Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Biểu tượng độc đáo trong kiến trúc nhà mồ của người Chăm Hroi

Hồ Xuân Toản - 10:34, 28/07/2023

Buôn Ma Giai, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa (Gia Lai) là nơi tập trung đông người Chăm H’roi sinh sống với 185 hộ. Sống cận cư với người Gia Rai từ lâu nên các tín ngưỡng văn hóa, đời sống sinh hoạt có những nét tương đồng nhất định, biểu hiện rõ nét nhất là qua kiến trúc và các biểu tượng trang trí ở ngôi nhà mồ.

Một góc buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa)- nơi tập trung đông người Chăm Hroi sinh sống. Ảnh: T.D
Một góc buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa)- nơi tập trung đông người Chăm Hroi sinh sống. Ảnh: T.D

Cũng như người Gia Rai, người Chăm H’roi ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai quan niệm, người chết không mất đi mà sống ở một thế giới khác. Cho nên, nhà mồ và lễ bỏ mả của các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung, người Chăm H’roi nói riêng là biểu tượng, là hoạt động đề cao sự bất diệt của cuộc sống con người. Vì vậy, khi người thân mất đi, họ sẽ dựng nhà mồ và tổ chức Lễ bỏ mả để thể hiện sự tôn trọng, lòng tiếc thương của người sống đối với người chết.

Nhà mồ của người Chăm H’roi ở Gia Lai với cột Kút Na vươn cao (Ảnh: Xuân Toản)
Nhà mồ của người Chăm H’roi ở Gia Lai với cột Kút Na vươn cao (Ảnh: Xuân Toản)

Nhà mồ của người Chăm H’roi cũng tương đồng với nhà mồ của người Gia Rai. Nó là một kiến trúc vừa trang trọng, hoành tráng, vừa sinh động, vui tươi với những chi tiết chạm khắc, trang trí vô cùng độc đáo. Đặc biệt là các cột Kút, Klao. Xưa kia, người Chăm H’roi ở Gia Lai làm nhà mồ bằng cây gỗ và tre, mái lợp tranh. Ngày nay hầu hết làm bằng bê tông, cốt thép, mái lợp tôn. Song, các chi tiết chạm khắc, các cột tượng, Kút, Klao nhiều nơi vẫn được làm bằng gỗ theo lối truyền thống.

Kiến trúc nhà mồ theo bình diện hình chữ nhật, hai đầu hồi được bố trí theo trục Đông - Tây, cửa được mở về hướng Tây, mái hình tam giác đổ xuống hai bên theo hướng Bắc - Nam. Diềm mái được gắn một thanh gỗ xẻ hình răng cưa kéo dài theo trục dọc nhà mồ.

Trên nóc nhà mồ, thanh gỗ được tạo hình chóp phủ xuống hai bên khoảng 20 cm, trang trí các hoa văn hình học, ngôi sao bốn cánh, bông hoa tám cánh. Đỉnh của đường nóc là một thanh gỗ dài đẽo hình răng cưa, sơn kẻ hai màu trắng - đen kéo dài từ đầu hồi phía Đông đến đầu hồi phía Tây; mỗi đầu của thanh gỗ được điêu khắc biểu tượng ngọn rau dớn uốn cong. Hai đầu hồi được tạo hình chữ “V” với biểu tượng hai ngọn rau dớn chéo nhau, vươn cao giữa trời xanh.

Biểu tượng mặt trăng, mặt trời trên cột Kút Na của người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Xuân Toản)
Biểu tượng mặt trăng, mặt trời trên cột Kút Na của người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Xuân Toản)

Xung quanh nhà mồ trang trí các cột tượng cao vượt đỉnh nóc. Bốn cột Klao được dựng ở bốn góc, không gắn liền với kết cấu chính của nhà mồ. Ở mỗi cột Klao, phần chân cột không trang trí hoa văn, phần trên được trang trí biểu tượng 2 ngọn cây rau dớn như hai cánh tay vươn xa đỡ lấy cụm họa tiết với biểu tượng nồi đồng, mặt trời ở phía trên. Xung quanh nhà mồ dựng nhiều cây nêu để buộc trâu hiến sinh trong Lễ bỏ mả.

Nếu như đa phần nhà mồ của người Gia Rai Mthur cột Kút được dựng hoặc gắn ở vị trí giữa, trên đường nóc nhà mồ thì người Chăm H’roi, cột Kút được dựng ở hai đầu hồi nhà mồ. Cả hai cột Kút đều được đẽo từ những thân cây lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào quy mô của nhà mồ. Cột Kút ở đầu hồi phía Tây cao khoảng 2 m, nửa phần dưới không trang trí hoa văn, nửa phần trên tô vẽ hoa văn với nhiều chủ đề khác nhau, trên cùng điêu khắc hình dáng chiếc nồi đồng, biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở.

Đặc biệt, ở đầu hồi phía Đông một cột Kút cao vút được dựng lên, làm toát nên vẻ uy nghi, hoành tráng của ngôi nhà mồ. Cả người Chăm H’roi và người Gia Rai ở Krông Pa đều gọi cột Kút này là “Kút Na”- cột Kút được dựng riêng cho những người có công trong việc lập buôn. Cột được đẽo từ một thân cây gỗ tròn, có đường kính khoảng 20 cm, cao khoảng 7 m.

Các chi tiết chạm khắc trên cột Kút Na của người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Bá Tính)
Các chi tiết chạm khắc trên cột Kút Na của người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Bá Tính)

Cột Kút Na được chia làm hai phần, phần chân cột từ mặt đất đến ngang đỉnh nhà mồ không trang trí hoa văn. Phần thứ hai từ ngang đỉnh nhà mồ trở lên, đây là nơi tập trung nhiều chi tiết chạm khắc, tô vẽ sặc sỡ. Ở phần thứ hai, các họa tiết trang trí cũng lần lượt được bố trí theo từng chủ đề, tầng lớp nhất định. 

Tầng thứ nhất bắt đầu bằng bệ đỡ hình tròn, tượng trưng cho miệng của chiếc cối giã gạo, là biểu tượng cho sinh thực khí nữ được tô vẽ hình bông hoa tám cánh và các đường thẳng chấm bi, chia mặt phẳng bệ đỡ làm bốn phần cân đối ở bốn góc. Trên bệ đỡ là hình tượng “bắp chuối” thuôn dài như chiếc chày - biểu tượng sinh thực khí nam cắm thẳng vào bệ đỡ, làm chúng ta liên tưởng đến biểu tượng Linga – Yoni trong văn hóa Champa.

Cách bệ đỡ khoảng 60cm có hai cặp thanh ngang cắm vào bốn góc. Đầu của mỗi thanh ngang được tạo hình ngọn cây rau dớn và gắn thêm các tua rua, có nơi gắn hình các con chim. Chi tiết này được nhiều người giải thích tượng trưng cho cánh tay của thần (T’ngan Yang). Biểu tượng hình “bắp chuối” thuôn dài kéo thẳng lên một đoạn rồi tiếp tục được ngắt ngang bằng hai cặp thanh ngang thứ hai cắm vào bốn góc cây cột. Toàn bộ phần “bắp chuối” được chạm khắc, tô vẽ nhiều họa tiết hình răng cưa, hình thoi, hình chấm bi…

Bầu vú trang trí trên cột Kút Na của người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Xuân Toản)
Bầu vú trang trí trên cột Kút Na của người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Xuân Toản)

Tầng thứ hai được bắt đầu từ chỗ hai cặp thanh ngang trở lên, tiếp nối bằng việc điêu khắc biểu tượng bốn bầu vú bao quanh. Biểu tượng này một lần nữa gợi chúng ta liên tưởng đến cách trang trí bầu vú phụ nữ trên bệ thờ ở các đền tháp Champa, phản ánh tập tục thờ Mẫu - Nữ thần Xứ sở theo chế độ mẫu hệ của cư dân Champa. Phía trên là bốn ngọn rau dớn uốn cong xòe ra bốn hướng. Tiếp theo là biểu tượng của vầng trăng khuyết uốn cong, biểu thị cho tính âm. Trên cùng được gắn một vòng tròn với điểm trung tâm được sơn màu đỏ, các tia tỏa ra xung quanh, chi tiết này được lý giải là biểu tượng cho mặt trời, biểu thị cho tính dương.

Như vậy, Kút Na là nơi biểu hiện các giá trị thẩm mỹ, sự khéo léo của con người cũng như biểu thị vũ trụ quan, nhân sinh quan và quan niệm về tâm linh, tín ngưỡng của người Chăm H’roi. Nó có nhiều điểm tương đồng với biểu tượng Homkar - một biểu tượng đặc biệt trong văn hóa Champa.

Chi tiết chạm khắc ở hai đầu hồi tại nhà mồ người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Xuân Toản)
Chi tiết chạm khắc ở hai đầu hồi tại nhà mồ người Chăm H’roi ở Gia Lai (Ảnh: Xuân Toản)

Từ bao đời nay, cột Klao, Kút vẫn tồn tại và giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Chăm H’roi và người Gia Rai Mthur ở Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Mặc dù, kết cấu chính của ngôi nhà mồ ngày nay được xây dựng bằng chất liệu hiện đại, song những chi tiết trang trí kiến trúc truyền thống vẫn được giữ gìn theo năm tháng. 


Tin cùng chuyên mục
Vai trò của chức sắc Bàlamôn trong cộng đồng người Chăm

Vai trò của chức sắc Bàlamôn trong cộng đồng người Chăm

Ninh Thuận là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước. Toàn tỉnh có 22 làng Chăm truyền thống, trong đó có 15 làng người Chăm Bàlamôn, còn lại là các làng Chăm Bàni và Islam. Trong cộng đồng người Chăm Bàlamôn có các chức sắc là những bậc tu hành, hướng dẫn tín đồ thực hành đức tin và các tập tục tín ngưỡng, tôn giáo. Chức sắc được xã hội, cộng đồng tôn kính, quý trọng. Họ là bậc trí thức, truyền bá chữ Chăm Akhar Thrah, bảo tồn, gìn giữ các phong tục tập quán, đồng thời là Người có uy tín làm “cầu nối” giữa chính quyền với cộng đồng.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Tin tức - Minh Thu - 16:08, 05/09/2024
Tp. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa phối hợp Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và phường Thảo Điền, An Khánh tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại công viên đường Võ Nguyên Giáp, Tp. Thủ Đức.
Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Giáo dục - Ngọc Thu - 16:06, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội khai trường, thầy và trò phố núi Pleiku (Gia Lai) đã nô nức đón chào năm học mới 2024 - 2025.
Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Pháp luật - Ngọc Thu - 16:02, 05/09/2024
Ngày 5/9, UBND phường Ia Kring (Tp. Pleiku, Gia Lai) có báo cáo nhanh vụ việc một em nhỏ chết chưa rõ nguyên nhân tại số 57 Trần Nhật Duật (phường Ia Kring). Đây là địa điểm được cá nhân mở ra trông coi trẻ khuyết tật có hộ khẩu ở Tp. Pleiku và các huyện.
Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 15:55, 05/09/2024
UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024.
VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 15:53, 05/09/2024
Đô cử Lê Văn Công vừa xuất sắc đem về tấm Huy chương Đồng ở môn cử tạ Paralympic Paris 2024. Đây cũng là chiếc huy chương đầu tiên của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội lần này.
Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3. Hội ngộ trải nghiệm du lịch đất Võ. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Thể thao - Hoàng Minh - 15:50, 05/09/2024
Tạp chí France Football (Pháp) đã chính thức công bố danh sách 30 ứng viên cho cuộc đua Quả bóng Vàng (Ballon D'Or) 2024. Ngoài hai siêu sao Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, danh sách này cũng vắng bóng nhiều hảo thủ tạo ra không ít ý kiến trái chiều.
Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 15:49, 05/09/2024
Trà hoa vàng hay còn có tên gọi khác là chè hoa vàng, kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… có vị ngọt, tính bình, hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Trà hoa vàng có nhiều tác dụng với sức khỏe như thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm căng thẳng và Stress, giảm Cholesterol xấu trong máu, duy trì vẻ đẹp trẻ trung, hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân… Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng mời các bạn tham khảo.
Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Trang địa phương - Xuân Hải - 15:47, 05/09/2024
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, cho biết, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, lượng khách du lịch đến Bắc Ninh ước đạt 60.000 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch ước đạt 42 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Canh tác nông nghiệp thuận lợi với

Canh tác nông nghiệp thuận lợi với "túi khôn" 4.0

Kinh tế - Vĩnh Sơn - 15:45, 05/09/2024
Tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big DATA)... nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Giáo dục - Minh Thu - 15:42, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, các thầy, cô giáo, các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng rất hân hoan chào đón năm học mới với những niềm tin mới.