Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Phước: Xử lý nghiêm sai phạm trong hỗ trợ người trồng điều

PV - 10:59, 28/08/2018

Ngày 17/8 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm vừa ký công văn yêu cầu Thanh tra tỉnh khẩn trương thanh tra đột xuất việc hỗ trợ người dân trồng điều bị sâu bệnh trên địa bàn huyện Bù Đăng (mùa vụ 2016-2017). Đồng thời, yêu cầu xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân sai phạm trong việc thực hiện hỗ trợ khiến hàng trăm hộ dân rơi vào cảnh trắng tay…

Cán bộ các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước hướng dẫn bà con điều trị bệnh trên cây điều vào đầu tháng 11/2017. Cán bộ các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước hướng dẫn bà con điều trị bệnh trên cây điều vào đầu tháng 11/2017.

“Xúi” dân phun  nhầm thuốc

Mùa vụ vừa qua, hàng trăm hộ trồng điều ở huyện Bù Đăng kêu trời vì trắng tay khi thu hoạch. Điều đáng nói là việc mất mùa lại do hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Ông Hoàng Văn Thanh (thôn 9, xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng) cho biết: cuối tháng 10/2017, vườn điều của nhiều hộ dân bị sâu bệnh hoành hành nên khi hay tin Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho người trồng điều ai cũng mừng. Tuy nhiên, lên xã nhận kinh phí, thì cán bộ lại cấp thuốc trừ sâu. Mỗi hộ được cấp 1 lít thuốc trừ sâu, 1 lít thuốc trị bệnh cho cây và 1 lít thuốc

dưỡng cây.

Nhận thuốc về, nghe theo hướng dẫn từ cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, các hộ dân phun các loại thuốc đã nhận lên vườn điều của từng gia đình. Ai ngờ, chỉ sau 5-7 ngày, bông điều cháy đen rồi rụng đầy vườn, còn hạt điều non “dính” thuốc cũng rụng hàng loạt. Hậu quả của việc phun thuốc trên là các hộ dân gần như mất trắng mùa điều.

“Những hộ khác có điều kiện không nhận hỗ trợ các loại thuốc trên hoặc dùng thuốc khác thì vườn điều không bị ảnh hưởng, trúng mùa, có hộ thu đến 1,5 tấn/ha. Còn hầu hết các hộ nhận thuốc hỗ trợ, nghe cán bộ khuyến nông tư vấn phun thuốc thì lại trắng tay hoặc chỉ đạt khoảng 200kg/ha. Nghiêm trọng hơn, những vườn điều sau khi “dính” thuốc do cán bộ Trạm Khuyến nông sau phun thuốc, cây điều không ra được đọt để đâm chồi mới, cành lá trơ ra, nguy cơ cây bị khô, ảnh hưởng đến cả mùa vụ sau”, ông Bế Văn Tính (thôn 9, xã Thống Nhất) nói.

Ông Huỳnh Giang, Trưởng Trạm Trồng trọt-Bảo vệ thực vật huyện Bù Đăng nói: “Chúng tôi không hề biết vụ việc này. Trạm Khuyến nông tự ý làm, đưa thuốc từ dịch vụ khuyến nông về bán cho các xã mà không phối hợp với Trạm, là cơ quan chuyên ngành quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, cán bộ khuyến nông đã cấp thuốc cho dân, rơi vào thuốc nằm ngoài danh mục cho phép, thuốc không được phun lên cây điều mà vẫn cứ cấp. Đây là thuốc “diệt sạch sâu rầy 130EC, thường chỉ dùng phun trừ sâu cuốn lá lúa, nếu phun lên cây điều thì bông, trái, lá cây điều sẽ chết khô ngay. Mặt khác, thuốc bán với giá quá cao, trong khi dân mua thuốc toàn hộ nghèo, là không phù hợp. Trạm đã kiến nghị HĐND huyện xác minh và làm rõ trách nhiệm những cá nhân, đơn vị liên quan”.

Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sai phạm

Từ khiếu nại của người dân, cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước kiểm tra, xác minh đã phát hiện ra nhiều sai phạm trong hỗ trợ người trồng điều ở huyện Bù Đăng như: hỗ trợ bằng thuốc bảo vệ thực vật thay vì hỗ trợ bằng tiền mặt theo quy định của UBND tỉnh; thuốc bảo vệ thực vật được hỗ trợ không đúng loại cây trồng, cụ thể thuốc thay vì sử dụng cho cây lúa thì lại dùng cho cây điều...

Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng cho biết: Huyện được hỗ trợ tổng cộng 17,7 tỷ đồng (bình quân mỗi xã hơn 1 tỷ đồng). Việc hỗ trợ kinh phí cho người trồng điều được huyện thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, trước phản ánh của người dân, UBND huyện đã quyết định lập đoàn thanh tra toàn diện việc hỗ trợ trên. Bước đầu cho thấy có 13/16 xã của huyện Bù Đăng đã xuất hiện việc hỗ trợ người dân trồng điều gây ra phản ứng trong dân. “Quan điểm của huyện là không bao che cho bất kỳ sai phạm nào. Sau khi thanh tra, kết luận đúng sai tới đâu, cá nhân, tổ chức nào sai sẽ xử lý và công khai trước dân”, ông Bình khẳng định.

Khảo sát ở một số hộ dân cho thấy, tổng số thuốc UBND xã mua để cấp phát cho dân chưa trùng khớp với số lượng thuốc do người dân nhận được. Cửa hàng vật tư nông nghiệp kỹ sư Kiên (xã Bom Bo) và cửa hàng Dịch vụ nông nghiệp khuyến nông, là 2 đơn vị cung ứng thuốc. Việc lựa chọn 2 đơn vị này do chủ tịch UBND các xã quyết định.

Trong khi đó, theo HĐND huyện Bù Đăng, kết quả khảo sát, giám sát việc hỗ trợ kinh phí cho người dân trồng điều của HĐND huyện cho thấy có việc người dân ký nhận tiền khống trên danh sách, nhưng thực tế phải nhận thuốc bảo vệ thực vật. Việc mua thuốc, UBND các xã không chào hàng cạnh tranh hay đấu thầu; tại một số nơi xảy ra tình trạng pha thuốc không đạt nồng độ khuyến cáo, hoặc quá nồng độ khuyến cáo, thuốc hỗ trợ thừa thiếu, không thống nhất…

Vụ điều năm 2016-2017, do thời tiết xấu, sâu bệnh hoành hành, nên hàng ngàn hộ dân trồng điều của tỉnh Bình Phước đã bị mất mùa. Trước tình hình đó, đầu năm 2018, UBND tỉnh Bình Phước quyết định hỗ trợ nông dân trồng điều bị sâu bệnh hại. Tổng kinh phí hỗ trợ cho 10 huyện, thị 44,7 tỷ đồng, cho tổng diện tích vườn điều được hỗ trợ 22.395,2ha. Mức hỗ trợ bình quân là 2 triệu đồng/ha. Quyết định của UBND tỉnh nêu: “Hạng mục hỗ trợ: thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc bảo vệ bông và trái non theo quy trình cho niên vụ 2017-2018”. Thế nhưng, không hiểu tại sao, chuyện xảy ra ở huyện Bù Đăng, có không ít hộ dân trồng điều lại được cán bộ khuyến nông tư vấn phun thuốc huỷ hoại bông điều, trái điều non.

THANH LIÊM

Tin cùng chuyên mục
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 15 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 15 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 15 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 15 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 15 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL về tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Vĩnh Phúc và Trà Vinh.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 15 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 16 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 16 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).