Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bắc Giang: Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch

Ngọc Diệp - 08:25, 14/06/2023

Bắc Giang là tỉnh miền núi có 9 huyện, 1 thành phố, trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao. Để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều đề án, kế hoạch trong đó đặc biệt gắn việc bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch.

Điệu múa Tắc Xình của dân tộc Sán Chỉ (thuộc nhóm dân tộc Sán Chay) tại Lễ hội Đình Lạnh (xã Lệ Viễn, huyện Sơn Động)
Điệu múa Tắc Xình của người Sán Chí (thuộc dân tộc Sán Chay) tại Lễ hội Đình Lạnh (xã Lệ Viễn, huyện Sơn Động)

Theo kết quả phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh Bắc Giang hiện có 73 xã và 20 thôn, bản thuộc vùng DTTS và miền núi. Với 45 thành phần DTTS, trong đó, 6 thành phần DTTS chủ yếu chiếm số đông, là: Dân tộc Nùng, Tày, Sán Dìu, Hoa, Sán Chay (Sán Chí và Cao Lan) và Dao. Mỗi dân tộc lại có bản sắc văn hóa riêng, với nhiều nét văn hóa phi vật thể độc đáo, từ tiếng nói, chữ viết, thêu thùa, múa, dân ca… đến những lễ hội. 

Theo thống kê, toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 500 lễ hội, phần lớn các lễ hội gắn liền với tín ngưỡng dân gian, các di tích lịch sử văn hóa và những nhân vật được thờ cúng trong di tích. Chính vì vậy, một trong những vấn đề đặt ra hiện nay là bảo tồn song hành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong một không gian văn hóa cụ thể. 

Thực tế cho thấy, mỗi lễ hội lại có những đặc điểm riêng biệt, thể hiện rõ những nét đặc trưng văn hóa vùng miền. Chẳng hạn dọc bờ sông Cầu, các di tích chủ yếu thờ Thánh Tam Giang, nên lễ hội ở vùng này thường có hội bơi chải, vật cầu nước… thể hiện được "phần hồn” của di tích. Hay như đền Từ Hả, xã Hồng Giang (Lục Ngạn) thờ đức thánh Vũ Thành (tức tướng quân Thân Cảnh Phúc, thời Lý), người có công lớn trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm ở thế kỷ XI, lễ hội nơi đây ngoài tục làm bánh dày còn có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc khác như: kéo co, đu tiên, võ cổ truyền...

Ngoài ra, ở vùng Lục Nam, lễ hội Tòng Lệnh, xã Trường Giang mang màu sắc nông nghiệp, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi. Lễ hội Yên Thế trong cả phần rước, phần lễ cho đến những hoạt động trong hội đều thể hiện rõ nét tinh thần thượng võ…

Để bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, những năm qua, ngành chức năng cùng các địa phương trong tỉnh đã có nhiều biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của những lễ hội. Chẳng hạn như, tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng từ nguồn của các Chương trình MTQG và xã hội hóa để đầu tư, nâng cấp, trùng tu, sửa chữa hơn 300 di tích lịch sử từ năm 2005 đến nay. Cùng với trùng tu, nâng cấp di tích, tỉnh cũng đặc biệt quan tâm chỉ đạo tổ chức các lễ hội theo nếp sống văn minh, lành mạnh, để các lễ hội thực sự là hoạt động tín ngưỡng dân gian của Nhân dân; bài trừ tệ nạn xã hội cũng như hoạt động mê tín dị đoan…; khôi phục những nét văn hóa đặc trưng, các trò chơi dân gian gắn liền với mỗi mảnh đất, con người.

Điển hình như tại huyện Sơn Động (Bắc Giang)- một huyện vùng cao của tỉnh, với 30 thành phần dân tộc, trong đó DTTS chiếm 57%. Để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định, việc bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc là nhiệm vụ cấp bách, xuyên suốt, lâu dài.

Hằng năm, từ các nguồn vốn, huyện đã ưu tiên đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, cơ sở hạ tầng, thành lập các tổ đội, câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ truyền thống... Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Huyện đã tiến hành bảo tồn, tôn tạo 17 di tích lịch sử, văn hóa; tổ chức 13 lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể các dân tộc; phục dựng 10 nghi lễ, đám cưới văn minh của các dân tộc Dao, Cao Lan, Tày…

Lễ hội bơi chải làng Chẽ, thị trấn An Châu - nét bản sắc văn hóa riêng của cư dân vùng miền núi Sơn Động, tỉnh Bắc Giang
Lễ hội bơi chải làng Chẽ, thị trấn An Châu huyện Sơn Động

Năm 2022, UBND huyện ban hành Đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc huyện Sơn Động giai đoạn 2021 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030”. Theo đó, ngoài di tích lịch sử và danh thắng Tây Yên Tử đề nghị xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt, huyện phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu lập hồ sơ đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội bơi chải (thị trấn An Châu); phục dựng huyền tích (Giếng Tiên, Hòn đá Đĩ) trong quần thể Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử; phục dựng Hội hát Sình ca của người Cao Lan; nghệ thuật hóa Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Dao. Duy trì Hội hát Then - đàn Tính (dân tộc Tày), hát Sloong hao (dân tộc Nùng) kết hợp với chợ phiên vùng cao; đưa nội dung hát Then - đàn Tính vào đào tạo ngoại khóa ở các trường tiểu học, THCS...

Xác định giá trị văn hóa đặc sắc các dân tộc trong huyện là nguồn lực cho phát triển KT-xã hội, nhất là phát triển du lịch, huyện Sơn Động đang nỗ lực xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách. Theo đó, năm 2023, huyện phân bổ gần 5 tỷ đồng vốn đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) xây dựng điểm du lịch cộng đồng tại thôn Nà Ó (xã An Lạc), bản Mậu (thị trấn Tây Yên Tử), bản Nà Hin (xã Vân Sơn), du lịch sinh thái Hồ Khe Chão (xã Long Sơn), Khe Nương Dâu (xã Tuấn Đạo), Núi Mục - Ba Tia (Tây Yên Tử).

Theo ông Nguyễn Hữu Phương -Giám đốc Ban Quản lý di tích, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, một trong những vấn đề đặt ra hiện nay là bảo tồn song hành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong một không gian văn hóa cụ thể. Tăng cường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội gắn với đó là tổ chức lễ hội văn minh, lành mạnh. Trong đó, ngoài việc duy trì tổ chức, các cấp chính quyền cần tạo cho lễ hội một không gian trong sạch, thực sự là hoạt động tín ngưỡng dân gian của Nhân dân, đặc biệt là tôn trọng vai trò chủ thể văn hóa của Nhân dân.

Tin cùng chuyên mục
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin nổi bật trang chủ
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 06:55, 05/05/2024
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 06:30, 05/05/2024
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều họat động chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:25, 04/05/2024
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tại tỉnh Điện Biên và TP. Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp Nhân dân, lực lượng vũ trang và thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.