Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo vệ rừng từ chính sách cho người nhận khoán: Băn khoăn tiêu chí để nhận trợ cấp gạo (Bài 3)

Cù Hương - Sỹ Hào - 15:05, 19/11/2023

Trợ cấp gạo là một chính sách hỗ trợ người nhận khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên, do khó xác định được tiêu chí cũng như thuật ngữ trong hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nên việc triển khai trong thực tế gặp khó khăn.

Chính sách trợ cấp gạo tạo thêm động lực để người dân yên tâm bảo vệ rừng trong thời gian chờ nhận kinh phí hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. (Ảnh minh họa)
Chính sách trợ cấp gạo tạo thêm động lực để người dân yên tâm bảo vệ rừng trong thời gian chờ nhận kinh phí hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. (Ảnh minh họa)

Khó xác định đối tượng thụ hưởng

Quảng Ngãi là địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 xếp thứ 3 vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Tính đến ngày 31/7/2023, tỉnh đã giải ngân hơn 337,3 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư phát triển, đạt 62,2% kế hoạch vốn trong cả 2 năm (2022 và 2023).

Tuy nhiên, vốn sự nghiệp tỉnh chỉ mới giải ngân được 44,2 tỷ đồng, đạt 8,37%. Một trong những nguồn chi sự nghiệp khó giải ngân của tỉnh là vốn thực hiện chính sách khoán bảo vệ rừng, nhất là thực hiện nội dung hỗ trợ gạo cho hộ gia đình đồng bào DTTS, hộ dân tộc Kinh nghèo có tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất lâm nghiệp được giao trong thời gian chưa tự túc được lương thực.

Trong 2 năm (2022 và 2023), tỉnh phân bổ gần 113 tỷ đồng thực hiện chính sách khoán bảo vệ rừng, nhưng hiện vẫn chưa thể thực hiện nội dung trợ cấp gạo do vướng mắc về việc xác định đối tượng.

Ngày 26/9/2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp để nghe và lấy ý kiến về dự thảo Quyết định của UBND tỉnh quy định trợ cấp gạo. Tuy nhiên, sau khi nghe ý kiến của các sở, ban, ngành và địa phương, dự thảo Quyết định vẫn còn một số nội dung chưa thống nhất, ông Võ Phiên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Sở NN&PTNT tiếp tục lấy ý kiến của các sở, ban, ngành liên quan và địa phương để đảm bảo tính thống nhất, đúng quy định của pháp luật.

Tỉnh Quảng Bình xác định hộ chưa tự túc được lương thực là hộ tính đến thời điểm rà soát có nguồn dự trữ lương thực, dự trữ bằng tiền, giá trị hàng hóa có thể bán được để mua lương thực tính bình quân dưới 15 kg gạo/khẩu/tháng. (Trong ảnh: Một góc bản Cà Roòng 1, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình)
Tỉnh Quảng Bình xác định hộ chưa tự túc được lương thực là hộ tính đến thời điểm rà soát có nguồn dự trữ lương thực, dự trữ bằng tiền, giá trị hàng hóa có thể bán được để mua lương thực tính bình quân dưới 15 kg gạo/khẩu/tháng. (Trong ảnh: Một góc bản Cà Roòng 1, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình)

Trước đó, ngày 2/12/2022, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi đã có Công văn số 4443/SNNPTNT-KHTC gửi Bộ NN&PTNT để hướng dẫn tiêu chí xác định “Hộ nghèo chưa tự túc được lương thực”. Trong Công văn, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, do không xác định được “Hộ nghèo chưa tự túc được lương thực” nên tỉnh chưa thể triển khai chính sách trợ gấp gạo trong hoạt động khoán bảo vệ rừng.

“Tỉnh đã rà soát các văn bản hướng dẫn của Trung ương gồm: Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 và Thông tư số 07/2021/TT- BLĐTBXH, ngày 18/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo, xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 và mẫu biểu báo cáo.

Theo đó, những nội dung quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đều không có nội dung nào hướng dẫn liên quan đến việc xác định hộ gia đình nghèo chưa tự túc được lương thực”, Công văn của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết.

Thực hiện hiệu quả Tiểu dự án 1 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 góp phần bảo vệ, phát triển rừng. (Tronh ảnh: Đồng bào DTTS xã Đông Đạc, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh trồng dược liệu dưới tán rừng gỗ lớn)
Thực hiện hiệu quả Tiểu dự án 1 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 góp phần bảo vệ, phát triển rừng. (Tronh ảnh: Đồng bào DTTS xã Đông Đạc, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh trồng dược liệu dưới tán rừng gỗ lớn)

Phúc đáp chưa rõ ràng

Ngày 23/3/2023, Bộ NN&PTNT đã có Công văn số 1755/BNN-TCLN trả lời kiến nghị của các địa phương liên quan đến những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách khoán bảo vệ rừng, trong đó có kiến nghị của tỉnh Quảng Ngãi. Cụ thể, trong Công văn số 1755/BNN-TCLN, Bộ NN&PTNT dẫn lại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP và Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT để xác định đối tượng được nhận trợ cấp gạo; nhưng tiêu chí nhận diện “Hộ gia đình nghèo chưa tự túc được lương thực” thì chưa được làm rõ.

“Đối tượng được trợ cấp là hộ gia đình đồng bào DTTS, hộ gia đình người Kinh nghèo có tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trên diện tích đất lâm nghiệp được giao trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch UBND cấp tỉnh xác định cụ thể đối tượng hộ gia đình nghèo chưa tự túc được lương thực”, Bộ NN&PTNT trả lời trong Công văn số 1755/BNN-TCLN.

Về xác định thời gian chưa tự túc được lương thực, Bộ NN&PTNT để nghị Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi dựa trên cơ sở các quy định về chính sách đối với đối tượng bảo trợ xã hội; tiêu chí xác định, chỉ tiêu thống kê về hộ nghèo, hộ thiếu đói; các điều kiện thực tế tại địa phương, điều kiện thực tiễn sản xuất nông nghiệp, mùa vụ sản xuất của địa phương; mức độ thiếu hụt lương thực của các hộ gia đình trong thời kỳ giáp hạt, thời gian không chính vụ; tình hình đời sống thực tế của các hộ gia đình tại địa phương,…

Đời sống của người dân miền núi còn nhiều khó khăn. (Trong ảnh: Một góc trung tâm xã Trà Khê, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi)
Đời sống của người dân miền núi còn nhiều khó khăn. (Trong ảnh: Một góc trung tâm xã Trà Khê, huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi)

“Trên cơ sở đó, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi tham mưu, trình UBND tỉnh về thời gian cần phải hỗ trợ gạo cho các hộ gia đình người Kinh nghèo, hộ gia đình đồng bào DTTS tham gia bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ- CP, Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT và các quy định hiện hành”, Công văn trả lời của Bộ NN&PTNT nêu.

Do phúc đáp của Bộ NN&PTNT vẫn chung chung, nên đến thời điểm này, tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa thống nhất ban hành được Quyết định quy định trợ cấp gạo trong quá trình triển khai chính sách khoản bảo vệ rừng.

Không riêng Quảng Ngãi mà ở nhiều địa phương, việc triển khai chính sách này rất chậm, hoặc chưa thực hiện. Gần đây nhất, có tỉnh Quảng Bình bắt đầu triển khai khi UBND tỉnh này ban hành Quyết định số 3098/QĐ-UBND ngày 31/10/2023 về việc trợ cấp gạo thực hiện bảo vệ và phát triển rừng.

Một điểm đáng lưu ý là, trong Quyết định số 3098/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình đã làm rõ nội hàm “Hộ gia đình nghèo chưa tự túc được lương thực”. Theo đó, bên cạnh xác định đối tượng thụ hưởng chính sách trợ cấp gạo theo Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, thì UBND tỉnh Quảng Bình quy định: “Hộ chưa tự túc được lương thực là hộ tính đến thời điểm rà soát có nguồn dự trữ lương thực, dự trữ bằng tiền, giá trị hàng hóa có thể bán được để mua lương thực tính bình quân dưới 15 kg gạo/khẩu/tháng”.

Nội hàm về “hộ chưa tự túc được lương thực” theo Quyết định số 3098/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình có giá trị để các địa phương tham khảo trong việc xây dựng, ban hành quyết định thực hiện chính sách trợ cấp gạo. Quan trọng hơn, việc triển khai chính sách sớm sẽ góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thêm động lực để người dân yên tâm bảo vệ rừng trong thời gian chờ nhận kinh phí hỗ trợ khoán bảo vệ rừng - dù thấp, nhưng cũng là một phần thu nhập của hộ gia đình dân tộc Kinh nghèo, hộ đồng bào DTTS ở các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 2 giờ trước
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Ngoại hạng Anh: Man City có chức vô địch thứ 4 liên tiếp sau khi đánh bại West Ham

Ngoại hạng Anh: Man City có chức vô địch thứ 4 liên tiếp sau khi đánh bại West Ham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 2 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man City tiếp đón West Ham trên sân nhà Etihad. Với sự tỏa sáng của Foden, Man City chính thức có chức vô địch thứ 4 liên tiếp.
Lào Cai dành hơn 3.000 tỷ đồng cho Chương trình MTQG 1719 trong năm 2024 và 2025

Lào Cai dành hơn 3.000 tỷ đồng cho Chương trình MTQG 1719 trong năm 2024 và 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Giai đoạn 2024-2025, tỉnh Lào Cai đề xuất dành hơn 3.117 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Hà Giang: Biểu dương, khen thưởng hơn 180 tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Hà Giang: Biểu dương, khen thưởng hơn 180 tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Tin tức - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Vừa qua, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Bí thư Chi bộ (BTCB) thôn, tổ dân phố tiêu biểu năm 2024.
Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM) ở các huyện phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM và NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 ở Quảng Nam còn tương đối chậm. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan rà soát, báo cáo để có hướng chỉ đạo triển khai trong thời gian tới.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Quảng Nam: Cải thiện dinh dưỡng trẻ em dưới 16 tuổi ở các huyện nghèo

Quảng Nam: Cải thiện dinh dưỡng trẻ em dưới 16 tuổi ở các huyện nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch thực hiện Tiểu dự án cải thiện dinh dưỡng (Tiểu dự án 2- Dự án 3) năm 2024 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Hôm nay (20/5), khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV

Hôm nay (20/5), khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng nay 20/5, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt: đợt 1 từ ngày 20/5 đến ngày 8/6/2024; đợt 2 từ ngày 17/6 đến sáng ngày 28/6/2024, với tổng thời gian 26,5 ngày làm việc.
Đắk Nông: Phạt gần 500 triệu đồng đối với trang trại nuôi heo xả thải ra môi trường

Đắk Nông: Phạt gần 500 triệu đồng đối với trang trại nuôi heo xả thải ra môi trường

Pháp luật - Hoàng Thùy - 4 giờ trước
Ngày 19/5, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh Đắk Nông vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông P.V.S. - chủ trang trại chăn nuôi heo (lợn) ở xã Nam Bình, huyện Đắk Song, với tổng số tiền 487 triệu đồng.
Mận hậu và nông sản Sơn La đã có mặt trong hệ thống siêu thị Saigon Co.op

Mận hậu và nông sản Sơn La đã có mặt trong hệ thống siêu thị Saigon Co.op

Sản phẩm - Thị trường - Minh Nhật - 4 giờ trước
Ngày 19/5, UBND tỉnh Sơn La và Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã tổ chức Lễ khởi hành đưa quả mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op.
5.500 phụ nữ diễu hành áo dài “Rạng ngời sắc sen” tại Đồng Tháp

5.500 phụ nữ diễu hành áo dài “Rạng ngời sắc sen” tại Đồng Tháp

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 4 giờ trước
Ngày 19/5, tại Tp. Cao Lãnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Tháp tổ chức diễu hành áo dài với chủ đề “Rạng ngời sắc sen”. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 55 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ và hưởng ứng Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024.