Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào DTTS

PV - 10:58, 03/08/2022

Cùng với các lễ hội, nghề truyền thống, tiếng nói và chữ viết của đồng bào các (DTTS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được xem là nét văn hóa đặc trưng, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng.

Các em học sinh vùng đồng bào Chăm ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành tham gia lớp học chữ của dân tộc. (Ảnh: L.Na)
Các em học sinh vùng đồng bào Chăm ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành tham gia lớp học chữ của dân tộc. (Ảnh: L.Na)

Công tác bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết của đồng bào các DTTS ở Đồng Nai những năm qua luôn được sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.

Nhiều đơn vị, cá nhân tham gia

Thời gian qua, Đồng Nai đã có nhiều chủ trương, chính sách bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào các DTTS. Trong đó, có xây dựng kế hoạch tổ chức lớp dạy tiếng nói, chữ viết cho đồng bào dân tộc Chăm, Khmer; hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện để các cơ sở Hoa ngữ ở địa phương hoạt động; phát sóng chương trình truyền hình dân tộc - tiếng Hoa, tiếng Chơ ro và bản tin tiếng Hoa trên Đài PT-TH Đồng Nai.

“Ban Dân tộc mong muốn Người có uy tín ở các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức trong đồng bào DTTS. Trong đó, tuyên truyền để các cá nhân cùng tham gia lưu giữ tiếng nói, chữ viết; các gia đình hiến, tặng các hiện vật của đồng bào DTTS để trưng bày tại nhà văn hóa… Tuyên truyền để bà con hiểu rằng, họ vừa là chủ thể sáng tạo văn hóa, vừa là người thụ hưởng, vừa là người giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt nhất”.

Ông Nguyễn Văn KhangTrưởng ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Thư viện tỉnh thực hiện bổ sung các tài liệu tác phẩm văn học dân tộc; tài liệu nghiên cứu về lịch sử phát triển văn hóa, vùng miền các dân tộc; từ điển tra cứu ngôn ngữ các dân tộc. Ngoài ra, Thư viện tỉnh thường xuyên bổ sung và luân chuyển sách, báo, tạp chí về vùng đồng bào DTTS, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập và giải trí của bà con.

Để lưu truyền tiếng mẹ đẻ cho con cháu, nhiều người dân vùng đồng bào DTTS tự mở các lớp dạy tiếng nói và chữ viết cho con em dân tộc mình ở các cơ cở Hoa văn hay các trường song ngữ Việt - Hoa. Một số cá nhân đã xây dựng bộ chữ viết dân tộc như: Ông Đô Hô Sên, ông Mohamad Amin dạy chữ Chăm tại Thánh đường Hồi giáo Chăm (xã Bình Sơn, huyện Long Thành); anh Điểu Tám mở lớp dạy chữ viết của người Chơ ro ở ấp Tín Nghĩa (xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất); anh Điểu Bình (xã Túc Trưng, huyện Định Quán) sưu tầm ngôn ngữ của người Chơ ro giới thiệu trên trang Facebook cá nhân…

Mặc dù không trực tiếp dạy chữ Chơ ro, song anh Điểu Bình (ngụ tại xã Túc Trưng, huyện Định Quán) đã thành lập Facebook Pa lây Jro để lưu giữ văn hóa và ngôn ngữ của đồng bào. Trên trang cá nhân, anh thường xuyên sưu tầm ngôn ngữ của người Chơ ro, đối sánh với ngôn ngữ tiếng Việt và giới thiệu rộng rãi đến cộng đồng.

Anh Bình bộc bạch: “Người Chơ ro hiện nay giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Việt. Chỉ khi ở nhà bà con mới nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ của dân tộc. Bằng cách giới thiệu đối sánh ngôn ngữ Chơ ro - tiếng Việt qua mạng xã hội, tôi hy vọng con em đồng bào sẽ nâng cao vốn tiếng của dân tộc mình”.

Cần có đề án khôi phục…

Nói về bảo tồn chữ viết và văn hóa dân tộc, Trưởng phòng Dân tộc huyện Thống Nhất Nguyễn Đức Cường chia sẻ: “Hiện nay ở xã Xuân Thiện có anh Điểu Tám (người Chơ ro) đang mở lớp dạy chữ của đồng bào cho các em học sinh. Việc làm này xuất phát từ ý thức bảo tồn tiếng nói, chữ viết của anh Tám chứ chưa hình thành hệ thống. Tôi cho rằng, cần phải có đề án khôi phục lại tiếng nói, chữ viết cho bà con, nhất là những dân tộc địa phương ở Đồng Nai; đa dạng hóa hình thức sử dụng tiếng dân tộc, nhất là hình thức tuyên truyền tiếng dân tộc qua các phương tiện thông tin”.

Các em học sinh vùng đồng bào Chăm ở xã Bình Sơn (huyện Long Thành) tham gia lớp học chữ của dân tộc
Các em học sinh vùng đồng bào Chăm ở xã Bình Sơn (huyện Long Thành) tham gia lớp học chữ của dân tộc
Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nguyễn Văn Khang cho biết, Đồng Nai là tỉnh có đa dân tộc sinh sống, tạo nên sự đa dạng và phong phú về văn hóa. Từ năm 2018, Ban Dân tộc tỉnh đã có kế hoạch nghiên cứu Latinh hóa chữ viết của đồng bào các DTTS. Một mặt để bảo tồn chữ viết, mặt khác để lưu giữ, truyền lại văn hóa, bản sắc của đồng bào cho thế hệ trẻ hôm nay. Hiện một số đồng bào DTTS trên địa bàn Đồng Nai có tiếng nói, nhưng không có chữ viết, như: Đồng bào Chơ ro, đồng bào Chăm…

“Chúng tôi đang nghiên cứu và sẽ có kế hoạch phối hợp với các nhà khoa học, nhà văn hóa tiến hành nghiên cứu, Latinh hóa chữ viết của các dân tộc. Thời gian tới, chúng tôi sẽ thực hiện đăng ký “đề tài” này với UBND tỉnh để thực hiện, cụ thể hóa tiếng nói, chữ viết của đồng bào DTTS. Qua đó, bảo tồn và phát huy giá trị trong đời sống đồng bào hôm nay”, ông Khang nói.

Cũng theo ông Khang, ngoài tiếng nói, chữ viết, việc bảo tồn và phát huy các giá trị vật thể, phi vật thể của đồng bào DTTS cũng được các cấp, các ngành quan tâm. Tại các nhà văn hóa dân tộc hiện đã xây dựng nhưng trong các nhà truyền thống chưa có nhiều hiện vật để trưng bày. Rất nhiều hiện vật còn nằm rải rác trong gia đình các dân tộc. Do đó, rất cần sự chung tay của bà con cùng chính quyền bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 5 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 5 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 6 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 6 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 6 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.