Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo đảm sinh kế bền vững trong phát triển vùng Tây Nguyên

Sỹ Hào - 08:47, 01/05/2023

Với chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên đã có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực; tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn nhiều khó khăn do sinh kế chưa bền vững. Đây là “nút thắt” phải được tháo gỡ trong thực hiện định hướng của Bộ Chính trị về phát triển vùng Tây Nguyên tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022.

Các hộ đồng bào Mnông, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông vẫn đang còn tâm tư về quyền sử dụng đất.
Các hộ đồng bào Mnông, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông vẫn đang còn tâm tư về quyền sử dụng đất.

“Nút thắt” trong phát triển

Gần hai chục năm nay, 282 hộ/1.200 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mnông ở bon Đăk Prí (xã Nâm D’Nir), bon Ja Rah và bon R’Cập (xã Nâm Nung), huyện Krông Nô (Đắk Nông) vẫn lặn lội trên hành trình đi đòi lại quyền sử dụng đất. Đó là 660 ha đất đã góp cùng Lâm trường Nam Nung (nay là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Nung) để thực hiện dự án trồng cao su tiểu điền. Hành trình của họ chắc sẽ tiếp tục chông gai nếu như không có sự vào cuộc rốt ráo của các cấp chính quyền và cơ quan có trách nhiệm.

Ông Y Đên, già làng của 3 bon nêu trên cho biết, trước năm 1996, bà con tự canh tác trên diện tích đất này, dù thu nhập không cao nhưng cũng có đồng ra đồng vào. Từ 1996 - 2001, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, bà con đã góp đất, Lâm trường Nam Nung cung ứng giống, phân bón, kỹ thuật… để trồng cao su. Với cam kết phân chia tỷ lệ 50/50 khi cao su bắt đầu cho mủ, bà con đồng ý góp đất, góp công triển khai dự án.

“Nhưng từ đó đến nay, bà con không được hưởng lợi tức. Diện tích đất sản xuất bà con góp vào cũng bị hợp thức hóa thành tài sản của Lâm trường. Không có đất sản xuất, bà con phải đi làm thuê, hơn nửa số hộ đã góp đất hiện là hộ nghèo, hộ cận nghèo”, già làng Y Đên cho biết.

Sinh kế không bền vững cũng là tình cảnh của nhiều hộ đồng bào Ê Đê, Mnông, vốn là các hộ nông trường viên của Nông trường Cà phê Phước An (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk). Từ năm 1992, Nông trường Cà phê Phước An đã giao khoán khoảng 150 ha đất (khoán trắng) cho 180 hộ, trong đó có 106 hộ đồng bào dân tộc tại chỗ, để chăm sóc, quản lý và nộp sản cho Nông trường. Năm 1996, Nông trường tiến hành cổ phần hóa theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ngày 17/12/2014 về sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp (NĐ118).

Theo quy định tại NĐ118, khi Nông trường Cà phê Phước An chuyển đổi mô hình, tỉnh Đắk Lắk phải thu hồi 150 ha đất đã khoán trắng về địa phương; từ đó ưu tiên giao đất cho đồng bào DTTS ở địa phương không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, người đang nhận giao khoán trực tiếp sản xuất được giao đất hoặc thuê đất. Nhưng tỉnh Đắk Lắk đã không thực hiện quy định này, khiến nhiều hộ đồng bào DTTS tại chỗ thiếu đất sản xuất.

Không riêng Nam Nung hay Phước An, ở các tỉnh Tây Nguyên hiện có hàng nghìn hộ đồng bào DTTS thiếu (hoặc không có) đất sản xuất. Thực trạng này là nguyên nhân khiến một bộ phận đồng bào DTTS gặp nhiều khó khăn trong đời sống; đồng thời cũng là nguyên nhân của những vụ khiếu nại, khiếu kiện tập trung, kéo dài, vượt cấp.

Phải có sinh kế bền vững

Theo Ts. Hoàng Xuân Lương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quyền con người vùng DTTS và miền núi, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, những năm qua, Nhà nước đã có chính sách phù hợp tạo điều kiện cho đồng bào DTTS có đất để sản xuất. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS từng bước bảo đảm sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, góp phần hạn chế tình trạng phá rừng lấy đất canh tác.

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng để giúp đồng bào DTTS bảo đảm sinh kế bền vững. (Ảnh minh họa)
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng để giúp đồng bào DTTS bảo đảm sinh kế bền vững. (Ảnh minh họa)

“Tuy nhiên, hiện cả nước vẫn có khoảng 378.000 hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất, với tổng diện tích khoảng 211.000 ha; trong đó có hơn 291.000 hộ có nhu cầu hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất với diện tích khoảng hơn 177.000 ha và gần 80.000 hộ có nhu cầu hỗ trợ bằng tiền hoặc chuyển đổi nghề nghiệp...”, ông Lương cho biết.

Theo Ts. Hoàng Xuân Lương, nguyên nhân đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất là do nghèo đói nên đã chuyển nhượng, cầm cố đất đai và không có khả năng mua, chuộc lại; do bị thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội… Đặc biệt ở khu vực Tây Nguyên, một bộ phận đồng bào DTTS được đưa vào làm công nhân tại các nông, lâm trường (NLT) rồi bị mất đất sản xuất sau khi các NLT tiến hành cổ phần hóa đang là thực trạng đáng quan ngại.

“Chúng ta phải xác định rằng, mục tiêu giải quyết đất sản xuất cho đồng bào DTTS không phải chỉ là có đất, mà là tạo sinh kế bền vững. Vì thế, nơi còn quỹ đất thì có chính sách đủ nguồn lực để thu hồi đất cấp cho đồng bào; ở những nơi không còn quỹ đất thì tập trung chuyển đổi nghề, miễn sao có thu nhập ổn định”, ông Lương nhấn mạnh.

Để tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS, góp phần phát triển vùng Tây Nguyên, một trong những giải pháp mà Ts. Hoàng Xuân Lương đề xuất là các bộ, ngành, địa phương liên quan cần thực hiện hiệu quả việc tạo quỹ đất phục vụ việc hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Trong đó cần quan tâm bố trí ổn định các khu dân cư, khu sản xuất cho đồng bào, bảo đảm phát triển toàn diện cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; đồng thời đẩy nhanh tiến độ rà soát thu hồi diện tích đất đai của các NLT trả về cho địa phương, tiến hành đo đạc để giao đất sản xuất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất. Đây là một trong những giải pháp căn cơ để đạt mục tiêu giảm 3%/năm về tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên trong cả giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII.

Để giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản, như: Nghị định số 163; Quyết định số 134; Quyết định số 33; Quyết định số 755; Quyết định số 2085… Từ chính sách này, chỉ tính giai đoạn từ năm 2003 đến 2016 đã hỗ trợ đất ở cho hơn 93.600 hộ, đất sản xuất cho trên 107.800 hộ gia đình người DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 00:58, 19/05/2024
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 00:55, 19/05/2024
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 00:46, 19/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 00:42, 19/05/2024
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 12:44, 18/05/2024
Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.