Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Bản Vui mong một cây cầu...

Quỳnh Trâm - 22:34, 08/06/2024

Mong có một cây cầu bắc qua sông Mã là niềm ước mơ lâu nay của người dân ở bản Vui, xã Phú Xuân, huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa). Bởi, thiếu thốn cơ sở hạ tầng, giao thông cách trở, chính là một trong những nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội của 114 hộ với 600 nhân khẩu dân tộc Mường nơi đây.

Người dân bản Vui muốn đến trung tâm xã chỉ có duy nhất một con đường là đi đò qua sông Mã
Người dân bản Vui muốn ra trung tâm xã chỉ có duy nhất một con đường là đi đò qua sông Mã

Cuộc sống qua những chuyến đò tròng chành

Mặc dù, chỉ cách trung tâm xã chừng 8km, thế nhưng để đến được bản Vui, xã Phú Xuân - là một trong 4 bản khó khăn nhất của huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), chúng tôi đã phải mất hơn 1 giờ đồng hồ di chuyển với cung đường trèo đèo, lội suối. Bản Vui  - ngôi làng nhỏ nép mình bên dòng sông Mã, được bao bọc bởi những ngọn núi cao ngút ngàn. Cảnh sắc yên bình như một bức tranh thủy mặc, nhưng đời sống bà con người dân tộc Mường ở đây vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại.

Bí thư kiêm Trưởng bản Hà Văn Tuấn cho biết: Bản Vui có gần 600 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Mường, hệ thống giao thông bất tiện, cuộc sống mưu sinh của người dân khó khăn trăm bề, thu nhập chính vẫn phụ thuộc vào ít lúa, vầu, sản vật núi rừng như măng, mật ong. Ngoài ra, bà con nuôi thêm gà, ngan, vịt, lợn nhưng chủ yếu là tự cung tự cấp chứ không bán được do cách trở, cô lập. Còn, nếu tự vận chuyển ra trung tâm xã, huyện thì tiền bán được cũng chẳng bù lại tiền xăng, công sức bỏ ra. Rồi mọi chuyện lớn nhỏ từ ma chay, cưới hỏi, ốm đau, bệnh tật... người dân phải trông chờ vào chiếc đò nhỏ, nên thường rất bị động.

Bao năm qua, người dân muốn ra trung tâm xã làm việc, xin giấy tờ, giao thương, buôn bán, con trẻ đi học chỉ có một con đường duy nhất là đi qua đò vượt sông Mã. Chưa hết, con đường dẫn vào bản cũng gập ghềnh, chông gai với nhiều đoạn đường đất, dốc cao, qua nhiều con suối nhỏ, mỗi khi mùa mưa xuống, phương tiện không đi lại được vì đường sình lầy, trơn trượt. Từ xưa đến nay, người dân đều lựa chọn di chuyển bằng đò qua sông. 

"Cuộc sống “lụy đò” đã kìm hãm sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội của 114 hộ dân tộc Mường nơi đây. Do vậy, bà con thường sống khép kín, quanh quẩn với mô hình “tự cung, tự cấp”, đói nghèo, lạc hậu cứ thế như một vòng luẩn quẩn. Bản có 114 hộ, nhưng còn 37 hộ nghèo",  ông Tuấn chia sẻ.

Đã hơn 4 năm làm nghề lái đò đưa người qua sông bất kể trời mưa hay nắng, ông Hà Văn Inh (xã Phú Xuân) cho biết, để phục vụ nhu cầu đi lại cho bà con, ngoài giờ đưa đò từ 6h sáng đến 6h tối, ai có nhu cầu hoặc công việc muốn qua sông ông đều tận tình đưa đón, không quản ngại thời tiết hay giờ giấc. 

Ông kể, có thời điểm giữa đêm cho đến tận sáng sớm, nhận được nhiều cuộc điện thoại cầu cứu của người dân, nửa đêm có người ốm đau đi bệnh viện, hay ai đó đi làm ăn xa trở về làng muộn, ông đều không thể từ chối được. Với ông Inh, nghề đưa đò không mang lại thu nhập đáng là bao, nhưng ông muốn phục vụ bà con bằng cái tâm của mình. Chịu khó và cần mẫn là vậy, nhưng vào mùa mưa bão, những ngày nước sông Mã dâng cao và dữ dội, con đò cũng phải gác lại chờ khi lũ qua đi, bởi những lúc như vậy, dòng nước vô cùng nguy hiểm. Khi đó, bản Vui thực sự bị cô lập với thế giới bên ngoài.

“Mong sao, Nhà nước sớm đầu tư cho bà con cây cầu, để cuộc sống đỡ khó khăn hơn”, ông Inh nói.

Sự học cũng bị... đứt đoạn  

Ở bản Vui có 2 điểm trường lẻ ở bậc mầm non và tiểu học với tổng gần 45 học sinh. Đối với các cháu bậc THCS, THPT nếu muốn đến trường hằng ngày phải đi qua sông, vào mùa mưa bão hoặc khi Nhà máy Thủy điện Trung Sơn xả lũ, mực nước sông Mã dâng cao, chảy xiết khiến các cháu phải nghỉ học do không thể qua sông. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh trong bản. Vất vả nên nhiều em đã bỏ học từ những năm cấp 2 để phụ giúp gia đình kiếm sống.

Người dân mong muốn Nhà nước sớm đầu tư cho bà con cây cầu, để cuộc sống đỡ khó khăn hơn
Người dân mong muốn Nhà nước sớm đầu tư cho bà con cây cầu, để cuộc sống đỡ khó khăn hơn

 Hơn 10 năm công tác ở điểm trường bản Vui (Trường Tiểu học Thanh Xuân, xã Phú Xuân) hơn ai hết thầy giáo Hà Văn Tùng hiểu rõ về nỗi nhọc nhằn của bà con. Điểm trường có 32 học sinh/5 lớp, dù chỉ cách nhà chừng hơn 10km, thế nhưng thầy cùng đồng nghiệp thường xuyên phải sống xa gia đình. Theo thầy Tùng, vì giao thông cách trở, đi lại bất tiện nên thầy cô phải ở lại nhiều ngày, gặp mưa gió có khi cả tháng mới được về. 

"Vất vả nhất là các em đang theo học ở các trường THCS, THPT, mỗi khi đi học phải dậy từ rất sớm rồi ra đợi bến đò, nhiều lúc đò hư hỏng thì các em phải nghỉ học vì không còn con đường nào khác. Công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục... của địa phương vì thế hết sức gian nan", thầy Tùng bộc bạch.

Chia sẻ về điều này, ông Cao Hồng Được, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân cho biết: Mặc dù, hằng năm cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm, tranh thủ các nguồn lực, thực hiện chế độ, chính sách cho Nhân dân, nhưng do đặc thù địa hình cách trở bởi dòng sông Mã nên về mùa mưa, lũ là nơi này bị cô lập hoàn toàn. Điều này, cản trở rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con. 

"Bất cập nhất không chỉ đến từ đi lại, giao thương mà liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là chất lượng học tập của các em học sinh. Chính quyền cũng đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành quan tâm xây dựng cầu treo. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách còn hạn chế, nên niềm mong mỏi từ bao đời nay của người dân vẫn chưa thành hiện thực...", Chủ tịch xã Cao Hồng Được cho hay.

Tin cùng chuyên mục
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
“Ngoại giao cây tre” dấu ấn đặc sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

“Ngoại giao cây tre” dấu ấn đặc sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - Hoàng Định - 2 phút trước
Năm 1997, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Uỷ viên Bộ Chính trị. Kể từ thời điểm ấy, ông liên tục là Uỷ viên Bộ chính trị các khóa tiếp theo và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng; Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở cương vị nào ông cũng để lại những dấu ấn sâu sắc và đóng góp to lớn cho Đảng, đất nước và dân tộc Việt Nam, trong đó có triết lý “ngoại giao Cây tre”.
Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng

Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng

Thời sự - Hương Trà - 6 phút trước
Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, từ 7 giờ đến 24 giờ ngày 25/7; từ 7 giờ đến 12 giờ ngày 26/7/2024 có hơn 5.600 Đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 8 phút trước
Ông Nguyễn Trọng Trường, con trai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lời cảm ơn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, các cơ quan, đoàn thể Trung ương, địa phương, các quý vị đại biểu, đồng bào ta và bạn bè quốc tế đã đến viếng và tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đồng bào dân tộc Tày vượt đường xa về Thủ đô viếng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng bào dân tộc Tày vượt đường xa về Thủ đô viếng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng

Tin tức - Minh Nhật - 13 phút trước
5h30 sáng 26/7, trong dòng người xếp hàng từ sáng sớm chờ viếng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, có một đoàn mặc trang phục dân tộc Tày. Được biết đó là bà con dân tộc Tày ở huyện Cam Đường (Lào Cai) về viếng bác.
Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 19 phút trước
Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng đồng nghĩa với việc mức đóng Bảo hiểm y tế “BHYT” cũng tăng; điều này khiến cho việc vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai “đã khó nay còn khó hơn”. Việc người dân không có BHYT ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe mỗi khi ốm đau, bên cạnh đó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chí “tỷ lệ người dân tham gia BHYT” trong xây dựng Nông thôn mới.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng phát triển sâu rộng

Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng phát triển sâu rộng

Xã hội - Minh Thu - 20 phút trước
Trong những năm qua, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình hưởng ứng, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Chính thức khai mạc Olympic Paris 2024

Chính thức khai mạc Olympic Paris 2024

Thể thao - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Rạng sáng 27/7 (theo giờ Việt Nam), Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 đã chính thức diễn ra tại thủ đô Paris của Pháp. Thay vì đài đuốc, chủ nhà Pháp đã lựa chọn 1 cách đặc biệt khác, khi ngọn đuốc của Olympic 2024 được thắp lên trên khinh khí cầu.
Tri ân người có công với sự chân thành từ trái tim

Tri ân người có công với sự chân thành từ trái tim

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7) là ngày kỷ niệm thiêng liêng, mang đậm tính nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam, là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bày tỏ lòng biết ơn, tri ân sự hy sinh vô cùng to lớn của các Anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2024), sáng 27/7/2024, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.