Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cảm nhận về những cái tết của người Khơ Mú ở Nghệ An

Hồ Phương - Thanh Nguyễn - 15:42, 02/02/2023

Người Khơ Mú quan niệm, mỗi năm có nhiều cái tết thì càng làm ăn phát đạt, khấm khá. Họ có thể tổ chức tết trong 1 hoặc vài ngày tùy theo điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, để nói về tết chính của người Khơ Mú thì có 2 cái tết, đó là Tết Grơ và Tết Nguyên đán.

Bản làng người Khơ Mú huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
Bản làng người Khơ Mú huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Tết Grơ - Tết phong tục

Hằng năm, thường vào trước Tết Nguyên đán, người Khơ Mú ở xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) tổ chức tết cổ truyền riêng của cộng đồng mình. Đối với họ, qua cái tết này là gia đình đã bước sang một năm mới. Người Khơ Mú gọi là “Grơ” thường diễn ra trước Tết Nguyên đán.

Ngoài các lễ hội phổ biến như Tết Nguyên đán, Tết độc lập, thì cộng đồng người Khơ Mú  còn có những ngày lễ riêng của họ, trong đó phải nói đến tết Grơ. Lễ tết này được tổ chức theo từng gia đình, dòng họ từ tháng cuối năm âm lịch. Cho đến trước Tết Nguyên đán ít ngày, thì tất cả các gia đình đều đã xong Tết Grơ.

Khi giải thích với chúng tôi về lễ tết này, ông Lương Phò Bi bản Huồi Phuôn 1 gọi là “tết phong tục”. Cái tết này chỉ diễn ra trong 1 buổi chiều và 1 đêm với nhiều nghi lễ khá lạ và độc đáo.

Trong căn bếp của người Khơ Mú có một chiếc bếp chỉ dùng đến khi tổ chức các nghi lễ tín ngưỡng, một vò rượu cần mới đã được bày ra. Vò rượu cần được đặt dựa vào một chiếc cột, dựng lên cạnh cái bếp. Người Khơ Mú quan niệm chiếc cột này tượng trưng cho chủ nhà. Chỉ khi “vắng chủ nhà” chiếc cột này mới bị bỏ ra. Trong gian thờ tổ tiên luôn đặt một chiếc mâm để mời tổ tiên ăn cơm hàng ngày, chiếc mâm cũ cũng được thay bằng cái mới.

Lễ vật của người Khơ Mú trong ngày Tết Grơ nhất định phải có đủ một cặp gà gồm cả con trống và mái, một vò rượu cúng thần, một đĩa trầu cau. Nếu thiếu đi những một trong 3 thứ trên, thì không thể thực hiện được nghi lễ của ngày Tết Grơ.

Mâm cơm cúng tổ tiên tưởng như có phần đơn giản, nhưng lại cực kỳ chu đáo. Ngoài moọc là món ăn truyền thống không thể thiếu, thì nhất định phải có thêm bí đỏ và sắn đã được đồ lên. Người Khơ Mú kể rằng, đây chính là món ăn tượng trưng cho sự no đủ và may mắn trong cả một năm mới. Nhiều năm gần đây, mâm cơm cúng ngày Tết còn có thêm cả cá nướng, thịt lợn và nhiều thực phẩm khác, tùy theo nhu cầu của gia đình. Điều kỳ lạ, mỗi nhà đều có thể tự chọn một ngày làm lễ cúng mừng năm mới, nhưng nhất nhất phải là những ngày cuối tháng 11 Âm lịch hằng năm.

Thầy cúng chấm xôi, thịt lên trán trong ngày cúng vía đầu năm
Thầy cúng chấm xôi, thịt lên trán trong ngày cúng vía đầu năm

Sau lần uống rượu cần đầu tiên của những người trong dòng họ cạnh cái bếp dùng làm nghi lễ tín ngưỡng, 2 con gà được bắt về làm lễ cầu may cho năm mới. Sau bài cúng, con gà đầu tiên được cắt mỏ lấy tiết. Người chủ lễ cầm cả con gà bôi tiết lên đầu gối cho từng người. Chủ lễ lấy tiết gà quệt theo chiều từ trên xuống dưới và khẩn cầu cho những điều không tốt đẹp của năm cũ hãy đi ra. Khi tất cả mọi người trong gia đình đã được làm nghi lễ này, một con gà khác được cắt mỏ lấy tiết. Lần lượt từng người lại được chủ lễ bôi tiết gà lên đầu gối. Lần này là chiều từ dưới chân lên đầu gối, kèm với câu khấn cho mọi điều tốt đẹp sẽ đến vào năm mới.

Xong nghi lễ này người ta mổ cả 2 con gà làm mâm cúng mời tổ tiên về ăn tết. Những người có kinh nghiệm trong bản còn nhìn chân gà để đoán biết sự tốt xấu, dở hay trong năm mới.

Khi màn đêm đã bao trùm không gian làng bản, một lễ uống rượu cần và cúng tế nữa lại diễn ra. Trong mâm cúng, ngoài gà luộc còn có những thứ nông sản của người Khơ Mú như bí đỏ, bí xanh, đỗ rẫy… Lễ cúng kết thúc, những thành viên trong gia đình được chủ lễ chia cho mỗi người một ít thịt, ít xôi. Người được chia thường có động tác cúi đầu nhận sau đó chấm lên trán rồi mới bắt đầu đưa vào miệng để ăn.

Sau lễ cúng này có nghĩa là gia đình đã sang một năm mới. Từ sáng sớm hôm sau cho đến hết ngày người ta không cho con gái lên nhà. Một người được gia chủ quý mến sẽ được mời xông đất vào sáng sớm hôm sau.

Cúng vía trong ngày đầu năm của người Khơ Mú ở xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
Cúng vía trong ngày đầu năm của người Khơ Mú ở xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Tết Nguyên Đán ở bản làng người Khơ Mú

Hòa trong tiếng pí, tiếng chiêng, tiếng khèn ở bên chân núi, nơi đồng bào Thái, đồng bào Mông đang nhảy múa, ném pao hát lăm hát tơi là tiếng khèn Tu Ba của người Khơ Mú vui chơi ngày Tết Nguyên đán.

Với người Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An, họ ăn tết cũng có nhiều khác biệt so với các đồng bào dân tộc khác. Trong quan niệm, của người Khơ Mú, Tết Grơ là tết quan trọng nhất, nhưng Tết Nguyên đán cũng được xem là một trong những cái tết quan trọng, không thể thiếu.

Nhìn tổng thể, cách ăn Tết Nguyên đán của người Khơ Mú không khác nhiều so với các đồng bào dân tộc khác, họ đều có các nghi lễ như: Làm vía, tổ chức mâm cúng tổ tiên, thần linh, cúng ma, các hoạt động vui chơi văn hóa, văn nghệ bằng các nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc mình.

Người Khơ Mú chung vui rượu cần trong ngày tết
Người Khơ Mú uống rượu cần chung vui trong ngày tết

Bản Na Nhắng, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An) có gần 200 nóc nhà người Khơ Mú sinh sống. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của bản đã giảm xuống đáng kể, đời sống người dân đang ngày một đi lên.

Ngồi trong ngôi nhà sàn truyền thống của người Khơ Mú, ông Moong Văn Chái (SN 1944), trú tại bản Na Nhắng, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong, là cựu chiến binh, người có công với cách mạng, 55 năm tuổi Đảng, đang lật từng trang sách đã nhàu và chậm rãi kể về cách ăn Tết Nguyên đán của người Khơ Mú.

Trong hoạt động đón Tết của người Khơ Mú nổi bật lên 2 yếu tố, đó là hoạt động cúng tế và vui chơi, ăn uống. Trong đó, hoạt động về phần cúng tế được xem là hoạt động quan trọng và mang nhiều nét riêng so với các đồng bào dân tộc khác.

Vào ngày Tết Nguyên đán, tùy theo điều kiện kinh tế, mỗi gia đình sẽ ăn tết với quy mô và thời gian khác nhau, gia đình nào có nhiều của cải sẽ ăn tết sung túc và dài ngày, còn những gia đình khó khăn sẽ chỉ ăn tết trong vài ngày. Theo ông Chái, ngày xưa, khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, người Khơ Mú ở vùng ông sinh sống còn dùng sắn, khoai để cúng.

Trong phong tục cúng ngày tết của người Khơ Mú cũng như những đồng bào dân tộc khác, đó là cúng tổ tiên, thần linh… Ngoài ra, người Khơ Mú còn có lễ cúng vía cho con trâu, con bò với mong muốn đàn vật nuôi của gia đình mình luôn khỏe mạnh, phát triển tốt trong một năm mới. Mâm cúng vía cho con trâu con bò của người Khơ Mú được chuẩn bị khá chu đáo, trong đó có rượu, có hương, có xôi… Lễ vía cho trâu bò thường được tổ chức sau ngày cúng thần linh, tổ tiên.

Tục coi chân gà trong ngày tết của người Khơ Mú
Tục coi chân gà trong ngày tết của người Khơ Mú

Người Khơ Mú cúng tổ tiên ngày tết vào ngày 1 tháng Giêng. Vào ngày 1, tất cả mọi người trong gia đình tập trung bên mâm cúng để tổ chức cúng vía.

Theo tập quán truyền thống, vào mùng 1 Tết, sau khi chuẩn bị đầy đủ mâm lễ, người lớn tuổi nhất trong gia đình bắt đầu làm lễ. Nghi lễ được xướng bằng tiếng dân tộc Khơ Mú. 

Lễ vật để chuẩn bị cho mâm cúng của người Khơ Mú cũng khác so với mâm cúng của người Mông, người Thái. Đối với người Thái, món ăn không thể thiếu được trong mâm cúng ngày tết chính là món cá, thì người Khơ Mú đòi hỏi phải có con gà. Nếu thiếu con gà, mâm cúng sẽ không còn ý nghĩa. Trong mâm cúng ngày đầu năm mới của người Khơ Mú phải có 3 con gà, trong đó 1 con gà luộc, 2 con gà còn sống.

Sau khi các nghi thức về cúng vía, cúng ma, cúng trâu bò… đã xong xuôi, mọi người trong các gia đình đồng bào Khơ Mú bắt đầu đi du Xuân, vui chơi hàng xóm và giao lưu các bản, các làng với nhau. Dịp đầu năm mới cũng là dịp để các đôi trai gái tìm hiểu nhau. Các tết của người Khơ Mú sẽ được kéo dài đến 10 ngày. Khi tiếng sấm bắt đầu xuất hiện, cũng là lúc người Khơ Mú bắt đầu làm lễ cầu mùa, cầu cho một năm mới sản xuất bội thu./.

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 15 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 15 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Kon Tum: Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Sa Thầy lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 23:37, 16/05/2024
Chiều 16/5, huyện Sa Thầy (Kon Tum) tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV năm 2024. Đây là huyện được Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh chọn là Đại hội điểm.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 23:22, 16/05/2024
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 23:20, 16/05/2024
Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 19:08, 16/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.