Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Liêu (Quảng Ninh): Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III góp phần nâng cao hiệu quả chính sách dân tộc

Mỹ Dung - 02:14, 19/06/2024

Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Bình Liêu lần thứ III năm 2019, trong 5 năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn, đô thị miền núi của Bình Liêu đã có nhiều đổi thay, chất lượng cuộc sống của Nhân dân được nâng lên.

Nhiều đổi thay ở vùng DTTS, miền núi huyện Bình Liêu
Nhiều đổi thay ở vùng DTTS, miền núi huyện Bình Liêu

Thôn Khe Mó, xã Húc Động hiện có 104 hộ dân với 98% là người Sán Chỉ sinh sống. Đây từng là một trong những thôn nghèo, khó khăn nhất của xã vùng cao Húc Động. Đời sống người dân còn nhiều thiếu thốn với phương thức sản xuất lạc hậu đã “ăn sâu bám rễ”.

Dưới vai trò Người có uy tín của thôn từ năm 2018 đến nay, chị La Thị Thâu hào hứng cho biết trong vài năm trở lại đây, những con đường lầy lội, dốc đèo đã dần được bê tông hóa 100%, những ngôi nhà khang trang cũng dần mọc lên... Từ tỷ lệ hộ nghèo cách đây 5 năm chiếm tới 40%, thì hết năm 2022, Khe Mó đã không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.

“Thực sự, 5 năm qua đời sống của người dân đã ổn định, cải thiện hơn nhiều lắm. Trong thôn không những không còn hộ nghèo mà còn có nhiều hộ khá giả ấy chứ. Bà con trong thôn phấn khởi lắm, rất cảm ơn sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền địa phương. Bản thân tôi dưới vai trò Người có uy tín cũng rất phấn khởi vì sự đổi thay từng ngày của thôn”, chị Thâu nói.

Thôn Ngàn Vàng Dưới, xã Đồng Tâm có 44 hộ, chủ yếu là dân tộc Tày, Sán Chỉ. Các hộ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông - lâm nghiệp. Cũng do địa hình đồi núi cao, đi lại khó khăn, người dân sống phân tán nên kinh tế chậm phát triển. Nhưng đến nay, nguồn lực đầu tư từ các chính sách dân tộc trong những năm qua, mà những con đường lớn, liên thôn, liên xóm hình thành đã hiện thực hóa những ước mơ

Ông Bế Sinh Nghiệp - Người có uy tín thôn Ngàn Vàng Dưới trải lòng: "Còn nhớ cách đây 5 năm, khi tôi là đại biểu vinh dự được tham gia Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019 của huyện, tôi và các đại biểu đã được lắng nghe, được phát biểu ý kiến đề đạt những mong muốn của đồng bào với Đảng, Nhà nước trong việc quan tâm xây dựng và thực hiện các chính sách dân tộc thiết thực để đồng bào có cơ hội vươn lên. Cũng tại Đại hội này, chúng tôi đã biểu quyết các mục tiêu được Đại hội đề ra trong Quyết tâm thư; đồng thời cũng thể hiện sự quyết tâm khắc phục khó khăn để vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống nơi bản làng".

Những con đường ý Đảng, lòng dân
Những con đường "ý Đảng, lòng dân"

"Ngày hôm nay, rất vui vì những chỉ tiêu đặt ra đều được hoàn thành, đời sống của người dân chúng tôi thay đổi nhiều lắm, từ thôn đến xã, từ xã đến huyện. Nói chung là phấn khởi lắm. Tôi đang rất mong chờ vào những mục tiêu mới, giải pháp mới mà Đại hội Đại biểu các DTTS huyện lần thứ IV sắp diễn ra tới đây”, ông Bế Sinh Nghiệp nói.

Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và giảm nghèo, xã Húc Động là xã đạt chuẩn NTM nâng cao và là một trong những địa phương có nhiều thành tích nổi bật trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện vùng cao Bình Liêu.

Chia sẻ về những đổi thay mà địa phương đã đạt được, ông Đinh Tiến Dũng - Chủ tịch UBND xã Húc Động cho biết, trong thời gian qua, bộ mặt nông thôn của xã đã có rất nhiều đổi mới, được đầu tư từ điện, đường, trường, trạm đến công trình thủy lợi, nước sạch... Đặc biệt, xã đã khôi phục được làng nghề truyền thống miến dong với sản lượng hơn 400 tấn/năm, phát triển du lịch cộng đồng nổi bật với giữ gìn điệu hát Soóng Cọ... Cơ bản những tiêu chí tại Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Bình Liêu lần thứ III đối với các xã vùng DTTS và miền núi, xã đều đạt được.

“Đời sống của người dân trên địa bàn xã Húc Động đã có nhiều thay đổi, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm, đến hiện tại hộ nghèo 10 hộ, cận nghèo là 80 hộ. Xã đang phấn đấu đến hết năm 2024 hết hộ nghèo và chỉ còn 50% hộ cận nghèo”, ông Dũng nhấn mạnh.

Theo thông tin từ Phòng Dân tộc huyện Bình Liêu, từ các nguồn lực đầu tư qua các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Trung ương, chính sách đặc thù của tỉnh; cùng với sự nỗ lực của người dân, sau 5 năm huyện đã hoàn thành 8/8 chỉ tiêu cơ bản tại Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Bình Liêu lần thứ III, năm 2019. Nổi bật nhất là có 7 xã đạt chuẩn NTM cuối năm 2020 theo mục tiêu đề ra; số xã còn lại ra khỏi xã đặc biệt khó khăn.

Kết quả này đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Bình Liêu. Trong đó, lĩnh vực kinh tế đạt mức tăng trưởng ổn định đạt trên 13,7%/năm; công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa các DTTS gắn với phát triển du lịch cộng đồng được đẩy mạnh...; Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới vùng DTTS đầu tiên trên toàn quốc đạt chuẩn NTM năm 2023.

Đá bóng nữ trở thành một trong những sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo của huyện Bình Liêu
Đá bóng nữ trở thành một trong những sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo của huyện Bình Liêu

Mặc dù kết quả đạt được rất phấn khởi, nhưng nhìn từ thực tế, Bình Liêu vẫn là một trong những địa phương có tốc độ phát triển thấp nhất của tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh còn thấp; thương mại và dịch vụ phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa bàn có Khu kinh tế cửa khẩu; công tác giảm nghèo mặc dù vượt chỉ tiêu đề ra, nhưng chất lượng chưa bền vững. 

Đến nay, dù Bình Liêu không còn hộ nghèo (theo tiêu chí nghèo đa chiều của Trung ương), song vẫn là địa phương có số hộ nghèo, cận nghèo cao nhất tỉnh (theo mục tiêu tỉnh Quảng Ninh đặt ra); công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến, song chuyển đổi cơ cấu lao động trên địa bàn huyện diễn ra còn chậm, nguồn lực và chất lượng lao động chưa cao... Đây là những vấn đề đặt ra, cần phải được giải quyết trong nhiệm kỳ 2024 - 2029 của Đảng bộ và chính quyền huyện Bình Liêu.

Theo bà Hoàng Thị Vinh - Trưởng phòng Dân tộc huyện Bình Liêu, dự thảo Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Bình Liêu lần thứ IV năm 2024 sắp diễn ra cũng đã đưa ra nhiều mục tiêu, chỉ tiêu, cùng với nhiều giải pháp nhằm hướng tới sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện bình quân đạt trên 13,5%/năm; thu nhập bình quân đầu người của huyện tối thiểu bằng 1/2 thu nhập bình quân chung của tỉnh; không còn hộ nghèo, giảm tối đa hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh; Phấn đấu huyện có 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 50% số thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 95% số thôn đạt chuẩn NTM; huyện đạt chuẩn NTM nâng cao và kiểu mẫu.

"Một trong những giải pháp quan trọng để đạt được các mục tiêu là tiếp tục tranh thủ nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG: Xây dựng nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 để triển khai đầu tư, hỗ trợ, giải quyết những vấn đề cấp thiết trong vùng đồng bào...", bà Hoàng Thị Vinh cho hay.

Tin cùng chuyên mục
Góp ý nội dung sửa đổi Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc

Góp ý nội dung sửa đổi Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc

Chiều ngày 28/6, tại Hà Nội, đã diễn ra Phiên họp Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội mở rộng góp ý nội dung sửa đổi Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm và Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành đồng chủ trì Phiên họp.
Tin nổi bật trang chủ
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Sức khỏe - Hòa Bình - 7 giờ trước
Nhờ đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong tình hình mới, sau 15 năm, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng lên đáng kể. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lên 91%. Gia Lai xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT trong nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến cuối năm 2025, toàn tỉnh có 95% dân số tham gia BHYT, trong đó 98% là người DTTS.
Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Phóng sự - Thanh Hải - 14 giờ trước
Có thể nói, sau những động thái từ phía các cấp chính quyền cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà điển hình là vướng mắc từ quy hoạch rừng dẫn tới nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ cho người dân Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát không đủ điều kiện thực hiện, thì điều cần quan tâm nhất là việc triển khai đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, cũng như tiến độ thực hiện để sớm hiện thực hóa chính sách đặc thù từ Chương trình MTQG 1719 đến với đồng bào Đan Lai.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Media - BDT - 20:35, 28/06/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai:

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 20:21, 28/06/2024
Thực hiện Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nội dung đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với việc bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) đang mang lại niềm vui, sự kỳ vọng lớn cho người Đan Lai về cuộc sống tươi sáng sau nhiều thập kỷ sinh tồn khó khăn. Tuy nhiên, với những vướng mắc trong quá trình triển khai, đến nay đồng bào chưa được thụ hưởng chính sách. Phóng viên ghi lại một số ý kiến ghi nhận và đề đạt mong muốn của người Đan Lai gửi đến các cơ quan chức năng.
Điểm dân cư bị

Điểm dân cư bị "bỏ quên" ngay trong lòng thành phố Cẩm Phả!

Xã hội - Mỹ Dung - 20:14, 28/06/2024
Khu vực Bàng Danh thuộc tổ 7, khu 10, phường Mông Dương (Tp. Cẩm Phả) có gần 20 hộ dân sinh sống, chủ yếu là dân tộc Dao. Mặc dù nằm ngay trong lòng thành phố, nhưng giao thông ở đây đi lại khó khăn, điện lưới cũng rất yếu, mạng điện thoại di động lúc có, lúc không... Nhiều người ngậm ngùi ví nơi này như vùng bị... "bỏ quên"!