Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Bảo tồn và phát triển văn hóa Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà

Hà Minh Hưng - 15:40, 10/11/2023

Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc Hà Nhì chiếm khoảng gần 4% dân số toàn tỉnh. Trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa của một số dân tộc đứng trước nguy cơ mai một. Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt thực hiện Nghị quyết số 04/NQ/TU ngày 17/2/2021 của Tỉnh ủy Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, đồng bào Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà đã nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Nghệ nhân Lỳ Na Xó (người đứng thứ hai từ phải qua trái) truyền dạy các bài múa truyền thống tới các thành viên văn nghệ xã Mù Cả, huyện Mường Tè.
Nghệ nhân Lỳ Na Xó (người đứng thứ hai từ phải qua trái) truyền dạy các bài múa truyền thống tới các thành viên văn nghệ xã Mù Cả, huyện Mường Tè.

Lan tỏa phong trào dân ca, dân vũ

Cứ vào các ngày cuối tuần, căn nhà gỗ của anh Toán Sú Lồng, cán bộ văn hóa xã Mù Cả, huyện Mường Tè lại rộn rã tiếng nói cười. Gần 20 người say sưa cùng nhau luyện tập những điệu múa, bài hát truyền thống. Hòa trong tiếng trống là nhịp điệu múa uyển chuyển diễn tả lại những công việc thường ngày như: tra hạt, gặt lúa, giã gạo...

Cũng như các dân tộc khác, một năm người Hà Nhì có nhiều lễ tết quan trong như: Tết cổ truyền (Hồ Sự Chà), Lễ cúng bản (Gà Ma Thú) Tết mùa mưa (Dế khù chà)… Trong những ngày quan trọng này, văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian là "linh hồn" của người Hà Nhì.

Trong các dịp lễ tết, mừng nhà mới, cưới hỏi…, bên ánh lửa bập bùng trong ngôi nhà gỗ đơn sơ tại bản Mù Cả, các thế hệ người Hà Nhì vẫn quen với hình ảnh ông già Hà Nhì trầm ngâm rít thuốc lào, rồi say sưa kể chuyện thâu đêm về lịch sử dân tộc mình. Ông là Nghệ nhân Ưu tú Pờ Lóng Tơ (74 tuổi), người giữ "túi khôn" của người Hà Nhì ở Mường Tè. Hiện nay, ông là người Hà Nhì duy nhất sưu tầm, sáng tác và trao truyền trường ca “Xa Nhà Ca” (hay sử thi P’hùy Ca Na Ca) của dân tộc Hà Nhì ở Lai Châu.

Được biết, tháng 8/2022, Nghệ nhân Ưu tú Pờ Lóng Tơ đã truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể Trường ca "Xa Nhà Ca" cho 20 học viên là người dân tộc Hà Nhì trên địa bàn các xã (Mù Cả, Ka Lăng, Thu Lũm). Lớp truyền dạy do Phòng Văn hóa Thông tin huyện Mường Tè, UBND xã Mù Cả, phối hợp với Bảo tàng tỉnh Lai Châu tổ chức. Vào tháng 4/2023, CLB Bảo tồn Hát dân ca, dân vũ dân tộc Hà Nhì của xã Mù Cả được thành lập với 24 thành viên.

Không chỉ hát hay, múa dẻo, các cô gái Hà Nhì xã Ka Lăng còn giỏi thổi kèn môi từ lá rừng.
Không chỉ hát hay, múa dẻo, các cô gái Hà Nhì xã Ka Lăng còn giỏi thổi kèn môi được chế tác từ lá rừng.

Hay như Nghệ nhân Lỳ Na Xó (65 tuổi) tham gia nhiều chương trình liên hoan của tỉnh, khu vực. Ngoài những làn điệu dân ca truyền thống, nghệ nhân Xó cùng với CLB bảo tồn hát dân ca, dân vũ dân tộc Hà Nhì của xã Mù Cả còn dàn dựng nhiều tiết mục mới phù hợp với cuộc sống hiện đại. “Từ xa xưa, người Hà Nhì đã sáng tạo ra các điệu múa thể hiện tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tâm linh mang tính tập thể. Theo đó, nghệ thuật biểu diễn đa dạng các điệu múa như: múa trống, múa lên nương, múa dệt vải, múa nón, múa giã gạo, múa xòe… Các vũ điệu phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của đồng bào Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà”, nghệ nhân Lỳ Na Xó bày tỏ.

Các thiếu nữ Hà Nhì ở Mường Tè rực rỡ trong ngày hội truyền thống hàng năm.
Các thiếu nữ Hà Nhì ở Mường Tè rực rỡ trong ngày hội truyền thống hàng năm.

Đưa văn hóa người Hà Nhì đến với bạn bè trong nước và quốc tế

Rời Mù Cả, chúng tôi ngược Ka Lăng gặp những người bao năm tâm huyết với văn hóa dân tộc Hà Nhì. Trong nụ cười chất phác, Mạ Lý Phạ, cán bộ văn hóa xã đang cùng đội văn nghệ say sưa luyện tập. Là hạt nhân nhiều năm gắn bó công tác văn hóa quần chúng, Phạ và đội văn nghệ Ka Lăng vinh dự mang văn hóa Hà Nhì đi trình diễn tại nhiều  sự kiện lớn trong nước và quốc tế như: Tuần Văn hóa - Du lịch Lai Châu tại TP. Hồ Chí Minh, Lễ hội ném Còn 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc…

Nghệ nhân Sì Hừ Pứ (70 tuổi), người nắm giữ nhiều bài hát dân ca Hà Nhì ở Ka Lăng. Thời trẻ, Sì Hừ Pứ là cô gái có giọng hát dân ca hay nhất vùng. Không chỉ hát hay, Sì Hừ Pứ còn biết thổi kèn môi, đánh trống và chơi đàn 3 dây. Dù tuổi cao nhưng bất kỳ một hoạt động nào của bản, của xã, bà vẫn đến uốn chỉnh từng động tác cho các thành viên trong đội văn nghệ.

Nghệ nhân Sì Hừ Pứ cho biết: Trong các điệu múa, người Hà Nhì kết hợp nhiều nhạc cụ, nhưng trống được sử dụng nhiều nhất. Người Hà Nhì quan niệm, trống là biểu tượng của trời và đất, đánh trống nhằm báo hiệu niềm vui được mùa, niềm vui của người chiến thắng. Các động tác múa diễn tả cả quá trình khai khẩn đất hoang để dựng bản dựng làng đến việc cấy hái và thu hoạch mùa màng. Tiếng trống cất lên là tượng trưng cho tiếng sấm đầu tiên trong năm và cầu mong năm đó mùa màng bội thu nhiều ngô lúa, dân bản có cuộc sống bình yên. Múa trống của người Hà Nhì rất đặc sắc, các động tác múa diễn tả quá trình khai khẩn đất hoang để dựng bản, dựng làng, đến việc cấy hái và thu hoạch mùa màng…

Đánh cầu lông gà, môn thể thao truyền thống được người Hà Nhì yêu thích trong các ngày lễ tết.
Đánh cầu lông gà, môn thể thao truyền thống được người Hà Nhì yêu thích trong các ngày lễ tết.

Thực hiện nghị quyết số 04-NQ/TU về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030; huyện Mường Tè có 110 bản đã kiện toàn và thành lập được 111 đội văn nghệ (riêng xã Ka lăng có 2 đội văn nghệ). 

 Dưới sự hướng dẫn, trao truyền của các nghệ nhân đã thu hút nhiều thành viên mới, các thành viên văn nghệ ngày càng trẻ hóa. Đặc biệt, các nghệ nhân và đội văn nghệ được quan tâm, hỗ trợ có điều kiện hơn trong việc sưu tầm, truyền dạy và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.

"Nguồn kinh phí hàng năm cấp cho mỗi đội văn nghệ là 20 triệu đồng/đội/năm, đã góp phần vào việc mua sắm đạo cụ, trang phục, cũng như công tác sưu tầm, bảo tồn, gìn giữ phát huy các giá trị di sản văn hóa. Đặc biệt, điệu xòe truyền thống Hà Nhì đang được khôi phục trở lại….", ông Mạ Lý Phạ, cán bộ văn hóa xã Ka Lăng, huyện Mường Tè cho biết.

Ông Giàng A Lình, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Mường Tè khẳng định: Các CLB, đội văn nghệ không chỉ sưu tầm, khôi phục các điệu múa mà còn trực tiếp truyền dạy cho các thế hệ trẻ tại địa phương. Qua đó, góp phần quảng bá, lan tỏa văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch của địa phương, đồng thời tăng thêm tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. 

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Chương trình MTQG 1719 năm 2024 ở Nghệ An: Sớm có kế hoạch phân bổ nguồn vốn sự nghiệp

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Nghị quyết số 12 ngày 22/4/2024 về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương có nguồn lực thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, tỉnh Nghệ An cần ưu tiên xem xét, lập kế hoạch phân bổ nguồn vốn này sớm hơn, làm cơ sở cho các địa phương chủ động thực hiện.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Media - BDT - 9 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở UBDT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5 năm 2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê

Media - Tuấn Ninh - 10 giờ trước
Chiều 7/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Tổng cục Thống kê (TCTK) ký kết Quy chế phối hợp công tác và chia sẻ dữ liệu, thông tin thống kê. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà và Tổng Cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương đồng chủ trì buổi lễ.
Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Thuốc lá điện tử: Phong cách hay hiểm họa

Media - BDT - 10 giờ trước
Hút để cai thuốc lá, hút vì bạn bè rủ rê, hay thậm chí hút vì cảm thấy sành điệu... Với những lý do ấy, ngày càng có nhiều người trẻ bị cuốn vào làn khói của thuốc lá điện tử. Rất nhiều trường hợp được gia đình đưa đến bệnh viện thăm khám, khi phát hiện con em mình bắt đầu có tình trạng rối loạn tâm thần do nghiện thuốc lá điện tử. Vậy rối loạn tâm thần, hay loạn thần, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe cũng cuộc sống con người? Cùng đi tìm câu trả lời qua phân tích của một số chuyên gia trong lĩnh vực y tế qua nội dung của chuyên mục Sống khỏe hôm nay.
Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Quy trình thi giấy phép lái xe hạng A3 và A4 từ ngày 1/6/2024

Xã hội - Minh Nhật - 10 giờ trước
Khi thi Giấy phép lái xe hạng A3 và A4 thì phải trải qua những phần thi nào và bao nhiêu điểm thì đậu? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Hà Giang: Thực hư về thông tin hàng trăm em học sinh phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không bảo đảm

Xã hội - Vũ Mừng - 10 giờ trước
Nhận được phản ánh của người dân về việc lo ngại chất lượng nguồn nước sử dụng hàng ngày của các em học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học và THCS Pải Lủng (xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi làm việc cùng chính quyền địa phương và Ban Giám hiệu nhà trường.
Tin trong ngày - 9/5/2024

Tin trong ngày - 9/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Nguy cơ cao lũ quét, sạt lở ở vùng núi Bắc Bộ. Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Cô học trò dân tộc Mông xuất sắc giành giải Nhất tại cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 10 giờ trước
Ngày 9/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo về đề cương Đề án “Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2026 - 2030”. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Sẽ diễn ra chuỗi hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Xã hội - Văn Hoa - Hải Đăng - 10 giờ trước
Trong tháng 5/2024, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam - Nhãn hàng Red Bull tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024. Chuỗi ngày hội cấp Trung ương sẽ diễn ra tại 3 tỉnh thành, gồm: Đà Nẵng, Thanh Hóa và Hải Phòng.
Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Sóc Trăng: Gian hàng 0 đồng dành cho đồng bào nghèo khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - V.Long - M.Triết - 10 giờ trước
Ngày 9/5, tại xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức “Gian hàng 0 đồng” dành cho người có hoàn cảnh khó trên địa bàn xã Lai Hòa. Đây là xã biên giới có trên 70% là đồng bào dân tộc Khmer.
Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Hoài Ân (Bình Định): Chuẩn bị tổ chức Ngày hội nông sản đặc trưng lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân - 10 giờ trước
Theo UBND huyện Hoài Ân (Bình Định), Ngày hội Nông sản lần thứ II sẽ diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/5). Đây được đánh giá là ngày hội nông sản quy mô lớn nhất tỉnh Bình Định, quy tụ 105 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương và một số huyện lân cận.
Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Festival Huế 2024: Khai thác chuỗi các lễ hội đặc sắc kéo dài trong bốn mùa

Tin tức - Tào Đạt - 10 giờ trước
Chiều 9/5, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.