Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn lễ hội dân gian các dân tộc thiểu số: Phục dựng... rồi sau đó?

PV - 16:43, 02/04/2018

Các DTTS vùng miền núi phía Bắc có nhiều lễ hội truyền thống, nghi lễ dân gian gắn với quá trình lập bản, lập mường... Qua thời gian, nhiều lễ hội dân gian đã “biến mất” khỏi đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các DTTS.

Trước thực trạng đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch  (VHTT&DL) đã chỉ đạo các Sở Văn hóa phối hợp với chính quyền địa phương phục dựng lại các lễ hội dân gian dân tộc đã và đang có nguy cơ mai một. Tuy nhiên, sau phục dựng, một số lễ hội vẫn chưa đủ sức “trụ” lại bền vững trong đời sống văn hóa cộng đồng.

Thất truyền lễ hội

Khoảng những năm 1980 trở về trước, những người con dân tộc Thái trong các bản làng miền Tây Nghệ An đều biết đến Lễ hội Xăng Khan-một Lễ hội tín ngưỡng tâm linh độc đáo của dân tộc mình. Lễ hội này do các thầy mo đứng ra tổ chức và làm chủ lễ với ý nghĩa tạ ơn các thầy mo tiền bối, tổ tiên đã dạy cho người làm mo cách bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Lễ hội Xăng Khan cũng là dịp để người dân khắp bản trên, làng dưới trả ơn thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho người thân trong gia đình.

Đồng bào Khơ-mú xã Ảnh Tở, huyện Mường Ảng biểu diễn dân vũ trong Lễ hội Cầu mưa. Đồng bào Khơ-mú xã Ảnh Tở, huyện Mường Ảng biểu diễn dân vũ trong Lễ hội Cầu mưa.

 

Tuy nhiên, khoảng gần 30 năm nay, trong các bản làng người Thái- Quỳ Hợp đã không còn thấy “bóng dáng” Xăng khan. Nghệ nhân Ưu tú Sầm Văn Bình ở bản Yên Luốm, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp cho biết: “Khoảng năm 1978, tôi được tham dự một lễ Xăng khan do thầy mo Sầm Văn Tấn ở bản Yên Luốm tổ chức. Từ đó đến nay không thấy ông mo nào ở Quỳ Hợp tổ chức Xăng khan nữa. Bên cạnh các huyện lân cận như Quỳ Châu, Quế Phong cũng chỉ còn một vài ông mo tổ chức Xăng khan khi gia đình có điều kiện sắm sửa đồ lễ (vì làm Xăng khan khá tốn kém kinh phí).

Năm 2017, Lễ hội Xăng khan của người Thái Nghệ An được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tuy nhiên, sau Lễ công bố, Xăng khan vẫn chưa hồi sinh trở lại trong cộng đồng người Thái-Quỳ Hợp, mặc dù toàn huyện vẫn còn 57 người làm nghề mo sống trong các bản, làng vùng sâu, vùng xa”.

Còn tại tỉnh Điện Biên, qua công tác khảo sát, kiểm kê, đánh giá thực trạng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của cộng đồng 20 dân tộc anh em trên địa bàn toàn tỉnh, Phòng Di sản Văn hóa (Sở VHTT&DL) cho biết, có hàng trăm lễ hội văn hóa, nghi lễ tâm linh, lễ nghi nông nghiệp… đã và đang được đồng bào duy trì, tổ chức trong phạm vi gia đình, dòng họ hoặc cộng đồng.

Tuy nhiên, theo anh Thào A Dơ, cán bộ Phòng Nghiên cứu Sưu tầm (Bảo tàng tỉnh Điện Biên) chia sẻ: “Qua thời gian cùng với sự thay đổi của đời sống xã hội, nhiều lễ hội dân gian, lễ nghi liên quan đến tập quán, tín ngưỡng của đồng bào các DTTS đã bị mai một, thất truyền. Ví dụ như Lễ Nhảy lửa của người Dao-huyện Tùa Chùa; Lễ Cầu mùa của người Si La-huyện Mường Nhé; Lễ cưới của người Xạ Phang (Hoa)-huyện Mường Chà…”

Thiếu kinh phí để bảo tồn bền vững

Theo thống kê của Cục Di sản Văn hóa (Bộ VHTT&DL), trên cả nước hiện có 248 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có 96 di sản văn hóa phi vật thể lễ hội truyền thống, 60 di sản nghệ thuật trình diễn dân gian, 59 di sản tập quán xã hội và tín ngưỡng...Trong số hàng trăm di sản lễ hội dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng, có nhiều lễ hội được phục dựng từ ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn (2011-2015 và 2016-2020).

Tại Tỉnh Điện Biên, từ năm 2011 đến nay, từ nguồn ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia, Sở VHTT&DL đã giao cho Bảo tàng tỉnh triển khai thực hiện phục dựng, bảo tồn mỗi năm từ 1-2 lễ hội dân gian các DTTS, ưu tiên các dân tộc rất ít người. Anh Lê Đình Hải, cán bộ Phòng Nghiên cứu sưu tầm (Bảo tàng tỉnh Điện Biên) cho biết: “Với kinh phí Nhà nước hỗ trợ phục dựng, bảo tồn mỗi di sản chỉ từ 100 đến 200 triệu đồng mỗi năm, Bảo tàng tỉnh cố gắng lắm cũng chỉ tổ chức phục dựng, diễn trình được 1-2 lễ hội. Nhiều lễ hội sau khi phục dựng, diễn trình, hoàn thiện hồ sơ khoa học xong thì “chìm xuồng”, chưa phát huy được giá trị trong đời sống cộng đồng”.

Theo chị Lê Thị Lan Anh, cán bộ Phòng Di sản (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Điện Biên): “Để các lễ hội, lễ nghi dân gian các DTTS thực sự hồi sinh, bám rễ sâu bền vào đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, Trung ương và chính quyền địa phương cần có một khoản kinh phí dành riêng để hỗ trợ đồng bào phục dựng lại lễ hội gắn với những sự kiện văn hóa-chính trị tại địa phương. Ví dụ hỗ trợ đồng bào mua đạo cụ, trang phục dân tộc để tiến hành nghi lễ; hỗ các nghệ nhân cao tuổi truyền dạy cho lớp trẻ các nghi thức hành lễ, các điệu múa, bài hát dân gian có sử dụng trong lễ hội…”

NGỌC ÁNH

Tin cùng chuyên mục
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 12 giờ trước
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 16 giờ trước
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 16 giờ trước
Với mục tiêu bao phủ tiến tới Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 16 giờ trước
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 16 giờ trước
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Chính sách và đời sống - Tiêu Dao - 23:22, 06/07/2024
Những năm gần đây, nhờ những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi thay đáng kể. Đồng bào đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu.
Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Gương sáng giữa cộng đồng - Nguyễn Văn Sơn - 23:20, 06/07/2024
Từ nhiều năm nay, ông Phạm Huy Hoàng, dân tộc Xơ Đăng, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín thôn 1, ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam luôn tận tụy với mọi công việc ở cơ sở. Ông trở thành trung tâm đoàn kết, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày một phát triển.
Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Xã hội - PV - 23:18, 06/07/2024
Nỗ lực tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đến người dân trên địa bàn, đến nay, huyện Bảo Lâm có 70.419 người tham gia BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).