Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bản Mông không còn phá rừng

PV - 14:20, 09/04/2018

Những năm gần đây, đồng bào các dân tộc phía Bắc di cư vào Tây Nguyên không ngừng tăng, tình trạng thường xuyên phá rừng làm nương rẫy, săn bắt động vật và chuyển nhượng đất lâm nghiệp trái phép vẫn diễn ra ở nhiều địa phương khu vực Tây Nguyên.

Tuy nhiên, bản Mông ở xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa (Đăk Nông) từ khi áp dụng biện pháp “3 không: không phá rừng, không săn bắn động vật rừng và không sang nhượng đất rừng), bà con đã không còn xâm phạm đến rừng, tìm hướng phát triển kinh tế, đời sống người dân dần ổn định.

Nằm lọt giữa khu rừng phòng hộ thị xã Gia Nghĩa, thôn Nghĩa Lợi có hơn 200 hộ dân với 2.000 nhân khẩu, chủ yếu đồng bào Mông di cư tự do vào sinh sống. Ông Sùng A Tú, Phó trưởng thôn Nghĩa Lợi cho biết: Những năm trước, bà con chủ yếu đi làm thuê khuân vác, kéo gỗ cho người khác ở ngoài vào khai thác, rồi phát rừng làm rẫy và đi săn bắt động vật. Cuộc sống hết sức khó khăn nên ở một chỗ được một vài năm, bà con lại chuyển đi nơi khác sống và… lại phá rừng làm nhà. Những năm gần đây, ông và cán bộ địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền trong việc quản lý dân cư; cấm mọi hành vi xâm phạm đến rừng và đất rừng để giúp bà con hiểu được những hành vi vi phạm pháp luật.

Cán bộ địa phương thường xuyên thăm hỏi, tuyên truyền. Cán bộ địa phương thường xuyên thăm hỏi, tuyên truyền.

“Mặc dù đều thuộc diện khó khăn nhưng tuyệt nhiên bà con không còn phá rừng, bà con đã tập trung làm ăn kinh tế không gây mất trật tự an ninh như trước nữa. Các hộ sinh sống gần bìa rừng còn tự nguyện bảo vệ, thông báo cho chúng tôi mỗi khi thấy có đối tượng lạ mặt hoặc khi cây rừng bị chặt hạ”, ông Tú cho hay.

Ngoài trồng cà phê, hồ tiêu, lúa nước người dân chủ động ra ngoài làm thêm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Từng là phu gỗ, những năm mới vào lập nghiệp anh Giàng A Lý, thường xuyên vận chuyển gỗ thuê cho lâm tặc và khai hoang xâm lấn đất rừng để làm đất sản xuất. Từ khi thực hiện biện pháp “3 không” với rừng của chính quyền địa phương, vợ chồng anh vừa đi làm thuê kiếm sống vừa canh tác nông nghiệp trên diện tích đất đã khai hoang trước đó. “Hằng ngày ra xã làm phụ hồ, còn giao việc nương rẫy lại cho vợ con. Nhìn chung cuộc sống đang dần ổn định”, anh Lý nói.

Xã Quảng Thành hiện đang quản lý hơn 900ha rừng các loại. Trước đây, tình trạng phá rừng làm nương rẫy và sang nhượng đất đai trái phép diễn ra thường xuyên. Chỉ tính từ 2014 đến 2016, có hơn 100ha rừng bị phá, chủ yếu do bà con phá rừng để làm nương rẫy. Nhằm quản lý tốt diện tích rừng hiện có, chính quyền và ngành chức năng tổ chức tuyên truyền và yêu cầu các hộ dân ký cam kết “3 không” với rừng gồm: không phá rừng, không săn bắn động vật rừng và không sang nhượng đất rừng.

Ông Phạm Mạnh Hồng, Phó Trưởng Công an xã Quảng Thành cho biết: Mấy năm nay, Công an xã phối hợp với Công an thị xã vận động tuyên truyền để bà con biết, bà con đang ở trái pháp luật ở trên đất lâm nghiệp, đất của Nhà nước nên bà con phải ký cam kết thực hiện chương trình 3 không. Chuyện phá rừng, buôn bán đất rừng đã giảm hẳn. Nhiều người dân sống ở khu vực bìa rừng còn tự nguyện tham gia bảo vệ rừng nên lâm tặc nơi khác hay những người dân ở xa cũng ít tới.

Theo ông Phạm Công Chiến, Chủ tịch UBND xã, từ khi được quy hoạch thành lập 2 thôn là Nghĩa Lợi và Nghĩa Thắng, chủ yếu đồng bào DTTS phía Bắc di cư vào, xã thường xuyên cắt cử cán bộ xuống địa bàn thăm hỏi, động viên và hướng dẫn bà con sản xuất, chăn nuôi, nắm tình hình dân di cư tự do để đưa vào diện quản lý, vận động nhân dân chỉ sản xuất, sử dụng diện tích đất đã quy hoạch ngoài rừng, thành lập các câu lạc bộ 3 không để người dân ký kết. Bà con đã thực hiện rất tốt chương trình 3 không này.

LÊ HƯỜNG - QUỐC PHONG

Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Sự kiện - Bình luận - Ngọc Ánh - 8 giờ trước
Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.
Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phóng sự - Phạm Tiến - 8 giờ trước
Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.
Tả Lèng mùa nước đổ...

Tả Lèng mùa nước đổ...

Phóng sự - Thuỳ Giang - 8 giờ trước
Có dịp quay lại Tả Lèng (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) vào một ngày đầu tháng năm. Lần này không có những thửa ruộng bậc thang sóng sánh ánh vàng lúa chín, mà lại là một quang cảnh vùng non cao hoang sơ và trầm mặc.
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất
Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Quảng Nam: Đề nghị hỗ trợ hơn 87 tỷ đồng thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 9 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương cho tỉnh Quảng Nam với hơn 87 tỷ đồng để tỉnh tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Bình Định: Cần sớm xác định lại các xã vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 9 giờ trước
Chiều 15/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cùng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định tiếp xúc chuyên đề với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang huyện Hoài Ân, chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Quảng Ninh: 4 công nhân thương vong do tai nạn lao động tại Công ty Than Quang Hanh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Vào 15 giờ ngày 13/5, tại lò chợ mức -190/-170 vỉa 14.11, Phân xưởng Khai thác 7, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) xảy ra sự cố làm 03 công nhân tử vong và 01 công nhân bị thương.
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà sẽ diễn ra vào đầu tháng 6

Thời sự - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Thông tin từ UBND huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho biết, từ ngày 2-8/6, Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều nài ngựa ở các tỉnh thành tham gia.
Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Quảng Trị: Một người đàn ông tử vong, nghi do đầu đạn tồn đọng sau chiến tranh phát nổ

Tin tức - Khánh Ngân - 21:36, 13/05/2024
Chiều 13/5, đại diện UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) cho biết, hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh nguyên nhân tử vong của 1 người đàn ông trên địa bàn, nghi do vật liệu nổ tồn đọng sau chiến tranh phát nổ.
Tin trong ngày - 13/5/2024

Tin trong ngày - 13/5/2024

Media - BDT - 20:00, 13/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính. Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các DTTS. Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu - người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.