Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Có hay không việc tiếp tay "xẻ thịt " Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả ?

Tiếng Dân - 16:09, 29/03/2021

Trong một thời gian dài, Di tích lịch sử quốc Đồi Cả (tại thôn Chánh Hòa, xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh BÌnh Định) không chỉ chịu sự phá hoại của “đất tặc” mà còn bị các đối tượng khai thác đá ngang nhiên "xé thịt", nhưng không bị một cơ quan chức năng nào xử lý. Thực tế này khiến dư luận nghi vấn, có hay không sự “tiếp tay” trong việc phá hoại Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả?

“Đất tặc” ngang nhiên xẻ thịt Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả, tạo ra một khung cảnh tan hoang
“Đất tặc” ngang nhiên "xẻ thịt" Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả, tạo ra một khung cảnh tan hoang

“Xẻ thịt" di tích

Đồi Cả thuộc quần thể di tích Khu căn cứ Núi Bà, được xếp hạng di tích cấp quốc gia ngày 25/1/1994. Theo các tài liệu lịch sử, từ năm 1967, Đồi Cả, là chốt điểm quan trọng của địch, do một đơn vị thuộc Sư đoàn Mãnh Hổ của Nam Triều Tiên đóng giữ, nhằm chia cắt đường giao thông của ta từ căn cứ Núi Bà, qua các xã phía đông, và là điểm cao quan sát khống chế mặt biển. 

Với vị trí chiến lược quan trọng, nơi đây thường xuyên diễn ra những trận đánh ác liệt giữa ta và địch. Năm 1973, ta mở cuộc tấn công làm chủ chốt điểm, cắm cờ giữ đất giữ dân, xây dựng cơ sở vững chắc, bảo vệ an toàn cho Nhân dân đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Hiện nay, xung quanh Di tích lịch sử Đồi Cả đang bị “đất tặc” đào xới tan hoang.Theo quan sát của phóng viên, để có đường ra, các đối tượng “đất tặc” mở một con đường mòn, bên hông Trường THPT Ngô Lê Tân, ở thôn Chánh Hóa. Men theo con đường này, đi vào sâu bên trong, là nhiều con đường mòn khác rộng từ 3 - 5m, chạy ngoằn ngoèo dẫn vào các vị trí khai thác đất trái phép. Quan sát thấy, nhiều mô đất bị lấy sạch, để lại hiện trường là những hố sâu, cùng các tảng đá mà “đất tặc” để lại, trông rất mất mỹ quan.

Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả, không chỉ chịu sự phá hoại của “đất tặc”, mà còn bị “đá tặc” ngang nhiên "xé thịt". Những tảng đá lớn hàng chục khối nằm trong di tích Đồi Cả, đã bị các đối tượng xẻ thành hàng trăm viên đá chẻ nằm ngổn ngang. Theo người dân sống  gần khu vực, tình trạng khai thác đất, đá trái phép tại Đồi Cả diễn ra từ nhiều năm nay. Mỗi ngày, hàng chục xe ben, xe tải ồ ạt chở đất, đá từ khu Di tích Đồi Cả chạy ra, nhưng không thấy cơ quan chức năng nào ngăn chặn. Chúng tôi nghi ngờ có sự “cho phép” của chính quyền nên mới ngang nhiên như vậy?.

Các cơ quan chức năng nói gì?

Ông Mai Văn Bé, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Thành cho biết:Trước hoạt động khai thác đất, đá trái phép này, chính quyền xã cũng nhiều lần phát hiện, bắt giữ phương tiện khai thác, lập biên bản và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 36/2020 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và khoáng sản; mỗi trường hợp bị xử phạt từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng và tạm giữ phương tiện trong 7 ngày và có thể tăng lên số ngày nhiều hơn.

Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả được công nhận năm 1994
Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả được công nhận năm 1994

Còn ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát cho hay: UBND huyện đã thành lập đoàn làm việc với chính quyền địa phương và đang làm báo cáo gửi các ngành chức năng xử lý. Trước mắt, chúng tôi chỉ đạo thành lập các tổ công tác, phân công luân phiên trực 24/24 để canh giữ, bắt giữ phương tiện khai thác trái phép. Tuy nhiên “đất tặc”, “đá tặc” hoạt động rất manh động, bởi vậy việc canh giữ là rất khó khăn.

Thực tế này cũng được ông Bùi Tĩnh, Giám đốc Bảo tàng Bình Định thông tin, tình trạng khai thác đất, đá tại Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả diễn ra trong thời gian dài; nhưng ông Tĩnh cho rằng, sự việc mới chỉ ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường của di tích. Bởi di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả không có khoanh vùng khu vực bảo vệ 2, mà chỉ có khoanh vùng khu vực bảo vệ 1, bao gồm:chiều dài 80 m, chiều rộng 40 m, với tổng diện tích 3.200 m2

Ông Bùi Tĩnh còn cho biết: Để tránh tình trạng di tích tiếp tục bị xâm hại, vừa rồi qua buổi làm việc, Bảo tàng tỉnh đã yêu cầu, chính quyền địa phương và các ngành chức năng huyện Phù Cát cần có biện pháp ngăn chặn để bảo vệ cảnh quan Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả. Hiện nay, đơn vị cũng yêu cầu, Phòng Văn hóa Thông tin huyện khẩn trương làm báo cáo cụ thể, để nắm rõ thông tin về việc khai thác đất, đá trái phép tại di tích Đồi Cả.

Ở góc độ chuyên môn về di tích lịch sử, ông Đinh Bá Hòa, hội viên Hội Khảo cổ Việt Nam nhìn nhận, việc quản lý, bảo vệ di tích rất “nhạy cảm”. Mặc dù không khoanh vùng bảo vệ khu vực 2, nhưng chúng ta phải hiểu, toàn bộ diện tích Đồi Cả chính là di tích và cần được bảo vệ. Việc chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng khai thác đất, đá trái phép như thế mà không có biện pháp ngăn chặn, là không thể chấp nhận được.

Cũng theo ông Hòa, quản lý di tích có 3 cấp, nhưng quản lý chính vẫn là cơ quan bảo vệ di tích cấp tỉnh. Với trường hợp Di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả bị xâm hại, thì Bảo tàng Bình Định phải làm công văn tham mưu cho Sở Văn hóa Thể thao, trình UBND tỉnh Bình Định, chỉ đạo UBND huyện Phù Cát có biện pháp khắc phục để giữ cảnh quan môi trường tại di tích; làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tập thể để xảy ra tình trạng khai thác đất, đá trái phép tại Di tích lịch sử quốc Đồi Cả.

Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 4 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 4 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 5 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.