Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo đảm bình ổn giá thị trường Tết Nguyên đán

Minh Anh - 16:11, 10/01/2022

Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2021, nhất là ở các địa bàn miền núi..., các địa phương, đơn vị chức năng, doạnh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp, cam kết không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa, gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bùng phát.

Nguồn cung hàng hóa tại các thành phố lớn được chuẩn bị dồi dào, nhiều doanh nghiệp cam kết bán hành bình ổn giá
Nguồn cung hàng hóa tại các thành phố lớn được chuẩn bị dồi dào, nhiều doanh nghiệp cam kết bán hành bình ổn giá

Nguồn cung hàng hoá dồi dào

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Tranh thủ thời gian này, chị Nguyễn Thị Yến, ở phường Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã đi mua các loại đồ gia đụng, điện tử để phục vụ nhu cầu của gia đình, cũng như trang trí thêm cho nhà cửa. 

Theo chị Yến, mua sắm thời gian này thì thấy là giá cả hợp lý, chất lượng hàng tương đối tốt. Số lượng hàng hóa rất nhiều, các mặt hàng đều bình ổn, không có hiện tượng cứ cao điểm mùa tết là tăng giá bán.

Theo thông tin từ Sở Công Thương TP. Hà Nội, các doanh nghiệp phân phối lớn trên địa bàn, đều chủ động chuẩn bị nguồn hàng từ 2 tháng trước Tết, với nguồn khai thác trong nước và nhập khẩu sẵn sàng phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết. 

Lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết được chuẩn bị dồi dào như: Gạo 278.910 tấn; thịt lợn 57.780 tấn, thịt gà 18.594 tấn, thịt bò 16,050 tấn, trứng gia cầm 372 triệu quả, rau củ 309,900 tấn; thực phẩm chế biến 15.495 tấn; thủy hải sản 57,750 tấn; trái cây 156.000 tấn... Ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố đạt khoảng 39.000 tỷ đồng.

Ông Phạm Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vissan cho hay, đơn vị đã chuẩn bị 2.800 tấn thực phẩm tươi sống, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm trước, với mặt hàng thực phẩm chế biến là 4.200 tấn, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước. “Với sản lượng này, chúng tôi cam kết bình ổn giá thị trường trước, trong và sau Tết, đồng thời đáp ứng đủ cung ứng hàng cho người dân”, ông Dũng khẳng định.

Còn tại TP. Hồ chí Minh, tính đến ngày 27/12, đã có 203/233 chợ hoạt động, đạt tỷ lệ 91%. Các chợ chủ yếu vẫn tập trung kinh doanh các ngành hàng lương thực, thực phẩm để phục vụ người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, các siêu thị và cửa hàng tiện lợi vẫn duy trì hoạt động với 106/106 siêu thị, số lượng cửa hàng tiện lợi mở lại ngày càng tăng lên, đến nay có 3.028/3.101 cửa hàng tiện lợi để phục vụ nhu cầu hàng hóa thiết yếu của người dân.

Tại các địa bàn miền núi, nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết cũng được các đơn vị chức năng triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá
Tại các địa bàn miền núi, nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết cũng được các đơn vị chức năng triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá

Nhiều doanh nghiệp cam kết giữ giá

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, Bộ đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

 Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan thông tin, tính đến sáng 29/12/2021 các đơn vị sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tham gia chương trình với tổng lượng hàng hóa đăng ký thực hiện là 18.000 tỷ đồng; đưa hàng hóa bình ổn tới hơn 20.000 điểm bán...

Còn tại TP. Hồ Chí Minh, để chuẩn bị nguồn hàng hóa đáp ứng dịp Tết năm nay cho người dân, Sở Công Thương Thành phố đã tiến hành làm việc với các tỉnh kết nối cung cầu. Doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị nguồn hàng hóa Tết với các mặt hàng lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm và các loại hàng hóa thiết yếu…

Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, dự báo của Sở nhu cầu mua sắm Tết tại TP. Hồ Chí Minh sẽ không tăng so với năm trước, nhưng giữ được ổn định và tăng so với thời điểm bùng phát dịch trầm trọng. Hiện nay, nguồn hàng hóa tham gia chương trình bình ổn giá của 80 doanh nghiệp, với cam kết không tăng giá trong dịp Tết lên đến 7.110 tỷ đồng, thậm chí ngược lại còn có chương trình khuyến mãi, giảm giá.

Còn tại các địa bàn miền núi, theo Giám đốc Sở Công Thương Lào Cai, để bảo đảm nguồn hàng hóa và bình ổn giá dịp Tết, Sở đã chỉ đạo các đơn vị theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh, nhất là các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của Nhân dân trong tỉnh, đặc biệt tại các vùng nông thôn, vùng xa,

Bên cạnh đó, Sở khuyến khích, vận động các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, chuẩn bị dự trữ hàng hóa để cung ứng sớm và đầy đủ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho Nhân dân với giá cả hợp lý, chất lượng tốt; gắn kết các hoạt động kết nối cung cầu các hoạt động xúc tiến thương mại như đưa hàng Việt về nông thôn, bán hàng Việt khuyến mãi và các hoạt động hội chợ, triển lãm… tạo nguồn hàng bình ổn thị trường phục vụ Tết và cung ứng cho các địa bàn phải thực hiện giãn cách phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Tin cùng chuyên mục
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 7 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 7 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 7 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 7 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 7 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 8 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 8 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).