Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cách làm du lịch rất riêng của Sùng Mí Phìn

Duy Ly - 14:31, 10/11/2021

Đã 1 năm trôi qua, kể từ khi dự án “Phát triển du lịch bền vững” mà anh tâm huyết mang đến với cộng đồng, ngành du lịch gặp khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh, nhưng Sùng Mí Phìn vẫn giữ trong mình ngọn lửa đam mê, bởi Phìn bảo, làm du lịch là sự lựa chọn đến từ “con tim và lý trí” của Phìn .

Sùng Mí Phìn (phải) tham gia Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo dành cho thanh niên nông thôn”
Sùng Mí Phìn (phải) tham gia Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo dành cho thanh niên nông thôn”

Mạnh dạn thay đổi 

Sùng Mí Phìn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa đầu của Tổ quốc tại thôn Lũng Hòa B, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn (Hà Giang). Chàng trai sinh năm 1994, có vóc dáng nhỏ bé này, đang nổi lên với dự án “Phát triển du lịch bền vững” giành giải Nhì cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn toàn quốc”; đồng thời được lựa chọn là gương điển hình tiến tiến dự và tham luận tại Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng năm 2020 của tỉnh Hà Giang.

Là người con vùng Cao nguyên đá Đồng Văn, Phìn hiểu về cuộc sống nơi đây, khi xung quanh, nhìn đâu cũng chỉ có đá và đá. Như bao người khác, nếu không bỏ quê lên phố làm ăn, thì cũng ở nhà hằng ngày công việc nương rẫy. Còn với Phìn, dù đã từng học Sư phạm theo mong muốn của gia đình, nhưng chỉ sau một thời gian đi làm, cảm thấy cuộc sống có phần gò bó, bởi Phìn vốn là người ưa dịch chuyển, yêu khám phá, nên Phìn đã chuyển hướng.

Sùng Mí Phìn bên ngôi nhà của mình ở xã Sà Phìn, Đồng Văn
Hiện tại anh ở nhà phụ giúp gia đình chăn nuôi, lên rẫy và làm Youtube giới thiệu về cảnh sắc, văn hóa và đời sống đồng bào dân tộc

Sau một thời gian quan sát, Sùng Mí Phìn nhận thấy vùng đất quê hương còn rất nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch, nếu không tận dụng cơ hội thì sẽ lãng phí. "Thay vì chọn cuộc sống hàng ngày đi làm nương rẫy, rất khó để làm giàu, thì mình muốn tìm một hướng đi mới mẻ hơn, giúp thay đổi bản thân và thay đổi tư duy của bà con trên này”, Phìn chia sẻ.

Động lực bắt nguồn từ một câu hỏi

Sùng Mí Phìn và Tẩn Thị Su, người sáng lập Dự án SaPa O'Châu. Tẩn Thị Su cũng là người giúp Phìn học tiếng Anh miễn phí
Sùng Mí Phìn và Tẩn Thị Su, người sáng lập Dự án SaPa O'Châu, cũng là người giúp Phìn học tiếng Anh miễn phí

Đam mê du lịch là một phần, nhưng động lực thúc đẩy Sùng Mí Phìn quyết tâm theo đuổi làm du lịch, cũng như việc học tiếng Anh, lại là câu chuyện bắt đầu từ “Bãi đá mặt trăng”.

Phìn chia sẻ: Khi cùng mẹ bán hàng tại khu Bãi đá mặt trăng thì có khách nước ngoài đến hỏi hai mẹ con anh về tên gọi của khu vực này, cũng như ý nghĩa của nó. Cả hai mẹ con anh khi đó đều rất lúng túng, không thể giải thích được cho khách. Bản thân Phìn lại càng tiếc nuối hơn, vì không thể giới thiệu được về vẻ đẹp của nơi đây - điều mà anh luôn tự hào mỗi khi được hỏi đến. Suốt những ngày sau, anh luôn đau đáu suy nghĩ về nó. Và rồi Phìn đã quyết tâm đi học tiếng Anh để thay đổi điều này.

Cuối 2018, Sùng Mí Phìn quyết định đến Sa pa - nơi rất nhiều người Mông thành thạo tiếng Anh, để học ngoại ngữ. Người quản lý lớp học đó chính là chị Tẩn Thị Su - Người sáng lập dự án Sapa O’Châu, đồng thời được tạp chí uy tín Forbes xướng tên trong danh sách 30 Under 30 (30 gương mặt xuất sắc dưới 30 tuổi). Chị Su đã nhận dạy Phìn miễn phí và định hướng cho anh cách làm du lịch đúng nghĩa.

Năm 2019, Sùng Mí Phìn tạm biệt Sa pa về với cao nguyên đá Đồng Văn, bắt tay làm du lịch theo cách Phìn cảm nhận và học được. Phìn bắt đầu đón tiếp những vị khách du lịch đầu tiên tại “White Hmong Homestay” của mình (có nghĩa là Homestay của người Mông trắng - một nhóm của dân tộc Mông trên Cao nguyên đá), để giới thiệu được văn hóa địa phương, nét riêng, độc đáo của Hà Giang cho du khách trong và ngoài nước.

Những vị khách du lịch được trải nghiệm các hoạt động thường ngày của đồng bào vùng cao
Những vị khách nước ngoài rất thích thú với các hoạt động du lịch trải nghiệm của đồng bào

Với định hướng biến Homestay thành “nhà ở thật sự”, hạn chế tối đa dịch vụ hóa du lịch - (điều mà Phìn lo lắng là sẽ dễ làm mất đi bản sắc truyển thống), hướng tới tạo ra trải nghiệm chân thật nhất, gần gũi nhất với cuộc sống của người Mông cho du khách.

Do vậy, Sùng Mí Phìn không thay đổi quá nhiều ngôi nhà của mình, mọi hoạt động của du khách sẽ giống như chính những người địa phương nơi đây. Họ sẽ bắt đầu ngày mới và kết thúc một ngày như những người dân địa phương thực sự. Sáng sớm, gùi quẩy tấu lên nương cắt cỏ, hái rau, trồng ngô… mùa nào việc nấy; chiều đến se lanh, dệt vải; tối cùng nấu nướng và ăn các món ăn truyền thống, ní chuyện với nhau về những câu chuyện đời sống thường ngày…

Những vị khách du lịch được trải nghiệm các hoạt động thường ngày của đồng bào vùng cao
Những vị khách du lịch sẽ bắt đầu ngày mới và kết thúc một ngày như người dân địa phương thực thụ

Vững tâm trước đại dịch

Ngày chưa có Covid-19, trung bình Homestay của Sùng Mí Phìn đón khoảng 100 khách/tháng. Du khách đến với Phìn chủ yếu từ sự “mới lạ và uy tín” mà Homestay của anh mang lại.

Phìn cũng tạo điểm đến trên Google Map (bản đồ Google) để định vị cho mọi người biết rằng, tại đây có một Homestay, còn việc du khách nước ngoài tìm đến và quay lại với anh, giới thiệu Homestay của anh với nhiều người khác đều do trải nghiệm của chính họ mang lại.

Phìn chia sẻ, Phìn có lợi thế là am hiểu về đời sống và văn hóa truyền thống, do vậy Phìn chỉ cần nắm bắt đúng cơ hội và được gia đình, địa phương quan tâm ủng hộ, đã  giúp anh rất nhiều trên con đường lập nghiệp.

Sùng Mí Phìn giới thiệu về Homestay của mình trên kênh Youtube cá nhân
Sùng Mí Phìn giới thiệu về Homestay của mình trên kênh Youtube cá nhân

Còn khó khăn hạn chế, đó là kinh nghiệm và trải nghiệm làm du lịch chưa được nhiều, vốn ít, chủ yếu tự thân. Không những vậy, vừa triển khai dự án được hơn 1 năm, thì dịch bệnh Covid-19 bùng phát và kéo dài đến tận bây giờ, khiến dự án gần như giậm chân tại chỗ”.

Mặc dù vậy, Sùng Mí Phìn vẫn luôn giữ niềm tin vào công việc này. Hiện tại anh ở nhà phụ giúp gia đình việc nương rẫy, song song là làm Youtube giới thiệu về cảnh sắc, văn hóa và đời sống đồng bào dân tộc nơi đây, vừa để thỏa mãn đam mê vừa giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cho nhiều bạn trẻ khác trong thời gian chờ du lịch mở cửa trở lại...

Phìn bảo, không chỉ riêng anh, mà rất nhiều những người làm du lịch khác cũng đang rất mong đến ngày du lịch nhộn nhịp trở lại, để anh lại được tiếp tục công việc mà mình yêu thích.

Tin cùng chuyên mục
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Tin nổi bật trang chủ
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Khám phá Tour du lịch đêm mới lạ tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Du lịch - Minh Nhật - 19:38, 09/05/2024
Tin vui cho những ai yêu thích thiên nhiên và khám phá, Vườn Quốc Gia Cúc Phương chính thức mở "Tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm". Đây là cơ hội để du khách hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, tận hưởng bầu không khí trong lành và trải nghiệm những điều kỳ thú mà màn đêm Cúc Phương mang lại.
Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Hà Tĩnh: Giải cứu thành công 2 nạn nhân bị dụ dỗ ra nước ngoài với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao”

Xã hội - Thế Mạnh - Thanh Nguyên - 19:35, 09/05/2024
Ngày 9/5, tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), BĐBP Hà Tĩnh phối hợp với Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh tại Hà Nội giải cứu thành công 2 nạn nhân là công dân Việt Nam bị lừa bán ra nước ngoài, với chiêu bài “việc nhẹ, lương cao” và đưa các nạn nhân về đến Việt Nam an toàn.
Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Lào Cai: Siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 19:32, 09/05/2024
Hình ảnh những du khách nước ngoài thuê xe máy trải nghiệm du lịch Sa Pa không còn xa lạ, nhưng vẫn còn những người đi xe không đúng quy định Việt Nam, dẫn tới nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Nhiều ảnh đẹp Việt Nam chụp từ trên cao lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards

Sắc màu 54 - Thanh Thuận - 19:28, 09/05/2024
Vượt qua hơn 124.000 người tham gia từ 174 quốc gia, với hơn 470.000 bức ảnh được gửi dự thi, một số tác giả Việt Nam đã xuất sắc lọt Top 100 giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 35Awards hạng mục Aerial Photography (ảnh chụp từ trên cao).
Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Lộc Ninh (Bình Phước): Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 19:21, 09/05/2024
Sáng 9/5, huyện Lộc Ninh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Đây là huyện được chọn tổ chức đại hội điểm của tỉnh Bình Phước.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chư Pưh (Gia Lai): Bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 19:16, 09/05/2024
Trong 2 ngày (9 - 10/5), UBND huyện Chư Pưh, Phòng Dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho lực lượng cốt cán. Tham gia lớp tập huấn, có 150 học viên là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.
Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Bình Định: Phấn đấu mỗi năm giảm 2% - 3% số cặp tảo hôn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 19:13, 09/05/2024
Nhằm chuyển đổi nhận thức, hành vi trong hôn nhân của người dân, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

HLV Mai Đức Chung trở lại dẫn dắt Đội tuyển nữ Việt Nam

Thể thao - Hoàng Minh - 19:10, 09/05/2024
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) vừa công bố bản hợp đồng dẫn dắt Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam kéo dài 2 năm với Huấn luyện viên (HLV) Mai Đức Chung.
Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Gia Lai: Ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”

Tin tức - Ngọc Thu - 19:05, 09/05/2024
Ngày 9/5, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai đã tổ chức truyền thông tín dụng an toàn góp phần hạn chế “tín dụng đen” cho 100 cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Phú Thiện và ra mắt Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”.
Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Ở nơi “bới cát lấy tiền”

Kinh tế - Thảo Linh - 18:03, 09/05/2024
Ở vùng đất pha cát - xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng có đủ các loại rau thương phẩm được trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sinh trưởng và phát triển tốt. Vụ này nối tiếp vụ kia đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào DTTS.