Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

An Giang: Sẽ số hóa các di sản chữ viết trên lá Buông của người Khmer

PV - 10:39, 12/11/2021

Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer An Giang là một loại tri thức dân gian, bên trong ẩn chứa một kho tàng vô giá của tri thức nhân loại đó chính là Kinh Phật.

Bộ Kinh phật được viết trên lá buông có tuổi đời hàng trăm năm tại Chùa Xvayton, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn. Ảnh: Công Mạo - TTXVN
Bộ Kinh phật được viết trên lá buông có tuổi đời hàng trăm năm tại Chùa Xvayton, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn. Ảnh: Công Mạo - TTXVN

An Giang là tỉnh đa dân tộc, với khoảng 29 dân tộc, trong đó có 4 dân tộc chủ yếu là Kinh, Khmer, Hoa và Chăm. Dân tộc Khmer là cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên vùng đất An Giang, tập trung đông nhất ở 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên, sở hữu kho tàng di sản văn hóa đặc sắc và đa dạng. Dân tộc Khmer An Giang có 2 di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Lễ hội đua bò Bảy Núi năm 2016, Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên năm 2017.

Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer An Giang là một loại tri thức dân gian, bên trong ẩn chứa một kho tàng vô giá của tri thức nhân loại đó chính là Kinh Phật. Kinh Phật được người Khmer viết trên lá của cây Buông, gọi là Kinh lá Buông (Xatra Slấkrít), đây là loại thư tịch cổ quý hiếm khắc chữ trên lá Buông, viết bằng tiếng Khmer cổ hay tiếng Bali (theo trường phái Thomanadut và Mahainikai) xuất hiện từ thế kỷ XIX.

Nghệ thuật chạm khắc trên lá Buông của người Khmer rất đặc biệt. Lá Buông được chọn ngay từ khi còn là búp trên cây và được ghép vào khung cây để lá phát triển theo ý muốn, tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời từ 3 - 5 tháng, sau đó cắt lá xuống, mang phơi khô và sử dụng. Muốn viết Kinh trên lá Buông phải sử dụng mũi bút bằng sắt. Sau khi viết xong, dùng vải thấm than trộn với dầu thông và nhúng qua dầu lửa để quét lên chữ khắc. Nét độc đáo của Kinh lá Buông nhờ vào độ dai của lá, kết hợp với sự khéo léo, tỷ mỉ, công phu của người viết, nên thể hiện được trên cả hai mặt của lá Buông.

Mỗi bộ Kinh có từ 4 -10 cuốn (quyển), mỗi cuốn có 20 - 60 lá kinh, mỗi mặt lá có 5 dòng, với khoảng 150 chữ. Kinh lá Buông chứa đựng giá trị về kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào dân tộc Khmer.

Ở An Giang, Kinh lá Buông hiện còn lưu giữ tại 30/65 chùa Khmer của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, với trên 100 bộ Kinh Phật. Tuy nhiên, nhiều năm qua, Kinh lá Buông không còn được viết, bởi không còn nguồn lá Buông. Đồng thời, do khâu bảo quản gặp khó khăn, không đảm bảo trước tác động của môi trường nên Kinh lá bị hư hỏng theo thời gian, có nguy cơ bị mai một.

Hiện các chùa Khmer ở An Giang còn rất ít vị sư sãi biết khắc chữ trên lá Buông. Nếu muốn học phải có tính kiên nhẫn, phải rèn luyện trong một thời gian dài. Muốn khắc được thì người học phải am tường nội dung của từng loại kinh, bởi hầu hết các bộ Kinh lá Buông được chạm khắc bằng chữ Khmer cổ hay chữ Bali. Điều này gây không ít khó khăn cho các vị sư sãi, phật tử muốn học Kinh Phật từ Kinh lá Buông. Vì vậy, Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer tỉnh An Giang đến năm 2030” rất cần thiết và phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của dân tộc.

Theo Đề án, giai đoạn 1 từ năm 2022 - 2026, An Giang sẽ tập trung đánh giá, tập hợp, xác minh, phân loại và chỉnh lý phục hồi di sản; nghiên cứu và xác định chữ viết trên lá Buông là tiếng Bali cổ hay tiếng Khmer cổ; hướng dẫn phương pháp bảo quản, gìn giữ các bản chữ viết trên lá Buông.

Giai đoạn này, tỉnh cũng sẽ tư liệu hóa và số hóa các di sản chữ viết trên lá Buông của người Khmer trên địa bàn An Giang; xây dựng mới các dị bản của một số bộ Kinh phục vụ cho công tác giáo dục di sản và phát triển du lịch; dịch thuật một số nội dung Kinh lá Buông; tăng cường việc quảng bá, phát huy di sản nhằm thu hút mọi nguồn lực của xã hội….

Giai đoạn 2 từ năm 2028 - 2033, An Giang xây dựng hồ sơ đăng ký công nhận di sản tư liệu tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer ở tỉnh An Giang thuộc chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.

Theo đánh giá của UBND tỉnh An Giang, việc thực hiện đề án có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn các di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng của An Giang; là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc kiểm kê, nhận diện, đánh giá thực trạng. Trên cơ sở đó, có thể áp dụng các biện pháp đề xuất nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản theo từng giai đoạn một cách hợp lý, khoa học.

Tin nổi bật trang chủ
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 1 giờ trước
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 4 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 4 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 5 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 5 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 7 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 7 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 8 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 9 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.