Trong những năm qua, công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) người dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được tỉnh Kon Tum quan tâm, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ DTTS ở một số ngành, lĩnh vực. Số đông CBCCVC người DTTS được giới thiệu, đề bạt, bổ nhiệm vào vị trí quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước đã củng cố niềm tin của đồng bào DTTS với Đảng, chính quyền và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực hiện Chương trình công tác năm 2024, ngày 29/8, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Nghệ An về việc tổ chức thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Ngày 29/8, tại Tp. Sầm Sơn (Thanh Hóa), Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Đề án “Đổi mới mô hình hoạt động của các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện một số bộ, ngành, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành địa phương, các cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc.