Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các Ban Dân tộc địa phương với công tác tham mưu triển khai thực hiện CSDT, CTDT

Nhóm PV - 00:42, 05/05/2023

Những năm qua, với vai trò là cơ quan tham mưu thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc tại cơ sở, Ban Dân tộc các địa phương đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc thực hiện hiệu quả các chính sách liên quan đến vùng DTTS và miền núi. Nhân dịp Kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống của Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu tới bạn đọc ý kiến đại diện lãnh đạo một số Ban Dân tộc địa phương.

Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta.
Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta

Bà Ân Thị Thìn - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh:

Trong những năm gần đây, Ban Dân tộc đã tích cực, chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Quảng Ninh ban hành chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi phù hợp yêu cầu thực tiễn của tỉnh. Trong đó phải kể đến Đề án 196 (triển khai Chương trình 135 ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2020 với cơ chế định mức hỗ trợ tăng gấp 7 lần so với định mức Trung ương).

Bà Ân Thị Thìn, Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh.
Bà Ân Thị Thìn - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh

Đề án đã nhanh chóng đưa các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2020 ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135, về đích trước 1 năm so với mục tiêu đề ra; góp phần đưa vùng đồng bào DTTS của tỉnh có bước đi vững chắc trên con đường phát triển.

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc còn tham mưu cho Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 về Phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh. Theo đó, tỉnh đã dành 4.000 tỷ đồng để hỗ trợ, đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh (giai đoạn 2021 - 2025); tham mưu việc triển khai lồng ghép 3 Chương trình MTQG để tập trung nguồn lực, tạo sức mạnh tổng hợp cho phát triển nông thôn, vùng đồng bào DTTS và miền núi, bảo đảm sự phát triển bền vững…

Với những nỗ lực đó, Ban Dân tộc đã đảm đương tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý công tác dân tộc đạt hiệu quả cao, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, nhất là Nhân dân các DTTS vùng cao, biên giới, hải đảo của tỉnh.

Ông Võ Nam Thắng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa:

Trong năm 2022 và quý I/2023, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ngành và các địa phương liên quan nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, đời sống, tâm tư nguyện vọng người dân trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ đó chủ động tham mưu cho tỉnh Khánh Hòa triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn.

Ông Võ Nam Thắng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa.
Ông Võ Nam Thắng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa

Cụ thể: Ban đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh sách 88 Người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2025; tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hơn 1.000 lượt người là đội ngũ cán bộ, công chức các phòng ban, đoàn thể cấp huyện, lãnh đạo cấp ủy, công chức cấp xã, cán bộ chủ chốt ở thôn, tổ dân phố và Người có uy tín tại các địa phương.

Đặc biệt, một trong những kết quả nổi bật, minh chứng rõ nét về vai trò của Ban Dân tộc trong công tác tham mưu cho tỉnh đó là Tỉnh ủy Khánh Hòa đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11/01/2021 về Chương trình phát triển kinh tế kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, để cụ thể hóa Nghị quyết, Ban Dân tộc đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu UBND và trình HĐND tỉnh ban hành kịp thời 6 nghị quyết (trong đó có 3 nghị quyết dạng văn bản quy phạm pháp luật), 9 kế hoạch, 10 quyết định và nhiều văn bản chỉ đạo để triển khai thực hiện Chương trình.

Hiện tại, Ban Dân tộc đang phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Xây dựng, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh rà soát các chính sách và đối tượng được hỗ trợ xây dựng nhà ở thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Trên cơ sở đó báo cáo và tham mưu UBND tỉnh tăng mức ngân sách địa phương hỗ trợ xây mới nhà ở cho hộ DTTS nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi và hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn từ mức hỗ trợ tối thiểu 4 triệu đồng/hộ lên mức 40 triệu đồng/hộ…

Ông Danh Phúc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang.
Ông Danh Phúc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang.

Ông Danh Phúc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang:

Những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đã chủ động làm tốt công tác tham mưu tạo nguồn nhân lực là người DTTS. Theo đó, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ là người dân tộc Khmer luôn được các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo, nhất là về công tác phát triển đảng viên.

Đến nay đã có 3.895 đảng viên là người Khmer. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Khmer không ngừng được tăng lên với tổng số là 2.912 người, có 1 đại biểu Quốc hội, 372 đại biểu HĐND các cấp; 277 đảng viên người dân tộc Khmer tham gia các cấp ủy, trong đó 1 đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.

Ngoài các chính sách chung của Trung ương, Ban Dân tộc cũng tham mưu cho tỉnh Kiên Giang ban hành nhiều chính sách đặc thù. Cụ thể, như: Thực hiện một số chính sách hỗ trợ về phát triển văn hóa cho đồng bào; có chế độ thăm hỏi chúc mừng các vị chức sắc tôn giáo, Người có uy tín nhân các ngày lễ Tết; tạo điều kiện để tổ chức các lễ hội truyền thống…

Mới đây, nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ cận nghèo đón Tết với kinh phí trên 4,177 tỷ đồng (500.000 đồng/hộ); Ban Dân tộc cũng hỗ trợ đồng bào với tổng số tiền 994 triệu đồng (400.000 đồng/hộ)…

Ông Đinh Văn Lung - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định:

Những năm qua, tỉnh Bình Định được đánh giá là một trong những địa phương triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách dân tộc. Việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc đã góp phần rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng cao từng bước hoàn chỉnh, nhất là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở văn hóa, trạm y tế...

Ông Đinh Văn Lung - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định
Ông Đinh Văn Lung - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định

Đến nay, Ban Dân tộc đã thực hiện và giải ngân gần 2,75 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch giao từ các đề án, chương trình, chính sách dân tộc như: chính sách cấp muối iốt cho hộ đồng bào DTTS năm 2022; “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018 - 2025” tỉnh Bình Định năm 2022; “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào các DTTS giai đoạn 2015 - 2025”; bồi dưỡng kiến thức dân tộc; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS.

Năm 2023, Ban Dân tộc sẽ tập trung tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, địa phương có liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025. Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành lồng ghép các Chương trình MTQG, các dự án khác trên địa bàn tỉnh…

Có thể nói, sự phát triển của vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Định hôm nay là sự chung tay của nhiều cấp ngành. Trong đó, Ban Dân tộc tỉnh đã thể hiện vai trò của mình trong việc tham mưu cho lãnh đạo tỉnh Bình Định ban hành những chính sách phù hợp, tạo sức bật cho miền núi. Tuy nhiên, do đặc thù địa hình, tập quán sản xuất nên quá trình phát triển bền vững của vùng dân tộc, miền núi của tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Thời gian tới, Ban Dân tộc sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai các chính sách hỗ trợ đồng bào; huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS theo hướng bền vững.

Ông Hà Hồng Duy - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum:

Trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Kon Tum việc triển khai thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Tham mưu công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến của Mặt trận, các đoàn thể; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố trong quá trình triển khai thực hiện. Kịp thời chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, và Nhà nước về công tác dân tộc.

Ông Hà Hồng Duy - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum
Ông Hà Hồng Duy - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum

Vì vậy, tình hình ở vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; chương trình xây dựng nông thôn mới thiết thực, hiệu quả. Kết cấu hạ tầng nông thôn được tập trung đầu tư, công tác giảm nghèo tiếp tục được quan tâm. Đời sống của người dân vùng DTTS và miền núi từng bước được cải thiện, chính sách an sinh xã hội được quan tâm kịp thời; thực hiện tốt việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào DTTS; thu nhập bình quân đầu người gần 50 triệu đồng/người/năm. Chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào DTTS được nâng lên; an sinh xã hội được đảm bảo; đời sống của đồng bào ngày càng được cải thiện; các giá trị văn hóa truyền thống thống tốt đẹp trong đồng bào dân tộc được bảo tồn và phát huy.

Năm 2023, UBND tỉnh Kon Tum tiếp tục tập trung tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Với vai trò là cơ quan tham mưa, Ban Dân tộc tỉnh đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương, tập trung rà soát các nhiệm vụ, nội dung công việc bảo đảm chất lượng, kịp tiến độ và đúng quy định của Nhà nước trong việc triển khai Chương trình MTQG.

Theo đó, Kon Tum có 92 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS (xã khu vực I, II, III), trong đó có 52 xã đặc biệt khó khăn và có 371 thôn đặc biệt khó khăn thuộc phạm vi thực hiện Chương trình. Tỉnh Kon Tum đã phân bổ, 1.292.507 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 753.521 triệu đồng, vốn sự nghiệp 538.986 triệu đồng). Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương hoàn thành các thủ tục giao vốn, phê duyệt dự án, dự toán chi tiết và xây dựng lộ trình triển khai kế hoạch vốn ngân sách Trung ương, phấn đấu thực hiện giải ngân kế hoạch vốn với tỷ lệ cao nhất.

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 4 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 4 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 4 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 4 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.