Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cần khai thông dòng chảy tín dụng chính sách

PV - 12:52, 28/06/2018

Năm 2020 là thời điểm nhiều chương trình tín dụng chính sách hết hiệu lực thi hành. nhưng đến thời điểm này, một số chương trình cho vay ưu đãi vẫn chưa thể giải ngân hoặc giải ngân nhỏ giọt do nhiều bất cập, vướng mắc.

Làm thế nào để chính sách phát huy hiệu quả, đồng thời để làm cơ sở đúc kết (cả về lý luận lẫn thực tiễn) trong xây dựng chính sách cho giai đoạn sau năm 2020 là việc cần làm ngay từ lúc này.

người dân miền núi rất cần vốn vay trồng rừng ưu đãi lãi suất thấp để thoát nghèo. (Ảnh minh họa) Người dân miền núi rất cần vốn vay trồng rừng ưu đãi lãi suất thấp để thoát nghèo. (Ảnh minh họa)
Bài 1 Vốn cho nhiều chương trình bị tắcThời gian qua, Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi dành cho hộ nghèo và đồng bào DTTS. Tuy nhiên, việc đưa các chính sách này đi vào thực tiễn vẫn còn nhiều vướng mắc, khiến nguồn vốn khó giải ngân theo đúng tiến độ.Người dân “khát” vốn…

Trà Hiệp là xã vùng cao ĐBKK của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Toàn xã có 455 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Cor. Đời sống của người dân nơi đây hoàn toàn dựa vào sản xuất lâm nghiệp, với 95% hộ trồng rừng trên tổng diện tích rừng sản xuất khoảng 3.000ha. Nhờ rừng mà không ít gia đình ở Trà Hiệp đã

thoát nghèo.

Gia đình ông Hồ Văn Luận, ở thôn Cả, xã Trà Hiệp trồng 2ha quế và 10ha keo. Để có tiền trồng rừng, “điểm tựa” nhiều năm nay của gia đình ông là nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH). Nhưng điều ông trăn trở là, dù lãi suất vay tín dụng chính sách (6,5%/năm) thấp hơn so với vay ở Ngân hàng Thương mại, nhưng đối với người dân miền núi thì đó cũng là một khoản lãi không hề nhỏ.

Vì vậy, khi biết có chương trình tín dụng cho vay trồng rừng theo Nghị định số 75/2015/NĐCP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2020 (NĐ 75), với lãi suất chỉ 1,2%/năm, thời hạn vay 10 năm, ông Luận và nhiều hộ dân ở Trà Hiệp rất háo hức.

Đầu năm 2017, ông và nhiều người khác đã đăng ký với xã để được tiếp cận nguồn vốn. Nhưng từ đó đến nay, các hộ đăng ký vay vốn trồng rừng ở Trà Hiệp vẫn ngày ngày chờ đợi vốn.

Thực tế, vốn tín dụng cho vay trồng rừng theo NĐ 75 có hiệu lực từ tháng 11/2015, nhưng đến năm 2017, tỉnh Quảng Ngãi mới triển khai. Theo đó, ngân sách Trung ương đã phân bổ cho Ngân hàng CSXH-Chi nhánh Quảng Ngãi 7 tỷ đồng. Nhưng đến cuối năm 2017, nguồn vốn này vẫn không thể giải ngân được, nên phải trả vốn về Trung ương. Nguyên nhân là do chưa có hướng dẫn của UBND tỉnh về từng loại cây, con giống, vốn đối ứng, thiết kế rừng...

Năm 2018, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành hướng dẫn cụ thể để triển khai cho vay trồng rừng theo NĐ 75. Chính sách có, cơ chế thực hiện đã “thông” nhưng lại xuất hiện vướng mắc khác. Do ngân sách địa phương đối ứng để hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ trồng rừng vẫn chưa có nguồn nên Quảng Ngãi vẫn chưa thể triển khai giải ngân gói tín dụng cho vay trồng rừng.

“Đến hẹn” lại phải “đáo hạn”?

Cùng với Quảng Ngãi, nhiều địa phương khác trên cả nước chưa thể giải ngân vốn cho vay tín dụng trồng rừng theo NĐ 75. Như tỉnh Gia Lai, năm 2017, Ngân hàng CSXH tỉnh này được Trung ương phân bổ 10 tỷ đồng dành cho Chương trình này nhưng không thể giải ngân được, buộc phải trả lại vốn.

Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng CSXH Việt Nam, việc giải ngân vốn tín dụng trồng rừng theo NĐ 75 tính đến tháng 5/2018 chỉ mới được 165 tỷ đồng. Đây là con số quá nhỏ so với nhu cầu của người dân.

Đáng bàn là, thời gian qua, không chỉ riêng vốn tín dụng theo NĐ 75 bị “tắc nghẽn” mà một số chương trình cho vay ưu đãi hộ nghèo khác cũng lâm vào tình trạng tương tự. Trong đó đáng chú ý là chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS nghèo ở các thôn, bản thuộc vùng DTTS và miền núi; hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn ĐBKK được vay vốn ưu đãi để tạo đất sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề theo Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 30/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định 2085/QĐ-TTg được ban hành cách đây gần 2 năm nhưng đến thời điểm này, các địa phương vẫn rất lúng túng trong triển khai. Dù vốn sự nghiệp thực hiện Quyết định 2085/QĐTTg đã được bố trí giao cho Ngân hàng CSXH Việt Nam (riêng vốn đầu tư chưa được bố trí trong kế hoạch trung hạn-Pv) nhưng vẫn rất khó giải ngân.

Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH Việt Nam, tính đến tháng 5/2018, chương trình cho vay tạo đất sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề theo Quyết định 2085/QĐ-TTg mới dư nợ được 16 tỷ đồng. Nguyên nhân là do phần lớn các địa phương chưa tiến hành rà soát đối tượng để Ngân hàng CSXH Việt Nam tổng hợp, bố trí kinh phí.

Việc các dòng vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở các xã ĐBKK bị “tắc nghẽn” đã tác động đến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương; thêm gánh nặng cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Đặc biệt, tình trạng “tắc nghẽn” này đang đặt ra nguy cơ phải “đáo hạn” dòng vốn này khi mà thời điểm kết thúc các chính sách đã gần kề.

Chính sách cho vay theo NĐ 75 và Quyết định 2085/QĐ-TTg đều có thời hạn đến năm 2020. Vậy sau năm 2020, đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở các xã ĐBKK sẽ được thụ hưởng Chương trình cho vay ưu đãi nào để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo?

Nếu tiếp tục thực hiện cơ chế cho vay như NĐ 75, Quyết định 2085/QĐ-TTg thì nhất thiết phải tháo gỡ những vướng mắc hiện nay. Nhưng để chính sách phát huy hiệu quả, đồng thời để làm cơ sở đúc kết (cả về lý luận lẫn thực tiễn) trong xây dựng chính sách cho giai đoạn sau năm 2020 thì sẽ phải “gỡ” như thế nào? Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh vấn đề này trong số báo tiếp theo.

SỸ HÀO

 

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Thí điểm phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG - Ưu tiên địa bàn nhiều vướng mắc

Nghệ An: Thí điểm phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG - Ưu tiên địa bàn nhiều vướng mắc

Nguồn vốn lớn, nhiều nội dung không sử dụng hết nguồn vốn, thậm chí khó giải ngân do không đủ điều kiện… là những khó khăn đang hiện hữu trong thực hiện các Chương trình MTQG tại một số huyện biên giới ở Nghệ An. Đó cũng là lí do mà UBND tỉnh này đang trình HĐND tỉnh thông qua nội dung thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG, nhằm giải quyết các vướng mắc.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Tin tức - Minh Thu - 16:08, 05/09/2024
Tp. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa phối hợp Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và phường Thảo Điền, An Khánh tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại công viên đường Võ Nguyên Giáp, Tp. Thủ Đức.
Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Giáo dục - Ngọc Thu - 16:06, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội khai trường, thầy và trò phố núi Pleiku (Gia Lai) đã nô nức đón chào năm học mới 2024 - 2025.
Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Pháp luật - Ngọc Thu - 16:02, 05/09/2024
Ngày 5/9, UBND phường Ia Kring (Tp. Pleiku, Gia Lai) có báo cáo nhanh vụ việc một em nhỏ chết chưa rõ nguyên nhân tại số 57 Trần Nhật Duật (phường Ia Kring). Đây là địa điểm được cá nhân mở ra trông coi trẻ khuyết tật có hộ khẩu ở Tp. Pleiku và các huyện.
Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 15:55, 05/09/2024
UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024.
VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 15:53, 05/09/2024
Đô cử Lê Văn Công vừa xuất sắc đem về tấm Huy chương Đồng ở môn cử tạ Paralympic Paris 2024. Đây cũng là chiếc huy chương đầu tiên của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội lần này.
Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3. Hội ngộ trải nghiệm du lịch đất Võ. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Thể thao - Hoàng Minh - 15:50, 05/09/2024
Tạp chí France Football (Pháp) đã chính thức công bố danh sách 30 ứng viên cho cuộc đua Quả bóng Vàng (Ballon D'Or) 2024. Ngoài hai siêu sao Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, danh sách này cũng vắng bóng nhiều hảo thủ tạo ra không ít ý kiến trái chiều.
Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 15:49, 05/09/2024
Trà hoa vàng hay còn có tên gọi khác là chè hoa vàng, kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… có vị ngọt, tính bình, hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Trà hoa vàng có nhiều tác dụng với sức khỏe như thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm căng thẳng và Stress, giảm Cholesterol xấu trong máu, duy trì vẻ đẹp trẻ trung, hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân… Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng mời các bạn tham khảo.
Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Trang địa phương - Xuân Hải - 15:47, 05/09/2024
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, cho biết, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, lượng khách du lịch đến Bắc Ninh ước đạt 60.000 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch ước đạt 42 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Canh tác nông nghiệp thuận lợi với

Canh tác nông nghiệp thuận lợi với "túi khôn" 4.0

Kinh tế - Vĩnh Sơn - 15:45, 05/09/2024
Tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big DATA)... nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Giáo dục - Minh Thu - 15:42, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, các thầy, cô giáo, các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng rất hân hoan chào đón năm học mới với những niềm tin mới.